Ngoài ý nghĩa ứng dụng, phục vụ các mục đích thực tiễn hết sức thiết thực và có hiệu quả cao, các công trình nghiên cứu tổng hợp bước đầu đã giải quyết được nhiều vấn dề quan trọng về ph
Trang 1TSKH Phạm Hoμng Hải
Bài giảng Cao học
đánh giá cảnh quan trong địa lý
(phương pháp đánh giá thích nghi
của các đối tượng địa lí)
Hà Nội - 2004
Trang 2đoạn đầu và giai đoạn cuối
Những công trình nghiên cứu địa lý từ trước đến nay tuỳ thuộc vào thế mạnh của từng chuyên ngành đã đề xuất và ứng dụng các phương pháp đánh giá riêng
Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi (Mukhina L.I, 1973) hay có tên gọi khác là
đánh giá tiềm năng sản xuất của các địa tổng thể, là phương pháp đánh giá truyền thống,
đặc trưng cho nghiên cứu địa lý tự nhiên (tổng hợp và chuyên ngành) ứng dụng: địa mạo ứng dụng (Zvonkova T.V,1970), khí hậu (Sasko D.I, 1985), đất (FAO, 1993) Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở dạng điểm hoặc cấp (Mukhina L.I., 1973; N.V Sơn, 1987; Nguyễn Cao Huần, 1992)
Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, tiềm năng
tự nhiên của các thành phần tự nhiên cho mục đích kinh tế như: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, nghỉ ngơi - điều dưỡng, du lịch, giao thông, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế quốc dân Điều này đã được thể hiện qua nhiều tài liệu công bố ở Liên Xô (cũ), BaLan, Đức và các nước khác Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, thiên nhiên vô cùng
đa dạng và phức tạp, cộng vào đó là chiến tranh kéo dài là những khó khăn cản trở lớn lao
đến việc nghiên cứu lý thuyết cũng như ứng dụng những kết quả nghiên cứu của nước bạn vào thực tiễn nước ta Do vậy vấn đề nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp tiềm năng nông lâm nghiệp của lãnh thổ phục vụ cho phát triển kinh tế quốc dân là vấn đề cấp bách, thiết thực giúp cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trong khoa học đánh giá có thể phân loại như: 1) Đánh giá từng phần: đánh giá đất phục vụ nông nghiệp hay lâm nghiệp, nghĩa là việc đánh giá giới hạn ở từng phần tự nhiên, vô hình ta loại bỏ quan hệ của nó với các thành phần tự nhiên khác Đánh giá này thường sử dụng trong các khoa học bộ phận Do tính phức tạp của các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ nhiều chiều, không tồn tại độc lập chúng tác động mạnh, yếu khác nhau theo không gian và thời gian lên nhau và lên các đối tượng sử dụng là nguyên do cơ bản đòi hỏi
Trang 3xuất hiện loại đánh giá khác phức tạp hơn là 2) Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hay lãnh thổ: Ngoài ra có thể phân loại theo mức độ chính xác: 1) Đánh giá định tính, 2) Đánh giá định lượng còn gọi là đánh giá kinh tế nghĩa là kết quả đánh giá thường biểu diễn dưới dạng đồng tiền (đồng, Rúp, đô la,…) Tuy nhiên trong nghiên cứu không phải lúc nào cũng
có thể thực hiện được đánh giá kinh tế Trên các lãnh thổ đã khai thác sử dụng hiệu quả kinh tế, giúp cho đánh giá kinh tế Do vậy trên các lãnh thổ chưa khai thác thường áp dụng
đánh giá định tính
Bản thân tự nhiên không xấu và không tốt, nó chỉ được đánh giá xấu hay tốt với đối tượng cụ thể Chẳng hạn đất phù sa glây rất tốt cho trồng lúa nước nhưng nó lại không tốt cho trồng cà fê, chè, cao su, v.v… Nghĩa là nó thuận lợi cho trồng các cây ưa nước chứ không thuận lợi cho các cây kỵ nước Ngược lại đất bazan rất thuận lợi cho trồng cây kỵ nước như chè, cao su, cà phê, tiêu, v.v song lại không thuận lợi cho trồng lúa nước
Trong điều kiện hiện nay con người đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng
tự nhiên Điều kiện tự nhiên được đánh giá theo mức độ thuận lợi đối với nhu cầu sử dụng xã hội hay một dạng hoạt động nào đó còn được gọi là đánh giá kỹ thuật (Mukhina, 1973)
Sở dĩ nó được gọi là đánh giá kỹ thuật bởi vì sự tác động của con người lên tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh tế hiện nay thường gián tiếp thông qua khâu kỹ thuật Thực tế chứng minh đánh giá mức độ thuận lợi thường là tài liệu gốc để lựa chọn các phương pháp
đánh giá kinh tế (Mukhina, 1973)
Phải thừa nhận rằng, việc ra đời một số phương pháp đánh giá ở chừng mực nào đó
