Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành điện

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 28 - 30)

III. Đầu tư XDCB của ngành điện

1. Một số khái niệm

2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành điện

Đầu tư XDCB các công trình điện nằm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nên hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động đầu tư XDCB. Ngoài ra do tính chất đặc thù về sản phẩm điện năng cũng như tính chất, đặc điểm của ngành Điện nên hoạt động đầu tư XDCB của ngành Điện có những đặc điểm riêng:

Với vai trò là ngành cung cấp tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho xã hội. Do đó ngành điện có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các ngành khác và đối với toàn xã hội. Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, tất cả các ngành, lĩnh vực đều cùng phát triển với nhiều nhà máy, trường học, bệnh viện…cùng mọc lên nên nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng lên. Nhưng với đặc điểm của điện - là một sản phẩm không thể tích luỹ trước, mà quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do vậy đặc điểm của đầu tư cũng như đầu tư XDCB trong ngành

điện là phải: Đầu tư đi trước một bước so với các ngành khác, đầu tư trước về máy móc, thiết bị, nguồn, trạm và đường dây để khi có phát sinh nhu cầu của ngành khác thì sẽ có điện để cung cấp kịp thời và không làm trễ thời gian của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tư XDCB vào ngành điện đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn, vốn để xây dựng các nhà máy điện, trạm điện, đường dây theo một hệ thống đồng bộ mới có thể truyền tải và phân phối điện tới nơi tiêu thụ. Để sản xuất ra điện năng có thể từ nhiều nguồn khác nhau: Thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…với mỗi phương thức khác nhau đòi hỏi khối lượng vốn sử dụng khác nhau. Do đó mỗi đất nước, mỗi khu vực, mỗi vùng có thể lựa chọn phương thức nào phù hợp nhất với điều kiện hiện có để sản xuất ra điện hợp lý, an toàn và hiệu qủa nhất.

Để có được sản phẩm cuối cùng là điện năng đòi hỏi ngành điện phải đầu tư vào nguồn, trạm và đường dây. Đầu tư trong ngành điện chủ yếu là đầu tư về về kỹ thuật, máy móc chứ không đòi hỏi đầu tư vào mua nguyên nhiên vật liệu như các ngành khác. Đầu tư XDXB nguồn điện là đầu tư vào các nhà máy điện, đầu tư vào trạm, đường dây là đầu tư để mua những thiết bị máy móc mới, hiện đại. Nói tóm lại những lĩnh vực cụ thể cần đầu tư trong ngành điện là

Thứ nhất, đầu tư vào con người: Ngành điện là một ngành đặc thù về kỹ thuật, nguy hiểm, yêu cầu độ an toàn cao, không giống như những ngành sản xuất khác, trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện không phải bất kỳ người nào cũng có thể làm được mà đòi hỏi người công nhân phải có trình độ chuyên môn cao, không được có bất kỳ một sai sót nào, nếu không dễ nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người dân. Chính vì vậy con người là một lĩnh vực, một yếu tố qua trọng để duy trì và phát triển ngành điện, nên đầu tư đào tạo con người là một trong những yếu tố hàng đầu.

Thứ hai, đầu tư vào thiết bị: Để có nguồn sáng cung cấp cho nhu cầu của xã hộilà cả một quá trình sản xuất diễn ra liên tục và phức tạp với nhiều máy móc thiết bị để tạo nên một hệ thống điện (Gồm: Nguồn phát điện, lưới truyền tải và hệ thống phân phối).

Như vậy đầu tư vào con người và đầu tư vào thiết bị là yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển bền vững của ngành điện.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 28 - 30)