PHÒNG GD-ĐT TRÀ ÔNTRƯỜNG THCS XUÂN HIỆP TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VÀ TẠO LẬP TỐT KIỂU VĂN BẢN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH KHỐI 8, 9 THÔNG QUA GIỜ DẠY CHÍNH KHÓA VỚI
Trang 1PHÒNG GD-ĐT TRÀ ÔN
TRƯỜNG THCS XUÂN HIỆP
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VÀ TẠO LẬP TỐT KIỂU VĂN BẢN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH KHỐI 8, 9
THÔNG QUA GIỜ DẠY CHÍNH KHÓA VỚI DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
Ông Phan Văn Sỹ, giáo viên Trường THCS Xuân Hiệp,
xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG SKKN
1 Lí do chọn đề tài
a Cơ sở lí luận
- Chương trình môn Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp khá cao, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học
- Sách Ngữ văn lấy sáu kiểu văn bản làm trục đồng quy : tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận (nghị luận), thuyết minh và điều hành (hành chính – công vụ); làm nơi gắn bó ba phân môn Vì thế, các văn bản lựa chọn phải vừa tiêu biểu ở các thể loại, ở các thời kì lịch sử văn học, vừa đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng việt và Tập làm văn Có nghĩa là phải làm thế nào cho học sinh thành thạo bốn kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”; năng lực tiếp nhận
và tạo lập các kiểu văn bản nói trên
- Trong sáu kiểu văn bản mà SGK Ngữ văn THCS lấy làm trục đồng quy thì văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn THCS Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng khá phổ biến trong đời sống
- Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là nhằm cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn kĩ năng trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh
- Với vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn ấy, đòi hỏi người học phải hiểu
rõ bản chất của kiểu văn bản này, cách thức tạo lập chúng thì mới thật sự đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các nhà biên soạn sách Tuy nhiên, do đây là một kiểu văn bản còn khá mới mẻ đối với học sinh nên không không tránh khỏi những ngỡ ngàng, lúng túng trong việc cảm nhận và tạo lập văn bản
b Cơ sở thực tiễn
b.1 Thuận lợi
* Nhà trường :
- Trường được xây dựng mới, phòng học, bàn ghế đạt chuẩn theo quy định
- Trường nằm giữa cánh đồng, cách xa đường tỉnh lộ, không có tiếng ồn, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu bài tốt giảng
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh
* Giáo viên :
Trang 2- Tổ bộ môn có 07 giáo viên, có kinh nghiệm, khỏe, tâm huyết với nghề.
- Hầu hết giáo viên trong tổ có trình độ chuyên môn đạt và trên chuẩn
- Luôn tự học, tự rèn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong soạn giảng
- Luôn tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, thao giảng, dự giờ, mở chuyên đề, … để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn
* Học sinh :
- Chăm ngoan, tích cực phát biểu xây dựng bài
- Luôn tìm tòi, học hỏi và có tinh thần tự học cao
b.2 Khó khăn
- Thời lượng dành cho các tiết dạy văn bản thuyết minh còn ít
- Đây là một kiểu văn bản mới đưa vào chương trình nên rất nhiều học sinh còn lúng túng, bỡ ngỡ
- Vốn kiến thức thực tế, vốn từ của học sinh chưa nhiều nên việc cảm thụ và tạo lập kiểu văn bản này cũng ở mức giới hạn
- Tranh ảnh, mô hình, băng đĩa, … minh họa cho kiểu văn bản thuyết minh hầu như không có
Tôi đã thống kê chất lượng học tập bộ môn đầu năm của học sinh các lớp
