Vai trò, nhiệm vụ và trình tự đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 30 - 35)

III. Đầu tư XDCB của ngành điện

3. Vai trò, nhiệm vụ và trình tự đầu tư XDCB

Chúng ta có thể khẳng định rằng, không một quốc gia nào trên thế muốn xây dựng nước mình trở thành một nước công nghiệp mà không đầu tư phát triển ngành điện. Do đó ngành điện là một ngành công nghiệp hàng đầu, quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là thước đo trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước.

Ngành điện là ngành công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi ngành trong một nền kinh tế hiện đại. Do đó nó quyết định đến trình độ sản xuất và năng suất lao động của các ngành khác cũng như của toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển các ngành có liên quan, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Hơn nữa, là ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, phục vụ đời sống, sinh hoạt cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bởi vậy, ngành điện có ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng, trình độ và mức sống cho người dân trong xã hội. Hội nhập nền kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Đầu tư XDCB các công trình điện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư phát triển của ngành điện nói chung cũng như xây dựng phát triển hệ thống lưới điện nói riêng.

3.1. Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện3.1.1. Vai trò đầu tư XDCB các công trình điện 3.1.1. Vai trò đầu tư XDCB các công trình điện

Hoạt động đầu tư XDCB các công trình điện là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh, truyền tải điện tới khách hàng. Một doanh nghiệp hay một xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh phải thực hiện đầu tư XDCB các công trình cung cấp điện tới khách hàng.

Đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện giải quyết mối quan hệ cung cầu về điện trên thị trường. Nền kinh tế ngày càng phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất kinh doanh, cho sinh hoạt ngày càng

lớn, do đó việc tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình điện là điều kiện để đảm bảo nhu cầu điện thương phẩm không ngừng gia tăng. Điều đó có nghĩa khi đầu tư XDXB cần phải nghiên cứu nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất trong khả năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng nói riêng, của toàn ngành điện nói chung.

Một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tư XDCB các công trình điện là việc góp phần cải thiện đời sống dân cư, nâng cao trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế - xã hội của từng vùng và từng địa phương. Điện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp xúc với các công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới, từ đó lựa chọn phương pháp sản xuất kinh doanh tốt.

3.1.2. Nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện

Những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng các công trình điện:

Thứ nhất, xây dựng các công trình đưa điện về các huyện, xã, nhất là các xã vùng sâu vùng xa với chi phí hợp lý, đảm bảo có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng và cho người dân.

Thứ hai, xây dựng các công trình phù hợp với nhu cầu của người dân, phù hợp với chiến lược, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Thứ ba, thực hiện xây dựng, cải tạo các trạm chống quá tải lưới điện (Đối với các công ty điện lực chống quá tải lưới điện các đường dây 35 kV, 110 kV). Cải tạo thay thế các công trình đã cũ nát, đảm bảo truyền tải điện một cách tốt nhất đến người tiêu dùng.

Thứ tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức nước ngoài, của các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí. Đảm bảo xây dựng theo qui hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng,

áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

Thứ năm, đưa ra các kế hoạch và các giải pháp đầu tư xây dựng mang tính thuyết phục nhằm khuyến khích sự bỏ vốn của các tổ chức trong và ngoài nước, đảm bảo phụ thuộc ít nhất vào nguồn vốn của Nhà nước.

3.1.3. Phạm vi điều chỉnh theo nguồn vốn đối với việc đầu tư XDCB các công trình điện

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng, Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư XDCB thông qua việc quyết định đầu tư sau khi dự án đã được thẩm định về qui hoạch phát triển của doanh nghiệp kinh doanh điện năng, qui hoạch phát triển ngành, qui hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái (tuỳ theo yêu cầu đối với từng loại dự án), về phương án tài chính, giá cả và hiệu quả đầu tư của dự án.

Các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư không do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Các tổ chức cho vay vốn có trách nhiệm xem xét dự án và quyết định cho vay vốn để thực hiện đầu tư hay không.

Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, Nhà nước thông qua việc đăng kí kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng.

