1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức

10 8,8K 80
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội

Bài Làm Lĩnh vực quảnhành chínhthể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không phải ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ phải có năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà nước muốn trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ thể. Nhằm góp phần làm đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề tài “Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính chỉ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức”. I. Khái quát năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. 1. Định nghĩa Quan hệ pháp luật hành chính. a) Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật. Ðó là những quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành - điều hành giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quảnhành chính nhà nước một bên là đối tượng quản lý. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật hành chính. Trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia ngược lại. Chúng rất phong phú đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. b) Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm sau: - Quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quảnhành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện 2 lợi ích của các bên tham gia quan hệ vừa thể hiện những yêu cầu mục đích của hoạt động chấp hành - điều hành. - Quan hệ pháp luật hành chínhthể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài .nhưng ít nhất một bên trong quan hệ phải là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức, nhân được trao quyền quản lý. Ðiều này có nghĩa là quan hệ giữa công dân với công dân, tổ chức với tổ chức hay tổ chức với một công dân nào đó (không mang quyền lực hành chính nhà nước) thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính. - Quan hệ pháp luật hành chínhthể phát sinh do đề nghị hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho sự hình thành quan hệ . - Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính chủ yếu thuộc thẩm quyền củaquan hành chính nhà nước. - Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia của quan hệ pháp luật hành chính. 2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Để có quan hệ pháp luật thì phải có các bên tham gia. khi thỏa mãn những điều kiện nhất định thì họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Các chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật đều có quyền nghĩa vụ pháp lí nhất định đều hướng tới những lợi ích nhất định. Theo đó, quan hệ pháp luật hành chính có những chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức (tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…) nhân, cán bộ công chứcnăng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, nhân đó phải có năng lực chủ thể với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. 3. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. 3 Năng lực chủ thể nói chung là khả năng phápcủa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy định cho nhân hoặc tổ chức. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhậnvới khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền nghĩa vụ pháp lí đồng thời gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Xét ở lĩnh vực hành chính, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thế của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng hưởng thực hiện quyền nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng lực pháp luật hành chính năng lực hành vi hành chính. Nhưng ranh giới giữa chúng ràng trong trường hợp chủ thể nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luật năng lực hành vi khó phân biệt được. II. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. 1. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức. Để trở thành cán bộ, công chức thì nhân phải trải qua những vòng sơ khảo kĩ lưỡng. Ví dụ: để trở thành cán bộ thì “Cán bộcông dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều đó chứng tỏ họ cũng phải có năng lực pháp luật, đặc biệtnăng lực hành vi đầy đủ. Khi trở thành cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ sử dụng quyền lực của nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình tác động tới đối tượng quản lý để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức được pháp luật quy định phù hợp với năng lực chủ thể củaquan vị trí công tác của cán bộ công chức đó. Họ là cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc của mình. Còn ngoài chức vụ 4 quyền hạn của mình thì cán bộ công chức không còn là cán bộ công chức nhà nước sử dụng quyền lực nữa mà trở thành nhân bình thường. Ví dụ: cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, họ có quyền xử phạt hành chính nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nhưng trong cuộc sống đời thường, họ có thể bị chủ thể khác xử phạt nếu như họ vi phạm. 2. Năng lực chủ thể của nhân. Đối với nhân, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật năng lực hành vi của họ. Năng lực pháp luậtnăng lực phát sinh khi nhân đó ra đời kết thúc khi người đó chết. Năng lực pháp luật năng lực hành vi không trùng khớp với nhau về thời điểm phát sinh mà năng lực pháp luật có trước làm tiền đề xuất hiện năng lực hành vi. Năng lực pháp luật hành chính của nhân là khả năng nhân được hưởng các quyền phải thực hiện các nghĩa vụ pháphành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực hành vi hành chính của nhân là khả năng của nhân được Nhà nước thừa nhậnvới khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền nghĩa vụ pháphành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại. Năng lực pháp luật của nhân là do Nhà nước quy định. Còn năng lực hành vi hành chính của nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp, nó phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước. Ví dụ: Một người có đủ điều kiện lái xe máy (đủ 18 tuổi) nhưng năng lực hành vi của người này trong việc điều khiển xe không mặc nhiên phát sinh mà chỉ phát sinh khi Nhà nước cấp bằng lái xe. III. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức. Muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, nhân hay cán bộ, công chức phải có đủ điều kiện trở thành chủ thể. Năng lực chủ thể của nhân hay cán bộ, công chức là khả năng phápcủa nhân, cán bộ công chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Cũng giống nhau, năng lực chủ thể của nhân hay cán bộ công chức đều được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính năng lực 5 hành vi hành chính. Tuy nhiên, biểu hiện năng lực chủ thể ra bên ngoài của nhân với cán bộ công chức khác nhau vì địa vị phápcủa họ: một bên là đối tượng bị quản lý còn bên kia đa phầnchủ thể quản lý. Sự khác nhau đó thể hiện ở một số mặt sau: 1. Về cơ sở pháp lý. Thường thì năng lực chủ thể của cán bộ công chức sẽ được nhà nước quy định trong các quyết định hành chính mà cụ thể đó là quyết định bổ nhiệm. Tại đó, Nhà Nước sẽ quy định quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người, mối quan hệ của họ trong chỉnh thể cơ quan, tổ chức đó. Còn năng lực chủ thể của nhân được nhà nước quy định trong luật văn bản dưới luật. Chúng thường có cơ sở pháp lý suốt đời cho nhân, trừ một số trường hợp nhà nước phải hạn chế. Ví dụ: Người phạm tội có thể bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định . 2. Về nội dung. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức bao gồm năng lực pháp luật hành chính năng lực hành vi hành chính, tuy nhiên ta không xem xét cụ thể trên hai phương diện này mà được khái quát lại do: khả năng thực tế của cán bộ, công chức đã được Nhà nước thừa nhận Nhà nước đã giao cho cán bộ, công chức thực hiện công việc trong bộ máy nhà nước; khi đó, năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phù hợp với năng lực chủ thể củaquan vị trí công tác của cán bộ, công chức đó. Năng lực chủ thể của nhân bao gồm năng lực pháp luật hành chính năng lực hành vi hành chính được xem xét cụ thể trên hai phương diện bởi khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính các nhân không chỉ phụ thuộc vào các quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế của mỗi nhân. 3. Về thời điểm phát sinh. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức phát sinh khi nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó nữa. trong năng lực chủ thể của cán bộ công chức, năng lực hành vi hành chính xuất hiện chấm dứt đồng thời với năng lực pháp luật hành chính. 6 Đối với nhân, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Năng lực pháp luật hành chính phát sinh từ khi sinh ra chấm dứt khi nhân chết đi. Tuy nhiên để lý giải về mặt nhận thức thế nào là sinh ra cũng như xác định được một cách chính xác thời điểm sinh ra thời điểm chết đi đối với một nhân không hề đơn giản. Điều này trong khoa học thực tiễn pháp lý các nước trên thế giới thực tế cho thấy sự lúng túng chưa có sự thống nhất về nhận thức cách lý giải chung. Về thời điểm phát sinh thời điểm chấm dứt ở đây phải phụ thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước yêu cầu nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định khả năng thực tế của nhân có tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó hay không, nếu tham gia thì nhân đó có đáp ứng đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó không… Còn năng lực hành vi hành chính của nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của nhân mà còn phụ thuộc vào cách thức nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. thường thì nhà nước sẽ mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của nhân khi họ đủ điều kiện nhất định hay thông qua những hành vi pháp lý cụ thể để thừa nhận năng lực đó. Ví dụ: công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được phép đăng kí bằng lái xe máy. 4. Về yếu tố tác động. Để trở thành cán bộ công chức, đòi hỏi nhân phải vượt qua những thử thách mà nhà nước đặt ra như năng lực trình độ, tuổi tác, kinh nghiệm, lý lịch, tình trạng sức khỏe; xem xét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan đó từ đó nhà nước sẽ quy định các quyền nghĩa vụ hành chính cho họ. Ví dụ: “Công chứccông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quảncủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp 7 công lập), trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quảncủa đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Mặc dù có từ khi sinh ra những năng lực chủ thể của nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi bị nhà nước hạn chế trong một số trường hợp. Khi tham gia vào quan hệ hành chính cụ thể, đòi hỏi nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, trình độ đào tạo, sức khỏe, khả năng tài chính - Độ tuổi: Độ tuổi trong năng lực pháp luật hành chính là mốc pháp lý được pháp luật hành chính xác định để một nhân được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo từng loại quan hệ pháp luật hành chính. Dưới góc độ năng lực hành vi hành chính, độ tuổi là khả năng thực tế mà một nhân phải đáp ứng để tham gia quan hệ pháp luật hành chính. - Khả năng nhận thức là điều kiện căn bản của năng lực hành vi hành chính. Một nhânthể đạt độ tuổi theo quy định pháp luật hành chính nhưng thiếu hoặc mất khả năng nhận thức thì hạn chế hoặc mất năng lực hành vi hành chính. - Tình trạng sức khỏe, thể lực của nhân là yếu tố trực tiếp quy định năng lực hành vi hành chính của chủ thể. Theo đó, nếu hạn chế về mặt thể lực, sức khỏe thì khả năng hành vi hành chính thực tế của chủ thể bị hạn chế. Dĩ nhiên, mỗi con người sinh ra trưởng thành thì tình trạng sức khỏe hoàn toàn khác nhau khả năng thực tế để tham gia quan hệ pháp luật hành chính cung không thể như nhau. - Trình độ đào tạo, khả năng tài chính cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành chính của nhân đối với một số loại quan hệ pháp luật hành chính nhất định. IV. Kết luận. Năng lực chủ thểbộ phận không thể thiếu trong quan hệ pháp luật hành chính. Nó là yếu tố cần đủ để nhân cũng như cán bộ công chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể, có những quyền nghĩa vụ theo luật định. Việc nghiên cứu năng lực chủ thể không chỉ có ý nghĩa pháp còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 2. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính tài phán hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005 3. Phạm Hồng Thái, Công vụ, công chức nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004 4. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) 5. Luật cán bộ công chức năm 2008. 6. Các website http://www.caicachhanhchinh.gov.vn. http://sinhvienluat.vn/diendan/ 9 MỤC LỤC Tên đề mục Trang I. Khái quát năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính…………………………………………01 1. Định nghĩa Quan hệ pháp luật hành chính……………… .01 a) Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính………………….01 b) Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính…………… 01 2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính……………… .02 3. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.………………………………………………… .02 II. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính……………………………………………………03 1. Năng lực chủ thể của cán bộ công chức………………… 03 2. Năng lực chủ thể của nhân…………………………… 04 III. Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của nhân với năng lực chủ thể của tổ chức………………………04 1. Về nội dung……………………………………………….05 2. Về cơ sở pháp lý.…………………………………………05 3. Về thời điểm phát sinh.……………………………………05 4. Về yếu tố tác động.……………………………………… 06 IV. Kết luận.…………………………………………………07 Tài liệu tham khảo.………………………………………… 08 10 . Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của. giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức. Muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, cá nhân hay cán bộ, công

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w