8 đã dạy trong ba năm liền kề thì tôi nhận thấy rằng chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn của các em chưa cao Cụ thể như sau :
Thời
điểm
Năm học TS
HS
Đầu năm 2009-2010 84 05= 6.0% 26=31.3% 43=51.8% 10=10.9% Đầu năm 2010-2011 83 05=6.0% 29=34.9% 43=48.3% 09=10.8% Đầu năm 2011-2012 80 08=10.0% 24=30.0% 30=37.5% 18=22.5% Nhìn vào bảng thống kê chất lượng đầu năm môn Ngữ văn, tôi nhận thấy
tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp và tỉ lệ học sinh yếu khá cao
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, để giúp học sinh học tốt kiểu văn bản thuyết minh (hoặc văn bản có sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh) và làm tốt kiểu văn bản này, tôi đã chọn đề tài : “Rèn kỹ năng Đọc – hiểu
và tạo lập tốt kiểu văn bản thuyết minh cho học sinh khối 8, 9 thông qua giờ dạy chính khóa kết hợp với dạy chủ đề tự chọn”
2 Mô tả nội dung SKKN
Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin nêu ra các giải pháp để giúp học sinh học tốt kiểu văn bản thuyết minh (hoặc văn bản có sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh) và làm tốt kiểu bài làm văn thuyết minh thông qua cách thức, phương pháp dạy học và các kĩ năng cần thiết khi tạo lập kiểu văn bản này
Cụ thể :
* Đọc – hiểu văn bản thuyết minh
- Về phía giáo viên :
+ Giúp học sinh học tốt qua việc soạn giảng giáo án
+ Giúp học sinh học tốt qua quá trình giảng bài, truyền thụ kiến thức trên lớp
Trang 3- Về phía học sinh :
+ Học tốt thông qua quá trình soạn bài ở nhà
+ Học tốt thông qua việc tiếp thu bài trên lớp
* Rèn kỹ năng tạo lập tốt văn bản thuyết minh
- Thông qua các giờ dạy chính khóa
- Thông qua dạy chủ đề tự chọn (khối 8 mỗi học kỳ dạy 20 tiết)
II NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, tiến hóa của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người
- Văn bản thuyết minh thật sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Vì vậy việc đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và hết sức thiết thực Hiểu một văn bản thuyết minh
để rồi từ đó hình thành khả năng tạo lập văn bản tương tự là điều mà giáo viên cần phải định hướng cho học sinh làm được Tuy nhiên điều này không phải là
dễ Để hiểu và làm tốt một văn bản thuyết minh, đòi hỏi người học phải có một
sự hiểu biết nhất định, phải có sự tìm tòi thông tin, thống kê số liệu và sự kiện một cách khách quan cụ thể Thậm chí nếu có thể, nên đi đến tiếp cận trực tiếp hoặc gần nhất với đối tượng được thuyết minh
- Tuy nhiên, năng lực cảm thụ, khả năng nhận diện phương thức biểu đạt
và kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh còn gặp rất nhiều hạn chế
Vì thế, tôi đã thực hiện các giải pháp sau :
1 Giúp học sinh Đọc – hiểu văn bản thuyết minh
a Giáo viên :
* Chuẩn bị trước tiết dạy :
Cũng như các tiết dạy Đọc - hiểu văn bản khác, một tiết dạy văn bản thuyết minh phải được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc của người giáo viên cả về tri thức,
đồ dùng, phương tiện dạy học cũng như tâm lí giảng dạy Chủ yếu giáo viên chuẩn bị các vấn đề sau :
- Dặn dò học sinh chuẩn bị tốt, thật cụ thể cho tiết học văn bản thuyết minh ngay từ tiết học trước bằng hệ thống câu hỏi soạn bài ở nhà
- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu tham khao có liên quan đến nội dung văn bản thuyết minh sẽ dạy
- Tìm kiếm thêm tư liệu (hình ảnh, số liệu, băng đĩa, …) cần thiết để soạn giáo án ứng dụng CNTT nhằm chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất
Ví dụ : Khi dạy các văn bản thuyết minh hoặc văn bản có sử dụng phương thức