đã giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lãnh thổ tìm ra được những cách thức tối
ưu trong khai thác và sử dụng lãnh thổ cho các mục đích thực tiễn và nhất là đưa ra được những giải pháp, biện pháp hữu hiệu thực hiện công tác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một trong
các phương pháp đánh giá truyền thống của địa lý học đó là phương pháp đánh giá thích
nghi của các đối tượng địa lý cho các mục tiêu ứng dụng
Trang 4I Bản chất và nguyên tắc đánh giá thích nghi
Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, những tiến bộ xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống " tự nhiên - xã hội " Các dạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác triệt để, mạnh mẽ cho nhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế, sự khai thác này nhiều khi lại quá mạnh, nó vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên, dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thoái của tự nhiên và điều kiện môi trường của hành tinh chúng ta
Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên rõ ràng đã trở thành vấn đề bức thiết, có tầm quan trọng to lớn Trong đó, trước hết đã nảy sinh một nhu cầu cần có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học sử dụng hợp lý chúng Việc nghiên cứu, đánh giá này đã thúc dẩy sự phát triển của khoa học địa lý, tiệm cận ngày càng gần với thực tiễn, phát triển kinh tế theo lãnh thổ, làm cho vai trò của địa lý ứng dụng ngày càng được xác lập rõ ràng
và tính cấp thiết của nó ngày một cao hơn Thực tế cho thấy trong hầu hết các công trình nghiên cứu, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ từ trước tới nay, một phần nội dung không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn hết sức quan trọng đó là công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho các mục đích thực tiễn cụ thể Trong một vài thập kỷ gần đây đã xuất hiện công trình thực tiễn với sự tham gia tích cực, hữu hiệu của công tác đánh giá tổng hợp và dã đạt được những kết quả to lớn Trong đó, trước hết phải kể
đến các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý tổng hợp khi tham gia vào quy hoạch các vùng lãnh thổ Liên Xô (cũ) như cộng hòa Ucraina, Cộng hòa Liên bang Nga, các nước cộng hoà Pribantich, khu vực Viễn Đông thuộc Cộng hòa Liên Bang Nga, và các nước khác ở Tây Âu và Mỹ Ngoài ý nghĩa ứng dụng, phục vụ các mục đích thực tiễn hết sức thiết thực
và có hiệu quả cao, các công trình nghiên cứu tổng hợp bước đầu đã giải quyết được nhiều vấn dề quan trọng về phương pháp luận, nguyên tắc và hệ phương pháp nghiên của mình, phân định ranh giới, sự khác biệt của nó với các ngành khoa học lân cận khác, thiết lập nên một bộ môn khoa học mới hoạt động độc lập, có đối tượng nghiên cứu, có chức năng, nhiệm vụ riêng, đó là bộ môn khoa học "Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên", cho các mục đích thực tiễn Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng công tác đánh giá tổng hợp nhìn chung để đạt được kết quả mong muốn với dộ chính xác cao cũng còn hết sức khó khăn, do nó là một bộ môn khoa học liên ngành: tự nhiên, kinh tế - xã hội, nên vì thế đối tượng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu của nó cũng phải là tập
Trang 5hợp của các phương pháp, nguyên tắc của từng hợp phần riêng, nên chúng cũng rất phức tạp, đa dạng
Những công trình nghiên cứu, ứng dụng việc đánh giá tổng hợp cho các mục đích thực tiễn từ trước đến nay, mặc dù đã có những kết quả hiệu quả khá cao, khá thiết thực (điều này đã được minh chứng qua nhiều công trình địa lý ứng dụng cho các mục đích thực tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển sản xuất kinh tế ở nhiều nước, nhiều Quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau trong đó có ở Việt Nam), nhưng trong quá trình thực hiện cũng đã thấy xuất hiện không ít những mặt hạn chế, trước hết là ở phần lý luận đánh giá chung, sau đó là các nguyên tắc, phương pháp và các nội dung của nó Nói tóm lại, công tác
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo ý kiền của nhiều tác giả L.I Mukhina (1976) Lôpatina (1973), A.M Mannhich (1976) còn đang trên đường hoàn thiện cả về lý luận chung đến các phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu
Đúc kết kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy
đánh giá tổng hợp bao gồm các lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành Trong phần lý luận chung thực hiện công tác đánh giá tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên phải kể đến là xác định các đối tượng, mục đích và nội dung của nó, đồng thời liên quan
đến việc lựa chọn các phương thức đánh giá phù hợp như đánh giá chung, đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hay đánh giá kinh tế - kỹ thuật cho một ngành sản xuất hoặc một đơn vị lãnh thổ Còn đối tượng đánh giá nhất định phải là tính chất mang tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc
điểm về cấu trúc, chức năng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên, các quá trình và hiện tượng của tự nhiên chung Tuy nhiên đối tượng không thể là một đơn vị cá thể nào đó, ví dụ một vùng lãnh thổ, một cá thể, một tổng hợp thể tự nhiên hay đại diện một hợp phần tự nhiên, Vì rằng, như chúng ta đã biết, trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng các thành phần và đơn vị tự nhiên luôn có mối liên quan, tác động tương hỗ lẫn nhau Nếu có sự tác động hoặc sự bị làm biến đổi của một dạng tài nguyên hay một hợp phần của tự nhiên nào đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các hợp phần khác và cuối cùng là sự biến đổi của cả hệ thống tự nhiên Bên cạnh đó, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và thiên nhiên trong các hoạt động kinh tế, kỹ thuật thông thường cũng rất chặt chẽ, được biểu hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật nhất định Vì vậy, khi tiền hành đánh giá cần có những hiểu biết một cách nhuần nhuyễn các quy luật tự nhiên, mối liên quan, và tác động tương hỗ của hệ thống “ tự nhiên - xã hội", để qua đó có thể đưa ra được các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũng như các chính sách xã hội hợp lý Nói tóm lại, đối tượng của đánh giá tổng hợp không chỉ là các đơn vị tổng hợp tự nhiên, các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên, xã hội, mà là tổng hòa của chúng, trong mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau
Trang 6giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - xã hội Việc xác định các đối tượng
đánh giá dựa trên mối liên quan và tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính
là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích ứng dụng thực tiễn nói chung
Có thể dễ dàng xác định bản chất của công tác đánh giá là làm rõ mức độ thích nghi (sự phù hợp) của các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố kinh tế, xã hội và nhân văn cho các mục đích sử dụng khác nhau Như vậy, các nguyên tắc chung của công tác đánh giá sẽ bao gồm việc làm rõ các tính chất đặc trưng của các khách thể (các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi 1 đơn vị lãnh thổ cụ thể) và thông qua những đặc điểm riêng của các chủ thể (các ngành sản xuất, kinh tế, các công trình kỹ thuật, các kế hoạch, chiến lược sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội ) để tìm ra những đặc trưng mang tính phù hợp nhất giữa chúng cho các mục tiêu sử dụng, phát triển
II quy trình đánh giá
(Được trình bày cụ thể trong phần nội dung các bước đánh giá và qua các ví dụ minh họa đánh giá ở phần sau)
III Nội dung các bước đánh giá
Việc xác định đối tượng, mục đích đánh giá là hết sức quan trọng và phức tạp Như chúng ta đã biết, trong thiên nhiên nói chung, các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, mức độ sử dụng chúng cho các mục đích cũng rất khác nhau, vì vậy chắc chắn các kết quả đánh giá tổng hợp chúng cũng mới chỉ đạt được ở mức
độ biểu thị các mức độ " thích hợp " khác nhau của tự nhiên, của các điều kiện kinh tế, xã hội cho các mục đích sử dụng
Cũng do mức độ phức tạp của công tác đánh giá nên không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung, mà phải tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể để có được một kiểu đánh giá, biểu thị từng giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao như : đánh giá chung là giai đoạn