3.2. Trình tự đầu tư XDCB các công trình điện.3.2.1. Chuẩn bị đầu tư (CBĐT) 3.2.1. Chuẩn bị đầu tư (CBĐT)

Nội dung của kế hoạch này là lập báo cáo nghiên tiền cứu khả (BCNCTKT); báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT). Kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải căn cứ Tổng sơ đồ và qui hoạch được duyệt, kế hoạch dài hạn của Tổng công ty.

Trong kế hoạch CBĐT còn bao gồm cả phần kế hoạch về lập qui hoạch và về lập Tổng sơ đồ do nhà nước giao.

Kế hoạch này chỉ được ghi vào Kế hoạch đầu tư xây dựng khi đã có BCNCKT được duyệt. Kế hoạch thực hiện đầu tư có nhiệm vụ thực hiện phần thiết kế kỹ thuật (TKKT) và lập tổng dự toán (TDT), ngoài ra còn phải thực hiện lập hồ sơ mời thầu (HSMT), thiết kế kỹ thuật thi công (TKKTTC) và dự toán (DT) của công trình, nhằm chuẩn bị điều kiện để đưa được các công trình vào Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm, làm cơ sở cho việc lập Kế hoạch đấu thầu hàng năm.

Kế hoạch này được thể hiện những công trình đủ điều kiện đưa vào cân đối và bố trí vốn đầu tư theo yêu cầu mục tiêu, tiến độ đã được Tổng công ty duyệt sau khi đã đủ hồ sơ BCNCKT, TKKT, TDT, DT được duyệt.

Trong kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng gồm hai loại công trình: * Loại công trình chuyển tiếp từ năm trước sang:

+ Những công trình đã hoàn thành xây lắp nhưng bố trí đủ vốn so với DT và TDT được duyệt hoặc giá trúng thầu đã được duyệt cho công trình.

+ Những công trình chưa thi công xong phải chuyển tiếp (Công trình có tiến độ thi công nhiều năm).

+ Những công trình thực hiện phần quyết toán: sau khi duyệt quyết toán còn thiếu vốn phải được ghi Kế hoạch để hoàn trả.

* Các công trình khởi công mới trong năm Kế hoạch:

Các công trình khi đưa vào Kế hoạch đầu tư khởi công mới phải có đủ BCNCKT, TKKT, TKKTTC, TDT, DT được duyệt và đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của Tổng công ty. Đối với các công trình nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt nhưng trong quyết định đầu tư đã qui định mức vốn của từng hạng mục và có thiết kế, dự toán hạng mục thi công trong năm thì được ghi Kế hoạch đầu tư. Các công trình nhóm C phải có đủ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt mới được ghi vào Kế hoạch hàng năm. Đối với các công trình nhóm C, theo qui định của Chính phủ thời gian xây dựng không quá 2 năm (kể từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình).

Trong Kế hoạch thực hiện đầu tư hàng năm sẽ ưu tiên cân đối vốn đầu tư cho các công trình chuyển tiếp từ năm trước sang và trả nợ các công

trình đã thanh quyết toán, còn các công trình xây dựng mới sẽ căn cứ mức độ quan trọng để cân đối vốn. Riêng đối với công trình yêu cầu xây dựng cấp bách, công trình phục vụ chống quá tải sẽ được ưu tiên đầu tư xây dựng trong năm kế hoạch.

3.2.3. Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng:

Giai đoạn này bao gồm những công trình đã hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng và bàn giao cho sản xuất quản lý sử dụng. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng, khâu quyết toán cũng rất quan trọng của công tác đầu tư, nó là khâu cuối cùng của công tác đầu tư xây dựng. Sau khi công trình được bàn giao sử dụng phải được quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán dứt điểm, không được kéo dài. Vì vậy, các ban quản lý dự án, các công ty Điện lực và các Công ty truyền tải Điện được giao quản lý (Bên A) các công trình phải có trách nhiệm lập Kế hoạch làm căn cứ quyết toán các công trình trong năm Kế hoạch để thực hiện. Tổng công ty qui định các công trình đã đưa vào sản xuất, sau 6 tháng với các công trình lưới điện, sau 1 năm với các công trình nguồn điện phải được quyết toán xong, đối với một số công trình lớn, phức tạp có thêt từ 1 đến 1 năm rưỡi sau phải quyết toán xong.

P

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w