biểu đạt thuyết minh như :
+ Dạy bài “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” – Ngữ văn 8, tập một, tôi
sẽ tìm thêm các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường do bao bì ni lông gây nên ở địa phương các em đang sinh sống hoặc các địa phương khác trên cả nước, để giúp các em thấy rằng : nạn ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề báo động và cần phải có biện pháp khắc phục ngay, trả lại bầu không khí trong lành cho con người
Trang 4+ Dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” – Ngữ văn 8, tập một, tôi sẽ sưu tầm các tranh ảnh về các bệnh do hút thuốc lá và khói thuốc lá gây nên Với dụng cụ trực quan trên, tôi sẽ cho các em thấy rằng tác hại của thuốc lá là rất ghê gớm, không chỉ cho bản thân người nghiện hút mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh (gọi là người hút thuốc thụ động) Từ đó giáo dục các em hãy tránh xa tệ nạn này, đồng thời tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh hãy cai nghiện thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng
+ Dạy bài “Bài toán dân số” – Ngữ văn 8, tập một, tôi sẽ sưu tầm các số liệu
về sự gia tăng dân số của các quốc gia tính đến thời điểm hiện tại, các tranh ảnh
về nghèo đói, trẻ em phải lao động nặng nhọc, … ở các nước có dân số tăng nhanh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về tình hình gia tăng dân số hiện nay cũng như những nguy cơ mà các nước nghèo đang phải đối mặt Từ đó giúp học sinh thấy rằng, gia tăng dân số không chỉ là gánh nặng của gia đình, địa phương, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến toàn cầu Qua đó, các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực cho việc sinh đẻ có kế hoạch, góp phần giảm thiểu tốc
độ gia tăng dân số hiện nay
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp đã từng dạy qua các văn bản thuyết minh
* Quá trình giảng bài trên lớp :
Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của giờ dạy và kết quả nhận thức của học sinh Vì vậy, giáo viên cần chú trọng các điểm sau :
- Lưu ý cho học sinh đọc lại phần chú thích bởi nhiều địa danh, số liệu trong bài thuyết minh học sinh có thể chưa biết đến
- Đọc mẫu và cho học sinh đọc lại theo sự hướng dẫn của giáo viên, bước đầu giúp học sinh cảm thụ được văn bản và hiểu được phần nào vấn đề mà văn bản đặt ra
- Bằng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh cùng tranh ảnh minh họa, giáo viên gợi ý, phát vấn giúp học sinh phát hiện và nhận diện được những vấn đề mà văn bản đề cập đến, từ đó phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật cũng như rút ra được nội dung, ý nghĩa của văn bản
b Học sinh :
* Chuẩn bị bài trước ở nhà :
Với học sinh việc chuẩn bị bài tốt ở nhà có ý nghĩa quyết định đến sự hiểu bài trên lớp Bởi vậy học sinh cần thực hiện các yêu cầu chuẩn bị cho tiết học văn bản thuyết minh :
- Đọc văn bản thuyết minh và soạn bài theo câu hỏi Đọc - hiểu văn bản SGK
và các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra (soạn bài theo cảm nhận và khả năng của các em)
- Tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo, tư liệu (tranh ảnh, số liệu, …) có liên quan đến văn bản thuyết minh đang soạn trong khả năng của các em
* Quá trình học bài mới trên lớp :
Trong một giờ học văn bản thuyết minh, để giúp học sinh hiểu bài, nắm vững các kiến thức, các vấn đề mà văn bản đề cập đến, tôi đã rèn luyện học sinh các thói quen sau :
Trang 5- Tập trung nghe giáo viên giảng bài.
