TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA XUẤT BẢN – PHÁT HÀNH *** PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM TẠI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT NĂM 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Phương Ngọc Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phượng Lớp : PH – 28B HÀ NỘI - 2013 Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3 4. Ý nghĩa đóng góp của khóa luận. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 4 6. Kết cấu của khóa luận. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT. 5 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM. 5 1.1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 5 1.1.1.1. Khái niệm. 5 1.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 6 1.1.2. Tất yếu khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh XBP trong nền kinh tế thị trường. 6 1.1.3. Nội dung, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 7 1.1.3.1.Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 7 1.1.3.2.Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 8 1.1.3.3.Các chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích 8 1.1.4. Một số phương pháp chủ yếu trong phân tích hoạt động kinh doanh XBP. 10 1.1.4.1.Phương pháp so sánh. 10 1.1.4.2.Phương pháp thay thế liên hoàn. 13 Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1.1.4.3.Phương pháp cân đối. 15 1.1.4.4.Phương pháp chi tiết. 16 1.2. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT. 18 1.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp NXB Mĩ Thuật đánh giá được đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh doanh. 18 1.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp NXB Mĩ Thuật đánh giá đầy đủ mặt mạnh và yếu trong công tác quản lý. 19 1.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp NXB Mĩ Thuật tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đưa ra kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT 22 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT 22 2.1.1. Sự hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NXB. 22 2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của NXB. 22 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NXB. 24 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của NXB. 24 2.1.2. Môi trường kinh doanh của NXB. 25 2.1.2.1. Môi trường bên ngoài. 25 2.1.2.1.Môi trường bên trong. 28 2.1.3. Kết quả kinh doanh của NXB năm 2012. 30 2.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NXB MĨ THUẬT. 33 2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động. 33 2.2.1.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt số lượng. 33 2.2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt chất lượng. 36 2.2.1.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương. 38 Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2.2.2. Phân tích tình hình khai thác bản thảo. 40 2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận về tiêu thụ XBP 43 2.2.3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ XBP 43 2.2.3.2. Phân tích tình hình lợi nhuận. 45 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính. 49 2.2.4.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn. 50 2.2.4.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. 61 2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NXB Mĩ Thuật. 67 2.3.1. Ưu điểm. 67 2.3.2. Hạn chế. 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NXB MỸ THUẬT TRONG THỜI GIAN TỚI. 70 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NXB MĨ THUẬT TRONG THỜI GIAN TỚI. 70 3.1.1. Xây dựng chiến lược cạnh tranh 70 3.1.2. Xây dựng và phát triển uy tín thương hiệu của NXB. 71 3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐỐI VỚI NXB MĨ THUẬT. 73 3.2.1.Giải pháp ở tầm vĩ mô. 73 3.2.2.Giải pháp ở tầm vi mô. 73 3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 73 3.2.2.2. Giải pháp về vốn. 74 3.2.2.3. Khai thác bản thảo có chất lượng. 75 3.2.2.4. Đẩy mạnh tiêu thụ. 76 3.2.2.5. Tăng cường bộ máy quản lý. 77 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81 Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức lại bộ máy hoạt động, chất lượng sản phẩm Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Đồng thời tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp Công nhiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, con đường tất yếu là phải xây dựng những thành tựu tiên tiến về khoa học kỹ thuật. Mà xuất bản lại là một ngành quan trọng giúp cho ra đời những sản phẩm là phương tiện truyền tải tri thức khoa học vô cùng quan trọng và không thể thiếu đó. Bên cạnh đó việc hội nhập nền kinh tế thế giới khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà xuất bản nói riêng không chỉ có nhiều cơ hội mà còn gặp nhiều thách thức. Vì thế, yêu cầu cấp thiết của các NXB là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và hoàn thiện mình trong cơ chế thị trường. Để làm được điều này NXB phải xem xét hoạt động kinh doanh của mình ở cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, cũng như phát triển uy tín thương hiệu của NXB đòi hỏi các nhà lãnh đạo NXB cần thường xuyên xem xét, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quyết định kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2 thấy rõ ưu điểm, nhược điểm của những quyết định kinh doanh đó. Từ đó đưa ra các chiến lược và phương hướng phát triển cụ thể, phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh đã trở thành một việc làm không thể thiếu được trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một mặt, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thận trọng, toàn diện môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp đánh giá chi tiết hiệu quả quả kinh doanh để thấy được thực trạng kinh doanh của mình và thông qua đó tìm kiếm giải pháp kinh doanh tốt nhất cho bản thân doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của phân tích hoạt động kinh doanh đối với NXB trong nền kinh tế thị trường, bằng kiến thức lý luận đã được trang bị trong học tập và quá trình tìm hiểu thực tế tại NXB Mĩ thuật, tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận: “ Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản Mĩ Thuật năm 2012” làm bài luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn bài khóa luận chỉ tập chung vào 3 vấn đề sau: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, trong đó tập chung phân tích vai trò đặc biệt của phân tích hoạt động kinh doanh đối với NXB Mĩ thuật. Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế về tình hình kinh doanh của NXB Mĩ thuật năm 2012. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NXB Mĩ thuật trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bài khóa luận đánh giá diễn biến và kết quả kinh doanh của NXB Mĩ thuật trong những năm 2012. Trong đó, đi sâu vào phân tích tình hình kinh doanh XBP của NXB Mỹ thuật năm 2012. Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 3 4. Ý nghĩa đóng góp của khóa luận. Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn thực trạng kinh doanh của NXB Mĩ thuật, từ đó có cái nhìn sâu sắc về tình hình của doanh nghiệp, những thuận lợi và hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải. Đồng thời tìm giải pháp hiệu quả đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều thành công. Trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để bài viết hoàn thiện hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng vận dụng tổng hợp phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin; duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp thống kê. Phương pháp so sánh. Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp cân đối. Phương pháp chi tiết. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh đối với NXB Mĩ thuật. Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh tại NXB Mĩ thuật năm 2012. Chương 3: Phương hướng phát triển và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NXB Mĩ thuật. Nguyễn Thị Phượng (PH28B) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Xuất bản – Phát hành Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng môn: Phân tích hoạt động kinh doanh, Th.s. Phạm Văn Phê, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 2. Bài giảng môn: Kế toán doanh nghiệp xuất bản phẩm, Th.s. Trần Phương Ngọc, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 3. Bài giảng môn: Tài chính doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm, Ths. Nguyễn Phương Hoa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 4. Lê Xuân Thức: Khóa luận – “Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại công ty cổ phần Văn hóa Truyền thông Nhã Nam năm 2009”, Hà Nội 2010. 5. Nguyễn Thị Anh: Khóa luận – “Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Phát hành sách Hà Nội năm 2003”, Hà Nội 2004. 6. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương: Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1994. 7. PGS.TS Phạm Thị Gái: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1997. . PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT. 5 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM. 5 1.1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của phân tích. luận về phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, trong đó tập chung phân tích vai trò đặc biệt của phân tích hoạt động kinh doanh đối với NXB Mĩ thuật. Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế. VỚI NHÀ XUẤT BẢN MĨ THUẬT. 18 1.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp NXB Mĩ Thuật đánh giá được đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh doanh. 18 1.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp