Giải pháp thứ sáu: mở rộng thị trường điện lực

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 101 - 107)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư XDCB

2.6. Giải pháp thứ sáu: mở rộng thị trường điện lực

Trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia đều cải tổ ngành điện theo xu hướng tách rời các khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối điện. Hiện nay Điện lực là Tổng công ty khép kín từ khâu phát đến khâu phân phối, các đơn vị trong khâu phát và khâu truyền tải hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty, các Công ty phân phối tuy hạch toán độc lập nhưng chỉ có quyền tự chủ ở mức thấp, với hình thức tổ chức này thể hiện mức độ tập trung cao, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ nhưng không thúc đẩy được yếu tố cạnh tranh, hạn chế tính độc lập và tính năng động của các đơn vị sản xuất. Do vậy Nhà nước và Tổng công ty điện lực Việt Nam cần có chính sách mở rộng thị trường điện lực, nên phân định rõ hơn việc cạnh tranh trong những khâu nào, khâu phát điện, khâu phân phối điện hay khâu chuyển tải điện…Việc truyền tải điện bằng đường dây cao thế hay hạ thế có thể là khâu độc quyền, nhưng việc sản xuất điện và phát điện nên để cho các doanh nghiệp mọi thành phần tham gia và cạnh tranh. Như vậy sẽ có lợi cho cả hai chiều, Chính phủ không phải gánh chịu những rủi ro quá lớn, việc đầu tư cho sản xuất điện sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tư nhân. Kinh nghiệm một số nước cũng đã đưa ra những mô hình như vậy và cho thấy hiệu quả rất cao. Đồng thời, tiến hành liên kết mua bán điện với các

nước trong khu vực để tạo một thị trường điện liên quốc gia và đẩy mạnh sự cạnh tranh lành mạnh.

Để mở rộng thị trường điện lực, lộ trình cải tổ dự kiến như sau:

- Năm 2002, EVN sẽ giao giá hạch toán nội bộ cho các nhà máy trực thuộc để từng bước có cơ sở hạ giá thành sản xuất và giá bán điện.

- Năm 2003, chuẩn bị chuyển một số nhà máy hiện có thành Công ty TNHH 100% vốn Nhà nước.

- Năm 2004, thực hiện cơ chế chào giá cạnh tranh trên thị trường điện với mức độ hạn chế khoảng 20 % nhu cầu.

Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ từng bước thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển ngành điện ngang tầm với nhiệm vụ chiến lược mới mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời là một bước chuẩn bị quan trọng để chuyển các doanh nghiệp Điện lực sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các nhà máy, các CTĐL ngày càng nhiều hơn, song trách nhiệm và hiệu quả kinh tế cũng đòi hỏi cao hơn. Với phương hướng trên chúng ta hy vọng Tổng công ty Điện lực Việt Nam sẽ phát triển mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng.

KẾT LUẬN

Dưới ánh sáng đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời gian qua đã đạt một số thành tựu có ý nghĩa bước ngoặt. Thực hiện nghiêm túc lời chỉ dẫn của Lênin với luận điểm nổi tiếng của người “ Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá toàn quốc”, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển công nghiệp Điện Lực. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 đã khẳng định: “Điện Lực cần đi trước một bước”.

Thành tựu xây dựng và phát triển điện năng trong những thập kỹ qua nhất là sau 15 năm đổi mới tự nó nói lên những cống hiến đáng tự hào của Điện Lực Việt Nam nói chung và của Công ty điện lực I nói riêng. Càng tự hào với những gì đã đạt được, Công ty cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm nặng nề trên con đường thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Không có điểm dừng, càng không có điểm lùi, cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty phải không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, phát huy nội lực, tranh thủ có hiệu sự hợp tác quốc tế, vượt qua khó khăn, khắc phục những yếu kém trong hoạt động đầu tư XDCB, quản lý, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển, tăng cường hơn nữa trong công tác đầu tư xây dựng các công trình điện xứng đáng là một bộ phận hợp thành ngành cơ sở hạ tầng trọng yếu của cả nước, luôn “đi trước” hỗ trợ cho các ngành kinh tế xã hội phát triển và sánh vai được với ngành điện các nước trong khu vực.

Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn sẽ giúp chính bản thân tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua, tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tế và tôi mong rằng chuyên đề của mình sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động đầu tư XDCB ở Công ty điện lực I để đưa Công ty trở thành một DNNN hàng đầu có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến và một phong cách phục vụ văn minh, phù hợp lòng dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến về tình hình đầu tư XDCB của Công ty điện lực I, song do thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong vấn đề này sẽ được tập trung nghiên cứu ở góc độ sâu

hơn trong những báo cáo chuyên đề khác, nhằm tiếp tục đưa Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Ái Liên, chú Phạm Bình Minh - những người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề. Tôi xin cảm ơn các phòng ban Công ty điện lực I đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư - Trường đại học KTQD NXB giáo dục, Hà Nội - 1998

2. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Trường đại học KTQD NXB giáo dục, Hà Nội- 1998

3. Giáo trình kinh tế các ngành sản xuất vật chất

Trường đại học KTQD NXB giáo dục - 1999

4. Giáo trình kinh tế phát triển - Trường đại học KTQD

NXB Thống Kê, Hà Nội - 1999

5. Kế hoạch đầu tư xây dựng- Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2001, 2002.

6. Báo cáo thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng- Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2001.

7. Báo cáo Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng - Tổng công ty điện lực Việt Nam

8. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh - Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2001.

9. Báo cáo công tác đấu thầu - Công ty điện lực I các năm 1998, 1999, 2000, 2001.

10. Báo cáo Phòng điện nông thôn - Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001.

11.Baó cáo công tác Quản lý kỹ thuật - Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001.

12.Báo cáo Phòng kinh tế đối ngoại - Công ty điện lực I các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001.

13. Bộ năng lượng - viện năng lượng - Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 1992 - 1995, có xét triển vọng đến năm 2001

14. Bộ năng lượng - viện năng lượng - Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, có xét triển vọng đến năm 2020

15. Bộ năng lượng - Tổng công ty Điện lực Việt Nam - Tổng sơ đồ giai đoạn IV, phụ lục I , II - Hà Nội 9/ 1995

16. Bộ công nghiệp - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2000 và định hướng kế hoạch 2001 - Hà Nội 12/2000

17. Bộ công nghiệp - Báo cáo tình hình hoạt động 5 năm (1996 - 2000, năm 2000 và chương trình công tác năm 2001 của Bộ công nghiệp 2001- Hà Nội 1/2001.

18. Qui hoạch cải tạo và phát triển lưới điện miền Bắc đến năm 2005

19. Tài liệu của Ngân hàng thế giới - Việt nam tổng quan chính sách và đầu tư ngành năng lượng

20. Tạp chí Điện Lực các năm 1996,1997, 1998, 1999, 2000, 2001

21. Tạp chí Xây dựng điện Việt Nam số 2, 3+4, 6/ 2001

22. Tạp chí Điện và Đời sống năm 2000, 2001

23. Tạp chí Thông tin quản lý ngành Điện số 4,6,7- 2000, số 1,2,5,8,10 - 2001

24. Tạp chí công nghiệp số 7/1998; số 3,7,8,10,12/1999; 3,4/2000;

25. Tạp chí Kinh tế phát triển số 117/2000; số 128/ 2001

26. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 11/1999; số 15/2000

27. Tạp chí Tài chính số 9,10/1998

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w