- Tích cực phát biểu ý kiến cá nhân và nhận xét ý kiến phát biểu của bạn
- Tích cực trao đổi, thảo luận nhóm
- Tự rút ra các tri thức và các kỹ năng cần thiết của bài học trên cơ sở hướng dẫn của GV
2 Giúp học sinh làm tốt văn thuyết minh :
a Qua quá trình dạy các tiết chính khóa :
Trên cơ sở giúp học sinh học tốt văn bản thuyết minh, tôi sẽ tiếp tục cho học sinh nắm vững các kiến thức về kiểu văn bản này thông qua các tiết Tập làm văn
- Ở bài “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”, tôi giúp học sinh nhận diện ra kiểu văn bản này cũng như đặc điểm và vai trò của chúng trong đời sống
- Sau khi các em nắm được các kiến thức cơ bản trên, tôi sẽ giúp học sinh nắm vững cách làm bài văn thuyết thuyết minh Ở kiểu bài này, tôi chú ý giúp học sinh nắm vững các bước làm bài văn thuyết minh :
+ Đọc đề, tìm hiểu đề
+ Tìm ý, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí
+ Lập dàn ý
+ Viết bài
+ Đọc bài và sửa bài
Trong các bước trên, sau khi học sinh lập được dàn ý, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tập viết đoạn và dựng đoạn
- Ở bài “Phương pháp thuyết minh”, tôi giúp học sinh nắm vững các phương pháp thường được sử dụng khi làm bài văn thuyêt minh, vai trò của chúng, cách
sử dụng các phương pháp thuyết minh ở phần nào của dàn ý là hợp lí và mang lại hiệu quả cao
- Đến tiết “Luyện nói”, tôi sẽ tạo điều kiện cho các em được nói trước tập thể bằng cách cho một đề bài thuyết minh, yêu cầu học sinh lập dàn ý, đến lớp tôi kiểm tra dàn ý và yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý mà diễn đạt (triển khai một ý bằng một đoạn văn), yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét sửa chữa
b Qua quá trình dạy các tiết tự chọn :
Do thời lượng phân phối chương trình cho các tiết tìm hiểu về văn thuyết minh ít nên việc rèn kĩ năng tạo lập kiểu văn bản này cho học sinh nhìn chung chưa đạt kết quả như mong muốn Ở các lớp được nhà trường sắp xếp dạy tự chọn Ngữ văn, tôi đã mạnh dạn lên kế hoạch và trình BGH duyệt các chủ đề nhằm củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh Cụ thể, tôi tiếp tục củng cố lại đặc điểm của văn bản thuyết minh bằng cách cho học sinh nhận diện và phân tích các đoạn văn, văn bản thuyết minh
Một điều quan trong cần nói ở đây là phần lớn học sinh còn chưa phân biệt
rõ ràng ranh giới giữa thuyết minh với miêu tả nên khi cho đề bài về cùng một đối tượng thì đa phần học sinh miêu tả chứ không làm đúng bài văn thuyết minh Ngoài ra, tôi còn giúp học sinh phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn bản khác (chú trọng phân biệt văn miêu tả với văn thuyết minh)
b.1 Phân biệt các kiểu văn bản :
Trang 6- Thuyết minh với miêu tả :
+ Giống nhau :
Đều tập trung làm nổi bật đặc điểm của đối tượng
Đều phải quan sát đối tượng
Đều nêu lên giá trị của đối tượng
+ Khác nhau :
- Thuyết minh với miêu tả
- Trung thành với đặc điểm của đối
tượng (cốt làm cho người đọc hiểu)
- Bảo đảm tính khoa học, khách
quan
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể
- Ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống
- Không nhất thiết phải trung thành với đối tượng (miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy)
- Có hư cấu, tưởng tượng, mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Dùng nhiều phép so sánh, liên tưởng
- Ít dùng số liệu
- Được dùng trong văn bản nghệ thuật
- Thuyết minh với tự sự
Không có cốt truyện, sự việc, diễn
biến, nhân vật
- Có cốt truyện
- Có sự việc, diễn biến sự việc
- Có nhân vật
- Thuyết minh với biểu cảm