đánh giá sơ bộ, ban đầu dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tự nhiên, tài nguyên theo các vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung của các mục đích thực tiễn khác nhau; đánh giá mức độ "thuận lợi" hay " thích hợp " của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các ngành sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật lại đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất đó Nhìn chung, mỗi việc đánh giá có những đặc trưng riêng đòi hỏi những phương pháp riêng và cho các kết quả khác nhau Tuy nhiên, kiểu đánh giá được phổ cập nhất trong những thập kỷ gần đây với sự tham gia của các nhà nghiên cứu dịa lý tổng hợp, là kiểu đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
Trang 7thiên nhiên theo mức độ " thuận lợi " hay " thích hợp " của nó cho các dạng khai thác khác nhau Có thể coi đây là cơ sở khoa học quan trọng đầu tiên của bước đánh giá kinh tế - kỹ thuật, là cơ sở xây dựng các luận chứng tiền quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với từng lãnh thổ riêng biệt
Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể các giai đoạn chủ yếu khi đánh giá thích nghi của các yếu tố địa lý - các địa tổng thể phục vụ mục đích thực tiễn:
1/ Lập bảng thống kê: tính chất của các địa tổng thể và các chỉ tiêu của chúng được
tính toán trong đánh giá Để lập được bảng thống kê cần phải phân tích so sánh các yêu cầu sinh thái, yêu cầu kỹ thuật của các đối tượng nghiên cứu dự kiến phát triển trong phạm vi lãnh thổ với đặc điểm các yếu tố tự nhiên, đặc điểm của các địa tổng thể Ngay trong quá trình lập bảng thống kê đã có thể cho phép sơ bộ đánh giá tiềm năng của lãnh thổ cho các mục tiêu đánh giá
2/ Lựa chọn các chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá Trên cơ sở phân tích nhu cầu sinh
thái, kinh tế, kỹ thuật của các đối tượng sẽ tiến hành lựa chọn các nhân tố có ảnh hưởng nhất lên quá trình phát triển của các đối tượng đó (ví dụ để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu sinh thái của cây trồng vật nuôi sẽ lựa chọn các đặc trưng cụ thể nào của các yếu tố địa lý, hay để xây dựng một công trình công nghiệp với các đặc trưng kỹ thuật cụ thể thì sự lựa chọn các chỉ tiêu như thế nào từ các đặc trưng của các yếu tố đó) Khi lựa chọn các chỉ tiêu phải tuân thủ theo ba nguyên tắc sau:
a/ Nhân tố lựa chọn cần phản ánh rõ sự phân hoá theo lãnh thổ về điều kiện sinh thái,
kỹ thuật ở tỷ lệ nghiên cứu
b/ Nhân tố lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt lên quá trình xây dựng và phát triển của
đối tượng đánh giá
c/ Để thuận lợi cho việc so sánh mức độ thuận lợi địa tổng thể đối với mỗi đối tượng
đánh giá thì số lượng yếu tố lựa chọn có thể bằng nhau song chỉ tiêu mỗi loại có thể khác nhau
Cần nhấn mạnh là việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá và số lượng các chỉ tiêu còn phụ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu
Bước tiếp theo trong quá trình lựa chọn chỉ tiêu đánh giá là xác định nhân tố giới hạn nghĩa là các nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi cho khai thác và sử dụng lãnh thổ hoặc các địa tổng thể Xác định được các nhân tố giới hạn cho phép ta đơn giản hoá quá trình đánh giá vì một khi địa tổng thể chứa đựng một yếu tố giới hạn thì nó đã bị liệt vào hạng các địa tổng thể bất lợi mặc dù các yếu tố khác địa tổng thể có thể tốt hoặc trung bình
Trang 8Chẳng hạn khi đánh giá các địa tổng thể cho trồng chè, cà fê, cao su,… thì độ dốc
địa hình trên 25o và đất bãi bồi, glây được coi là những nhân tố giới hạn Các địa tổng thể chứa đựng hai yếu tố trên có thể không cần đánh giá và nó đã thuộc các địa tổng thể không thuận lợi cho trồng các loại cây trên
Có thể khẳng định rằng, trong công tác đánh giá tổng hợp, các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng Việc chọn đúng các chỉ tiêu phần lớn đã quyết định đến độ chính xác của các kết quả đánh giá Vì vậy các chỉ tiêu cần được nghiên cứu, lựa chọn kỹ trước khi đưa vào áp dụng đánh giá Thông thường, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc vào đối tượng và mục đích đánh giá, trong đó mục đích chính là giải quyết những vấn đề dân sinh, kinh tế, môi trường còn đối tượng thực ra là các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên thiên nhiên được phản ánh qua một đơn vị cảnh quan hay nhóm các cảnh quan - các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ
Các chỉ tiêu được chọn, trước hết là các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên lãnh thổ và
có thể là các chỉ tiêu giới hạn đối với các mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ đó Có thể khái quát các chỉ tiêu mang tính định lượng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ứng dụng cho công tác đánh giá tổng hợp lãnh thổ bất kỳ nào đó, bao gồm : thành phần địa chất và tài nguyên khoáng sản, đặc điểm địa hình dịa mạo, đặc trưng khí hậu và tài nguyên khí hậu, chế độ thủy văn và tài nguyên nước, đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng và tài nguyên
đất, đặc điểm giới sinh vật và tài nguyên động, thực vật, Bên cạnh đó là các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội - nhân tác bao gồm đặc điểm đặc trưng của các ngành kinh tế, sản xuất, tính chất các hoạt dộng văn hóa - xã hội, đặc điểm dân cư, tài nguyên lao động và cuối cùng là các hoạt động tác động do con người: hình thức và mức độ tác động nhân tác Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá sẽ tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà cả về số lượng và mức độ quan trọng sẽ biến đổi theo Hay nói cụ thể hơn cho mỗi một mục đích đánh giá cụ thể sẽ chọn lựa những loại chỉ tiêu thích hợp và đồng thời xác định trọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chi tiêu đó Rõ ràng đánh giá tổng hợp được thực hiện với sự tính toán cụ thể một vài hay nhiều yếu tố chức năng của các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ Vì nhiệm vụ của đánh giá tổng hợp là sự phân định ra các vùng lãnh thổ "thích hợp", "không thích hợp" hay rất không thích hợp” cho các mục đích sử dụng như quy hoạch xây dựng tổng hợp, nông - lâm nghiệp hay du lịch, nghỉ dường, với sự tính toán đồng thời đến các đặc điểm cả tự nhiên
và nhân tác Ngoài ra công tác dánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên qua các đặc điểm chức năng của từng lãnh thổ còn phụ thuộc vào khả năng và mức
độ sử dụng lãnh thổ đó cho mục tiêu một ngành sản xuất thuần loại (đối với những lãnh thổ
có cấu trúc địa hình tượng đối đơn điệu và các đặc điểm tự nhiên khác khá tương đồng); cho nhiều mục đích khác nhau ( nhiều ngành sản xuất đồng thời ) hoặc những lãnh thổ đặc
Trang 9biệt phức tạp không rõ chức năng tự nhiên của nó Do đó, từ các kết quả đánh giá đã làm nảy sinh ra sự đa dạng khả năng sử dụng cảnh quan, trong đó trước hết sẽ tính toán đến đặc
điểm thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, sự nổi trội của đặc điểm chức năng tự nhiên của yếu tố này hơn yếu tố khác và ngược lại
3/ Xây dựng thang điểm đánh giá:
Sau khi đã lựa chọn xong các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành phân bậc các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu được phân ra một số bậc Thang đánh giá thuận lợi nhất là thang 3 bậc (Ivin, 1970)
Để phân bậc thang điểm đánh giá của mỗi chỉ tiêu phải dựa vào các ngưỡng sinh thái, kỹ thuật của các đối tượng lựa chọn Ba bậc thang đánh giá tương ứng với điểm đánh giá sau:
điều kiện tối ưu ứng với 3 điểm; điều kiện trung bình ứng với 2 điểm; điều kiện xấu ứng với một điểm
Thang điểm đánh giá chỉ tiêu sinh thái, kỹ thuật được xây dựng cho từng loại đối tượng vì mỗi loại đối tượng đòi hỏi điều kiện sinh thái, kỹ thuật khác nhau Ví dụ để phát triển nông nghiêp sẽ có yêu cầu về điều kiện sinh thái khác với ngành lâm nghiệp hay ngư nghiệp, nó lại càng khác với các nhu cầu về kỹ thuật của việc xây dựng các công trình công nghiệp hay để phát triển ngành du lịch
Đánh giá đặc thù địa tổng thể: được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Thu nhận đánh giá riêng từng yếu tố, từng thành phần của tất cả các địa tổng thể, trừ những địa tổng thể có yếu tố giới hạn Đánh giá riêng dựa trên cơ sở so sánh đặc
điểm của từng địa tổng thể với thang điểm đánh giá đã xây dựng ở giai đoạn 3 Đánh giá riêng được ghi vào bảng tương ứng cho mỗi loại đối tượng đánh giá
