Giải pháp thứ hai: xây dựng một chiến lược về nguồn tà

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 98 - 99)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư XDCB

2.2.Giải pháp thứ hai: xây dựng một chiến lược về nguồn tà

phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành Điện

Phát triển ngành điện không chỉ chờ vào ngoại lực, các biện pháp nội lực về tài chính gắn chặt với chính sách giá. Giá điện trung bình hiện nay ở mức 5 cent/kWh là quá thấp so với chi phí biên dài hạn và đe doạ tới sự phát triển lâu dài của ngành điện. Với mức giá này nếu tiếp tục duy trì thì Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ không đủ tài chính để trang trải cho việc phát và phân phối thêm điện trước nhu cầu đang ngày càng tăng. Đồng thời khả năng trả nợ của Tổng công ty cũng như những khoản phải thanh toán theo hợp đồng sẽ phải phụ thuộc vào việc tăng giá điện của Chính phủ và kết quả của chương trình cắt giảm chi phí của EVN (cắt giảm bớt chi phí như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí quản lý, tìm phương thức giảm bớt tỷ lệ hao hụt trên đường truyền..). Theo tính toán của ngành điện, nhu cầu điện đến năm 2010 tăng lên tới 10.000 MW và cần khoảng 9,5 tỷ USD. Mức đầu tư cao như vậy mà giá điện vẫn thấp sẽ gây nên tình trạng thua lỗ và lâu dài chắc chắn ngành Điện sẽ không thể hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án BOT. Do vậy, việc sớm xác định giá điện hợp lý, giá điện phải được xác định trên cơ sở chi phí biên dài hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn, vừa để thoã mản điều kiện vay vốn của các tổ chức nước ngoài, đồng thời cũng để đáp ứng cho mục tiêu phát triển bền vững của ngành Điện là vấn đề cốt yếu nhất hiện nay. Tăng giá điện là cần thiết nhưng phải chọn đúng thời điểm.

Việc sử dụng vốn vay nước ngoài cần được tính toán kỹ phù hợp với khả năng trả nợ, cần tập trung vốn cho các công trình có hiệu quả kinh tế cao và có tính đến thời hạn thực tế của việc đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Huy động vốn của các khu vực tư nhân để phát triển Điện lực thông qua đầu tư các nhà máy điện dưới hình thức nhà sản xuất điện độc lập (IPP), Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), thành lập các công ty cổ phần phát điện hoặc phân phối điện…Theo định hướng phát triển, giai đoạn 2001- 2010 EVN cần tập trung vốn cho công trình thuỷ điện Sơn La nên hình thức đầu tư BOT sẽ tiếp tục được khuyến khích. Một số dự án thuỷ điện có chỉ tiêu kinh tế hấp dẫn sẽ được EVN đưa ra đấu thầu để chọn

nhà phát triển theo dạng BOT. Các công ty cổ phần phát điện hoặc phân phối điện sẽ được tổ chức. Tổng công ty Điện hoặc các doanh nghiệp khác có thể đóng vai trò thành viên sáng lập để huy động vốn từ các nguồn ngoài EVN, trong đó các cán bộ EVN sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra Nhà nước cần có những chương trình cấp vốn ngắn hạn, phục vụ cho kế hoạch cải tạo và hoàn thiện lưới điện hiện tại, cần có chương trình đầu tư dài hạn phục vụ kế hoạch phát triển lưới điện với qui mô rộng lớn.

Như vậy việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước sẽ giúp Công ty điên lực I nói riêng, ngành điện Việt Nam phát triển ngày một lớn mạnh hơn trong xu hướng cạnh tranh và hội nhập.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 98 - 99)