Vài nét về Công ty điện lực I

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 35)

1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty tiền thân là Cục Điện Lực thuộc Bộ công nghiệp nặng, đến 1975 thống nhất nước nhà đổi tên thành Công ty điện lực I với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên phạm vi miền Bắc. Cho tới tháng 3 năm 1995 Công ty điện lực I trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam, sau khi tách các nhà máy phát điện và sở điện lực Hà Nội về trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Tháng 3 năm 1995 Công ty điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), thành viên của EVN. Công ty có 39 đơn vị trực thuộc gồm 26 sở điện lực quản lý kinh doanh ở 26 tỉnh và thành phố miền Bắc ngoại trừ Hà Nội, Hải Phòng; 3 trường đào tạo bồi dưỡng; 10 đơn vị phụ trợ và kinh doanh khác.

Công ty điện lực I có tổng số vốn kinh doanh khoảng 1900 tỷ đồng và 15.110 cán bộ công nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Đến hết năm 2000 tổng số khách hàng của Công ty điện lực I là 79.179 hộ, hàng năm số lượng khách hàng tăng từ 9 đến 14 %.

Công ty điện lực I được Tổng công ty giao vốn, tài sản và những nguồn lực khác, được phép huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước dưới mọi hình thức theo qui định của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, không ngừng tích luỹ vốn để phát triển và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, hoạt động theo pháp luật và sự phân cấp của EVN. Các đơn vị trực thuộc Công ty điện lực I cũng hạch toán độc lập có con dấu và trụ sở riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng, có tư cách pháp nhân do Công ty phân cấp và uỷ quyền.

2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty.2.1. Chức năng, quyền hạn của Công ty 2.1. Chức năng, quyền hạn của Công ty

2.1.1. Về công tác lập kế hoạch

* Kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Công ty xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu và sự cân đối nguồn lực công ty phù hợp với kế hoạch của Tổng công ty giao.

- Căn cứ vào kế hoạch 5 năm được duyệt để tính toán phân bổ kế hoạch năm, công ty phân bổ và lập kế hoạch toàn diện hàng năm để trình Tổng công ty duyệt về các mặt phát triển, cải tạo, nâng cấp, đại tu phát triển lưới điện phân phối trong phạm vi Công ty quản lý kế hoạch lưới điện thương phẩm, cung ứng điện cho các thành phần kinh tế và các địa phương, kế hoạch chương trình chống tổn thất điện năng, giảm chi phí kinh doanh, kế hoạch đổi mới công nghệ, thiết bị lưới điện, thông tin, liên lạc trong kinh doanh phân phối điện năng.

- Công ty chỉ đạo lập, duyệt, giao kế hoạch hàng năm, hàng quí cho các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế kể trên. * Kế hoạch về xây dựng

- Lập kế hoạch xây dựng các công trình điện hàng năm trong phạm vi quản lý thuộc mọi nguồn vốn và trình Tổng công ty duyệt như lập đề cương khảo sát thực tế phục vụ cho dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng tiến độ tổng dự toán nhóm A, nhóm B, nghiên cứu lập bản vẽ thi công công trình của Tổng công ty.

2.1.2. Quản lý đầu tư phát triển

- Công ty điện lực I được Tổng công ty uỷ quyền hoặc cho tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty, được Tổng công ty giao cho các nguồn lực để thực hiện dự án theo quyết định phân cấp của Tổng công ty.

- Công ty lập và trình Tổng công ty kế hoạch chuẩn bị đầu tư các công trình thuộc nhóm C và các công trình khác được Tổng công ty giao sau

khi BCNCKT được duyệt; tiến hành đấu thầu và chọn thầu theo quyết định phân cấp của Tổng công ty

- Lập và trình Tổng công ty kế hoạch xây dựng các công trình thuộc đơn vị quản lý.

- Công ty lập và trình Tổng công ty kế hoạch phát triển điện nông thôn 5 năm và hàng năm theo đặc thù của lưới điện công ty quản lý. Nghiên cứu và trình Tổng công ty duyệt các chính sách về đầu tư và giá điện cho nông thôn.

- Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm phát triển điện nông thôn bằng các nguồn vốn, kể cả vốn tranh thủ của nước ngoài. Từng bước cải tạo lưới điện nông thôn tiến tới mỗi hộ dùng điện có công tơ riêng.

2.1.3. Quản lý tài chính - kế toán

Công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao. Được huy động các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh có lãi. Được giữ lại vốn khấu hao cơ bản, được mua cổ phiếu trái phiếu theo qui định của Nhà nước.