Không đòi hỏi người làm bài phải
bộc lộ cảm xúc cá nhân, chủ quan
của mình
- Gợi suy nghĩ, cảm xúc cho người đọc, người nghe
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
- Thuyết minh với nghị luận
Giải thích bằng tri thức khoa học,
giải thích bằng cơ chế, quy luật của
sự vật, cách thức sử dụng và bảo
quản
Giải thích trong nghị luận là giải thích bằng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng
tỏ vấn đề
- Thuy t minh v i v n b n hành chính – công v : ết minh với văn bản hành chính – công vụ : ới văn bản hành chính – công vụ : ăn bản hành chính – công vụ : ản hành chính – công vụ : ụ :
Giới thiệu, quảng cáo, trình bày để
mọi người thấy
Bày tỏ nguyện vọng, thông báo của người này với người kia, cấp này với cấp kia …
b.2 Nắm vững các yêu cầu cần thiết khi thuyết minh các đối tượng
Sau khi giúp học sinh phân biệt rõ các kiểu văn bản, tôi sẽ cung cấp cho học sinh những yêu cầu khác nhau khi thuyết minh các đối tượng khác nhau Cụ thể:
Trang 7* Thuyết minh một đồ vật
- Yêu cầu :
+ Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, cơ chế hoạt động
của đồ dùng đó
+ Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói
rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản nó sao cho người đọc hiểu.
+ Bố cục bài viết phải đủ ba phần
- Dàn bài
+ Mở bài : Giới thiệu đồ vật (thường bằng một câu định nghĩa)
+ Thân bài :
Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật
Nêu công dụng của đồ vật
Nêu cách sử dụng, bảo quản
+ Kết bài : Vai trò của đồ vật trong đời sống hiện nay
* Thuyết minh một động vật
- Yêu cầu :
+ Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu trong sách vở các giống vật,
cách sinh hoạt và giá trị kinh tế
+ Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận của con vật, cách chăn nuôi và phòng bệnh, sao cho người đọc hiểu.
+ Bố cục bài viết nên có đầy đủ ba phần
- Dàn bài
+ Mở bài : Giới thiệu con vật (thường bằng một câu định nghĩa)
+ Thân bài :
Hình dáng chung của con vật
Nêu các giống vật
Nêu cách nuôi (thức ăn), cách phòng dịch bệnh
Nêu giá trị kinh tế của con vật
+ Kết bài : Vai trò của con vật trong đời sống hiện nay
* Thuyết minh về một thể loại văn học
- Yêu cầu :
+ Trước tiên phải quan sát, tìm hiểu, tra cứu sách vở về cấu tạo của thể loại
văn học
+ Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những đặc điểm của thể loại văn học và vị trí của thể loại đó trong nền văn học, sao cho người đọc hiểu.
+ Bài viết nên có bố cục ba phần
- Dàn bài :
+ Mở bài : Giới thiệu khái quát thể loại văn học (thường bằng một câu định nghĩa)
+ Thân bài : Trình bày các đặc điểm, các yếu tố hình thức của thể loại văn học:
Thơ : Số câu, số chữ trong mỗi bài, quy luật bằng, trắc của thể thơ, cách gieo vần của thể thơ, cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ, …
Truyện : cốt truyện, tình huống, nhân vật, …
Trang 8 Văn chính luận : bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận, …
+ Kết bài : Nêu các thành tựu của thể loại văn học đối với việc thể hiện chủ đề
b.3 Rèn các kỹ năng làm bài văn thuyết minh
Trên cơ sở phân biệt được các kiểu văn bản (phương thức biểu đạt), tôi tiến hành rèn cho học sinh kỹ năng làm văn thuyết minh Cụ thể, tôi đã tiến hành các công việc như sau :
Hướng dẫn học sinh nắm vững tác dụng các phương pháp thuyết minh :
- Phương pháp nêu định nghĩa : chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, chính xác
- Phương pháp liệt kê : lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định, giúp người đọc hình dung ra đối tượng thuyết minh
- Phương pháp dùng số liệu : dẫn ra các con số cụ thể để thuyết minh, làm cho văn bản thêm tin cậy
- Phương pháp so sánh : đối chiếu hai hoặc hơn hai sự vật để làm nổi bật tính chất của đối tượng thuyết minh
- Phương pháp phân loại, phân tích : chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh làm cho đối tượng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn
Hướng dẫn học sinh cách dùng từ trong văn bản thuyết minh
* Về cách thức sử dụng chữ viết :
Chữ viết trong văn bản thuyết minh luôn luôn theo đúng chuẩn chính tả chung Ngoài ra, trong văn thuyết minh còn có thể dùng những hệ thống kí hiệu, những công thức, những sơ đồ, những mô hình, những bảng, biểu, … tùy theo từng ngành học cụ thể
* Về cách thức sử dụng từ ngữ :
Ngoài vốn từ chung, toàn dân, văn thuyết minh thường dùng hệ thống thuật ngữ riêng của từng ngành học
Ví dụ :
(1) “Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp Một milimét lá chứa bốn vạn lục lạp Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá
-> Ví dụ trên dùng các thuật ngữ môn Sinh : tế bào, lục lạp, diệp lục
(2) Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ; vì vậy lời nói có chỗ khác bài viết Lời nói thường dùng những từ ngữ gợi cảm, từ ngữ đưa đẩy, câu thường lược bớt thành phần …
-> Ví dụ trên dùng các thuật ngữ thuộc phân môn Tiếng việt : nói và viết, ngôn ngữ, từ ngữ gợi cảm, từ ngữ đưa đẩy, câu
Hướng dẫn học sinh cách đặt câu trong văn thuyết minh
Văn thuyết minh sử dụng rộng rãi các kiểu câu đơn, câu phức theo một hệ thống cú pháp chuẩn
Tuy nhiên, văn thuyết minh thường có sự chú trọng đặc biệt tới các kiểu câu sau đây :
Trang 9- Kiểu câu đẳng thức (chủ ngữ + là + vị ngữ) thường xuất hiện khi đánh giá, nhận xét, định nghĩa …
Ví dụ :
+ Danh từ là từ chỉ sự vật
-> Câu định nghĩa
+ Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có nảy sinh ra chất mới
-> Câu nhận xét
+ Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam -> Câu đánh giá
- Kiểu câu khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định rõ là ai, cái gì
Ví dụ :
+ Người ta chia một ngày đêm ra 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút, mỗi phút có 60
giây
-> Chủ ngữ không xác định rõ là ai
+ Để làm được một chiếc nón đẹp phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ, đến độ tinh xảo trong từng đường kim, mũi chỉ
-> Câu khuyết chủ ngữ
- Kiểu câu phức với các cặp quan hệ từ hô ứng chặt chẽ như : nếu … thì, vì … nên, sở dĩ … vì, …
Ví dụ :
Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất
là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục
-> Câu sử dụng cặp quan hệ từ : sở dĩ – vì
Hướng dẫn học sinh cách dựng đoạn trong văn thuyết minh
Tôi sẽ tập trung hướng dẫn học sinh cách trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch và quy nạp Hai kiểu đoạn văn này chứa hai thành phần nội dung khái quát và cụ thể Ý khái quát thường được diễn đạt ngắn gọn, cô đọng trong một hoặc hai câu (còn gọi là câu chủ đề) Các phương diện nội dung (phân tích, chứng minh, so sánh, …) được diễn đạt trong những câu văn diễn đạt ý cụ thể
- Đoạn diễn dịch : là đoạn văn gồm nhiều câu, trong đó câu chủ đề được đặt
ở đầu đoạn; các câu triển khai nội dung cụ thể đứng sau câu chủ đề
Ví dụ :
“Người ta tìm cách tránh tác hại của sét bằng cột thu lôi Đó là một thanh
sắt dài và nhọn đầu Thu lôi được đặt trên nhà cao, trên ống khói nhà máy và được nối với đất Khi có sét, cột thu lôi sẽ truyền điện xuống đất nên không gây tác hại gì cho các ngôi nhà, các ống khói.”
- Đoạn quy nạp : là đoạn văn gồm nhiều câu, trong đó câu chủ đề đứng ở
cuối đoạn Những câu đứng trước mang ý nghĩa cụ thể có nhiệm vụ giải thích,
bổ sung, minh họa cho câu chủ đề
Ví dụ :
“Cột thu lôi là một thanh sắt dài và nhọn đầu Thu lôi được đặt trên nhà cao, trên ống khói nhà máy và được nối với đất Khi có sét, cột thu lôi sẽ truyền điện
Trang 10xuống đất nên không gây tác hại gì cho các ngôi nhà, các ống khói Do đó, người ta tìm cách tránh tác hại của sét bằng cột thu lôi”.”
Ở đây, tôi cũng lưu ý học sinh về trình tự đảo ngược câu chủ đề của cách trình bày nội dung của hai đoạn văn này Quan sát đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp, chúng ta có thể thấy rõ trình tự đảo ngược của chúng Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là khi di chuyển vị trí câu chủ đề của đoạn quy nạp sẽ được đoạn diễn dịch (hoặc ngược lại) vì ngoài trình tự, các câu văn còn được nối kết theo những quan hệ chặt chẽ và không thể chia tách, lắp ghép cơ học
Hướng dẫn học sinh cách liên kết các đoạn văn trong văn thuyết minh
- Công việc đầu tiên, tôi sẽ cho học sinh thấy rõ tầm quan trong của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản Vì sự thống nhất về chủ đề , sự mạch lạc văn bản đòi hỏi chuỗi câu văn, đoạn văn phải có sự liên kết Liên kết là sự gắn kết tự nhiên, cần thiết, tạo nên sự liền mạch, không đứt đoạn, là sự thể hiện năng lực tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ Liên kết gợi người ta liên tưởng câu văn, đoạn văn trước nó và hình dung ra câu văn, đoạn văn sau Không có liên kết, thật khó có thể tạo nên đoạn văn, bài văn
- Tiếp đến, tôi sẽ lần lượt hướng dẫn học sinh các cách để liên kết đoạn văn
Cụ thể :
Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn
+ Dùng từ ngữ chỉ trình tự : trước hết, đầu tiên, bắt đầu là, một là, hai là,
ngoài ra, mặt khác, bên cạnh đó, cuối cùng, sau này, …
Ví dụ :
“Nguyễn Trãi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc Ông tố cáo tội ác của bọn xâm lược Ông thề không đội trời chung với bọn chúng
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có lòng yêu nước nồng nàn Ông thương xót nhân
dân phải sống khổ cực Ông quyết tâm đánh đuổi bọn giặc để đem lại hạnh phúc cho mọi người.”
+ Dùng từ ngữ chỉ sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết hoặc khái quát vấn
đề : tóm lại, nói tóm lại, kết luận lại, tổng kết lại, nhìn chung, …
Ví dụ :
“Nguyễn Trãi có lòng căm thù giặc sâu sắc Ông còn có lòng yêu nước nồng nàn
Tóm lại, Nguyễn Trãi là vị anh hùng có nhiều phẩm chất cao quý.”
+ Dùng từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản : ngược lại, trái lại, đối lập với, thế
mà, tuy vậy, …
Ví dụ :
“Nhớ ơn là một phẩm chất tốt đẹp Nó giúp con người sống có tình có nghĩa với nhau
Ngược lại, vô ơn là một điều xấu cần phải phê phán Nó làm cho con người
trở nên tàn ác với nhau.”
+ Dùng các đại từ thay thế : Như vậy, do đó, vì thế, cho nên, …
Ví dụ :