Công ty phải nộp các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế đất, thuế tài nguyên (nếu có), thuế thu trên vốn và các khoản Công ty trực tiếp kinh doanh. Nộp lợi nhuận cho Tổng công ty theo qui định, lợi nhuận còn lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty được trích lập các quỹ theo qui định của Nhà nước và của Tổng công ty. Công ty thực hiện hạch toán - kế toán - thống kê theo chế độ hiện hành hạch toán - kế toán - thống kê của Nhà nước và của Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quí trình Tổng công ty duyệt. Xây dựng bảng tổng kết tài sản và quyết toán định kỳ của Công ty.

2.1.4. Công tác kinh doanh điện năng

Công ty mua điện của Tổng công ty theo giá bán buôn nội bộ thông qua hợp đồng kinh tế, mua điện của các nhà cung cấp khác theo giá thoả thuận (nếu có) và bán điện cho khách hàng theo giá qui định của Nhà nước đối với từng đối tượng dử dụng điện. Những khách hàng chưa có giá qui

định của Nhà nước thì thoã thuận giá bán, trình Tổng công ty duyệt trước khi kí hợp đồng bán điện.

Không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về khối lượng và chất lượng điện, an toàn liên tục và ổn định; quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm mua và bán, giảm dư nợ tiền điện, thực hiện giá bán theo đúng đối tượng của biểu giá Nhà nước qui định.

Công ty lập chương trình và biện pháp tổ chức thực hiện giảm tổn thất điện năng kỹ thuật và thương mại. Xây dựng và thực hiện chế độ giao tiếp kinh doanh văn minh, lịch sự, chống mọi tiêu cực, cửa quyền, phiền hà. Thực hiện cải tiến các thủ tục kí hợp đồng mua bán điện. Không ngừng đổi mới công nghệ trong công tác kinh doanh.

2.1.5. Tổ chức và đào tạo cán bộ lao động

Tiến hành qui hoạch, đào tạo, lựa chọn, sử dụng lao động và cán bộ phù hợp với qui định của Nhà nước và pháp luật.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân thuộc Công ty quản lý. Nghiên và áp dụng các tiêu chuẩn, các chức danh, các định mức và định biên lao động: tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn viên chức Nhà nước.

Trình Tổng công ty xem xét, ra quyết định thành lập và giải thể các đơn vị, các xí nghiệp trực thuộc. Căn cứ vào bộ máy quản trị được Tổng công ty duyệt, Công ty được quyền thành lập các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.

Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn định mức - định biên lao động, đánh giá tiền lương và qui chế trả lương, trả thưởng nội bộ Công ty. Xây dựng huấn luyện và tổ chức thực hiện các nội qui, qui chế về kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, qui trình kỹ thuật an toàn, qui định sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện để công nhân viên chức nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội qui qui chế đó. Xây dựng các tổ chức khen thưởng, tổ chức các hình thức thi đua phát huy sáng kiến cải tiến và hợp lý hoá sản xuất.

2.1.6. Công tác thanh tra an toàn lao động

- Qui trình qui phạm: phổ biến theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra định kỳ và bất thường việc thực hiện chỉ thị, thể lệ qui định qui trình qui phạm về an toàn lao động, môi trường…

- Thanh tra thiết bị

- Tập huấn kiểm tra qui trình điều tra tai nạn lao động - Thanh tra kiểm tra giải quyết đơn khiếu nại tố cáo

2.1.7. Quản lý vật tư thiết bị

Công ty được quyền tổ chức mua bán vật tư, thiết bị với các tổ chức trong và nước để phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cho các đơn vị trong ngành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng chính sách của Nhà nước và qui định trong phân cấp của Tổng công ty, phù hợp với thị trường.

2.2. Nhiệm vụ của Công ty

- Quản lý vận hành an toàn các trạm biến áp, các thiết bị truyền tải cao, trung và hạ thế, đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định và chất lượng cao, thực hiện tốt Kế hoạch 5 năm của Tổng công ty giao.

- Xây dựng phương án qui hoạch và phát triển lưới điện cao, trung và hạ thế cho các thời kỳ kế hoạch 5 năm và lâu dài, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

- Thực hiện sữa chữa và bảo dưỡng từ trùng tu đến đại tu các thiết bị trên lưới điện nhằm ngày càng hoàn thiện lưới điện thuộc phạm vi quản lý của Công ty.

- Tổ chức thực hiện hệ thống kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng trên toàn lưới điện thuộc miền quản lý của Công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thu nộp tiền điện và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty

- Tổ chức kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng điện trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

- Khảo sát và thiết kế lưới điện

- Tổ chức xây lắp và sửa chữa lưới điện - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện. - Tổ chức các dịch vụ khác về điện

3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực I

Tổ chức quản lý Công ty điện lực I gồm:

- 1 giám đốc: giúp vệc cho giám đốc có 3 phó giám đốc và 15 phòng chức năng.

- Các đơn vị trực thuộc Công ty (Bao gồm 26 Điện lực các tỉnh thành, các trung tâm xí nghiệp; các khách sạn, trường).

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1

B

ảng 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty điện lực I

40 GIÁM ĐỐC Phó GĐ SX -KT Phó GĐ ĐTXD Phòng LĐTL KT PHÒ NG Phòng LĐTL Phó GĐ ĐTXD Phòng LĐTL KT ph. điều phối lưới điện T.T Kỹ thuật máy tính Ph. kỹ thuậ t Ph. than h tra an toàn Ph. quản lý xây dựng Ph. kinh tế đối ngoạ i Ph. kiểm toán & KT Ph. KH SX & ĐT XD Ph. tổ chức cán BỘ Ph. than h tra bảo vệ Ph. Vật tư và xuất nhập khẩu Ph. KD điện nâng Ph. tài chín h kế toán Ph .điện nông thôn văn phòng CÔNG TY LĐTL

Điện lực Nam Định Điện lực Thanh Hoá Điện lực Hà Giang Điện lực Thái Bình Khách sạn ĐL I

Điện lực Nam Định

Điện lực Phú Thọ

Điện lực Hà Tây

Điện lực Yên Bái

Điện lực Ninh Bình Điện lực Hà Nam

XN sứ tt cách điện

Điện lực Cao Bằng Điện lực Lai Châu XN Xây lắp điện Điện lực Quảng Ninh

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc, bảo đảm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục.

Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:

- Chấp hành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, thông qua các chỉ thị của giám đốc.

- Phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty

- Đề xuất với Giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp để giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường công tác quản lý tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ. Nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc chính của Công ty

Các điện lực tỉnh (thành phố) có nhiệm vụ:

- Quản lý vận hành kinh doanh bán điện năng trên địa bàn tỉnh

- Thiết kế xây dựng cải tạo sữa chữa đường dây và trạm điện từ 35 KV trở xuống.

- Lập dự án đầu tư các công trình từ trạm 35 KV trở xuống

4. Đặc điểm kinh doanh điện năng của Công ty

Đặc điểm về sản phẩm điện năng, về ngành điện là các yếu tố căn bản tạo nên tính chất đặc thù trong kinh doanh buôn bán điện năng.

Đặc điểm thứ nhất, trong quá trình kinh doanh điện năng tổn thất điện năng là điều không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như biện pháp quản lý có thể làm giảm tỷ lệ tổn thất xuống.

Đặc điểm thứ hai, nhu cầu về điện năng tăng trưởng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế. Điện năng có một vai trò quan trong trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, góp phần tăng trưởng quốc phòng, cũng cố an ninh và phát triển nền kinh tế đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Như vậy nhu cầu về điện năng luôn có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Các doanh nghiệp này không phải lo

lắng nhiều về việc tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm thị trường. Chi phí để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá như quảng cáo, tiếp thị hay khuyến mại sẽ nhỏ hơn các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa thông thường.

Đặc điểm thứ ba, việc tổ chức kinh doanh mua bán điện vẫn do Nhà nước độc quyền. Như chúng ta biết rằng, nước ta bước vào cơ chế thị trường nhưng có một đặc điểm của kinh tế thị trường là chỉ quan tâm đến các nhu cầu có khả năng thanh toán, còn các nhu cầu cơ bản như: điện, nước, y tế, giáo dục…kinh tế thị trường khó có thể giải quyết được. Để khắc phục khuyết tật của thị trường Nhà nước đứng ra tổ chức cung ứng hàng hoá công cộng vì lợi ích của toàn xã hội. Điện năng là một trong những hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quảng đại tầng lớp nhân dân. Chính vì lẽ đó, đối với điện năng Nhà nước vẫn độc quyền kinh doanh, quản lý thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước - Các công ty Điện lực. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh điện năng chưa bị nguy cơ cạnh tranh đe doạ. Các quyết định quản lý, kinh doanh của công ty chưa chịu sự chi phối của môi trường cạnh tranh mà chỉ phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp.

Đặc điểm thứ tư, giá cả hàng hoá điện năng do Nhà nước ấn định và quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ do hoạt động của qui luật Cung - Cầu quyết định, nhưng điện năng lại do Nhà

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 35)