Bước 2: Thu nhận đánh giá chung các địa tổng thể Phương pháp thông thường là cộng điểm đánh giá riêng Địa tổng thể có điểm càng cao thì mức độ thuận lợi cho các đối tượng càng lớn Tuy nhiên sử dụng phương pháp trên có nhược điểm là khi cộng điểm bình thường sẽ bỏ mất cấu trúc bên trong của các chỉ tiêu sinh thái, kỹ thuật của địa tổng thể
được đánh giá
Nói tóm lại, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên thiên là một công việc hết sức phức tạp, nó xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các dặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ, mức dộ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội dó, thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các diều kiện tự nhiên của lãnh thổ Trong phần lý luận nghiên cứu này, hoàn toàn chưa dề cập đến nhiệm
vụ cụ thể của công tác đánh giá tổng hợp, mà thông thường chúng gắn liền với các mục
đích đánh giá được xác định trước ở mỗi một đơn vị tổng hợp thể tự nhiên riêng biệt Chính
Trang 10mối liên quan giữa nhiệm vụ và mục đích đánh giá lại được xây dựng trên cơ sở thực tế phát triển sản xuất kinh tế lãnh thổ, hay nói khác đi, nó xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách chứ không phải là hoàn toàn mang tính chủ quan, áp đặt của các nhà nghiên cứu Vì vậy, một đặc điểm đặc trưng mang tính nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc
điểm, tính chất của chủ thể, mà thường được xác định là các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể
dự định bố trí, phát triển trên lãnh thổ và tương ứng với chúng là đặc tính, thành phần của khách thể : đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên luôn thay đổi theo không gian và thời gian, để xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt Chính việc phân tích, đánh giá tổng hợp này cho phép tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng tối ưu từng đơn vị lãnh thổ cụ thể,
Lịch sử nghiên cứu, lý luận chung đã công bố nhiều công trình của các nhà địa lý Xô Viết, được khái quát trong các mô hình đánh giá tổng hợp cho các vùng lãnh thổ khác nhau trong đó phải kể đến mô hình đánh giá chung của Mukhina L.I Kunhixki ( l973 ), mô hình
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự' nhiên, tài nguyên thiên nhiên Cộng hòa Ucraina của Marinhich A.M ( 1976 ), mô hình đánh giá trong thiết kế lãnh thổ Cộng hòa Ucraina của Sisenko P.G (1983) và nhiều người khác nữa Có thể khái quát nội dung, bao gồm các quá trình đánh giá tổng hợp mô hình tóm tắt sau đây :
Đặc trưng của các đơn
vị tổng hợp tự nhiên
lãnh thổ
Đặc điểm sinh thái dối tượng, đặc
điểm trưng mỹthuật - kỹ thuật của công trình, ngành sản xuất, kinh tế
Đánh giá tổng hợp Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đôi với các mục
đích thực tiễn cụ thể
Đềxuất các kiến nghị sử dụnghợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, việc xác định chính xác, đứng đắn mục tiêu và đối tượng đánh giá tỷ lệ bản đồ và hệ thống các cấp phân vị các thể tổng hợp thiên nhiên lãnh thổ
Trang 11Kết quả đánh giá mức độ chính xác, chi tiết của nó còn phụ thuộc chặt chẽ vào việc lựa chọn đúng, hợp lý phương pháp đánh giá Do phải đánh giá một khối lượng phức tạp, các đơn vị tổng hợp thiên nhiên lãnh thổ luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian nên hệ thống các phương pháp đánh giá tổng hợp cũng hết sức đa dạng, phức tạp Tùy thuộc vào các mục đích cụ thể cũng như cho từng lãnh thổ riêng biệt các phương pháp được lựa chọn để sử dụng cũng có những phương pháp tiếp cận khác nhau Hiện tại trên quan điểm tiếp cận nghiên cứu địa lý tổng hợp tồn tại một hệ thống các phương pháp tổng hợp bao gồm: phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số Các phương pháp này trong quá trình đánh giá có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau theo từng giai đoạn và với từng mục tiêu cụ thể Điều này đã được kháng định qua nhiều công trình thực tiễn đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp thiên nhiên lãnh thổ từ trước đến nay Ví
dụ, khi đánh giá một lãnh thổ bất kỳ nào đó cho mục tiêu phát triển một ngành sản xuất, có thể sử dụng chỉ 1 phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số để phân định một cách khách quan mức độ thuận lợi của các đơn vị tổng hợp tự nhiên trên lãnh thổ đó ở các mức
độ " rất thích hợp " , " thích hợp ", “tương đối thích hợp " hay " không thích hợp " cho ngành sản xuất đó Đây là một việc làm không mấy khó khăn và kết quả đạt được thường rất tốt Tuy nhiên; đối với một lãnh thổ (đặc biệt trong điều kiện địa hình núi đồi là chủ yếu như ở Việt Nam ) thì hầu như rất hiếm khi chỉ bố trí một ngành sản xuất, vì vậy khi tiến hành đánh giá cho các mục đích khác sẽ có sự trùng lặp vì mức độ " thích hợp " - hoặc
“không thích hợp " của đơn vị diện tích đó đối với 2, 3 hoặc nhiều ngành sản xuất khác nhau Để có thể có được các kết luận kiến nghị sử dụng lãnh thổ hợp lý nhất, lúc này đòi hỏi phải kết hợp với phương pháp đánh giá khác như phân tích tổng hợp, tính toán đến hiệu quả kinh tế, so sánh giữa chúng với nhau Ngoài ra, như chúng ta đã biết, trong thiên nhiên nói chung, các thành phần và các yếu tố của tự nhiên thường không tồn tại độc lập mà có các mối liên quan, tác động tương hỗ lẫn nhau, tạo nên một hệ thống tự nhiên đồng nhất, hoàn chỉnh Sự biến đổi do tác động vào dạng tài nguyên này sẽ kéo theo sự biến dộng, thay
đổi của các dạng tài nguyên khác cũng như của hệ thống nói chung Vì vậy, khi đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích thực tiễn không thể xem xét, đánh giá chúng thông qua các đặc điểm và tính chất của các hợp phần của tự nhiên một cách riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong mối liên quan ràng buộc cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng với nhau Chỉ trong trường hợp này chúng ta mới có thể đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ nhất từng đơn vị tự nhiên vốn rất phức tạp và luôn luôn biến động cho các mục đích cụ thể, mà không bỏ sót những thành phần và yếu tố
dù nhỏ nhất, nhưng đôi khi lại là những yếu tố giới hạn quan trọng cho sự phát triển của chúng
Trang 12Việc thành bại của các phương án tổ chức, quy hoạch sản xuất theo lãnh thổ dựa trên các kết quả đánh giá còn phụ thuộc chặt chẽ vào việc lựa chọn các thang bậc và các chỉ tiêu
đánh giá ở từng lãnh thổ cho các mục đích sử đụng khác nhau Có thể tùy thuộc vào mức
dộ nghiên cứu của mỗi lãnh thổ và những mục đích đề ra để chọn các cấp đánh giá, tùy theo mức độ yêu cầu đánh giá đòi hỏi khái quát hay chi tiết để định thang bậc đánh giá từ 2, 3, , 10 cấp hay nhiều hơn nữa với các tập hợp tương xứng của nhiều loại chỉ tiêu khác nhau
4/ Thực hiện các bước đánh giá:
- Lập các bảng đánh giá riêng các đối tượng cho từng ngành, bảng tổng hợp các kết quả đánh giá chung
- Thể hiện các kết quả đánh giá trên bản đồ đánh giá
5/ Miêu tả, phân tích các kết quả đánh giá, trong đó chú trọng đến việc xem xét,
sắp xếp các kết quả đánh giá theo các mức độ đánh giá từ tốt đến xấu, từ "rất thích nghi"
đến "không thích nghi" của các đối tượng cho các mục tiêu cụ thể
Từ những nội đung nghiên cứu mang tính lý luận trên đây có thể khái quát những
đặc điểm chính là: Đối với công tác đánh giả tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên việc lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rất phức tạp, nó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phân hóa đa dạng của tự nhiên, cũng như sự nhạy cảm, hiểu biết nhuần nhuyễn tự nhiên từng lãnh thổ của người nghiên cứu Ngoài ra cùng với thời gian, các kết quả đánh giá còn được xem xét, kiểm nghiệm và được điều chỉnh lại cho phù hợp vớt từng ngành sản xuất, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ nghiên cứu Qua
đó, việc thay đổi hay tổng hợp các phương pháp, trong quá trình đánh giá là tất yếu để mục
đích duy nhất đạt kết quả đánh giá chính xác, hiệu quả
Mặc dù như trên đã trình bày, việc đánh giá tổng hợp mỗi một lãnh thổ không thể chỉ dừng lại ở các đánh giá hợp phần mà cần xem xét đến mối liên quan tương hỗ giữa chúng với nhau Tuy vậy, thực tế các nội dung đánh giá lại phải được bắt đầu bằng các kết quả đánh giá chức năng riêng của từng đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ (từng đơn vị cảnh quan hay từng vùng tự nhiên riêng'biệt) và sau đó là tổng hợp chúng lại với nhau
Trang 13IV Một số ví dụ cụ thể đánh giá thích nghi của các yếu tố địa
lý
Ví dụ 1 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
cho mục đích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch - dịch vụ
Công tác đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam cũng không ra khỏi quy luật chung của các thủ pháp tiến hành như phần nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, các nguyên tắc và phương pháp như đã được trình bày ở phần trên
1/ Mục đích đánh giá: Làm rõ được mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển một số ngành sản xuất, kinh tế ở Việt Nam
2/ Đối tượng đánh giá: Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm kinh tế, xã hội
3/ Đơn vị đánh giá: Đánh giá được thực hiện theo các vùng cảnh quan (đơn vị cơ sở trên bản đồ phân vùng cảnh quan Việt Nam) với các chỉ tiêu mang tính tổng quan của các
đơn vị cảnh quan tương đối tương đồng về các đặc điểm đặc trưng trong cấu trúc, chức năng
và động lực phát triển
4/ Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá:
Đối với lãnh thổ Việt Nam - một vùng rộng lớn với tự phong phú, đa dạng, phức tạp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì hướng sử dụng lãnh thổ ( mục đích)
và mức độ của nó ở từng vùng rất khác nhau Mặc dù việc đánh giá dựa trên kết quả phân tích cấu trúc, chức năng của từng đơn vị cảnh quan, nhưng đã bị nhóm gộp lại, được khái quát hóa cao độ qua các vùng địa lý tự nhiên của lãnh thổ Các kết quả đánh giá này chỉ dừng lại ở những định hướng cho việc phát triển một số ngành sản xuất, kinh tế lớn như nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng hay để bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường lãnh thổ Tùy thuộc vào tiềm năng tự nhiên cũng như các
đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của các vùng địa lý rự nhiên mà sẽ có những đánh giá riêng
lẻ, cụ thể Tuy nhiên để phục vụ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và thực hiện các nội dung đánh giá tiềm năng tự nhiên lãnh thổ cho các mục đích thực tiễn, có thể tóm tắt một số nguyên tắc và nội dung đánh giá chung cho các hợp phần tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam như sau:
1 Điều kiện địa chất và các dạng tài nguyên nguyên liệu - khoáng sản được đánh giá với mục đích làm sáng tỏ tiềm năng cũng như giá trị của nguồn tài nguyên đó đối với việc phát triển kinh tế lãnh thổ nói chung hay khả năng phát triển các ngành sản xuất công nghiệp : khai khoáng, chế biến trên lãnh thổ đó Khi đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự
Trang 14nhiên Việt Nam cần sử dụng các kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành phần, nguồn gốc, tuổi và phân bố đá gốc, trữ lượng của các loại khoáng sản làm các chỉ tiêu đánh giá ở các vùng cụ thể
2 Đối vớiviệc đánh giá điều kiên địa mạo cần chú trọng đến đặc điểm địa hình chung, cấu trúc, hướng sơn văn, đặc trưng trắc lượng hình thái với các chỉ tiêu cụ thể về độ cao tuyệt đối, tương đối, mức độ chia cắt của địa hình, độ đốc mà phân bố phù hợp với việc phân chia ra những ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp ( bởi độ cao, độ dốc, mức độ chia cắt địa hình ) hoặc các khu vực núi cao với điềuv kiện khí hậu thuận lợi, trong lành, mát mẻ có thể phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, như S a Pa , Tam
Đảo , Đà Lạt,
3 Cùng với các đặc trưng địa mạo, địa chất , trong quá trình đánh giá cần có những
đánh giá riêng biệt các điều kiện khí hậu đối với việc sử dung hợp lý lãnh thổ Ngoài những
đặc trưng của điều kiện khí hậu, cần sử dụng triệt để chỉ tiêu về sự biến đổi của điều kiệnkhhí hậu theo không gian hay các dị thường của nó Chính các đặc trưng khí hậu là yếu
tố quyết định sự phân bố các vùng sinh lý, sinh thái phù hợp cho đời sống con người, cây trồng và vật nuôi Qua đó có thể xác định được khả năng phát triển hữu hiệu của các ngành sản xuất như nông, lâm nghiệp, khu vực lãnh thổ nào có thể phục vụ tốt cho du lịch, nghỉ dưỡng hay cần phải xây dựng thành khu vực bảo vệ tự nhiên
4 Quá trình đánh giá riêng chức năng tự nhiên của các yếu tố hợp phần còn phải chú trọng đến việc đánh giá điều kiện thuỷ văn, nước ngầm của lãnh thổ Qua các chỉ tiêu cụ thể về chế độ nước, quy luật phân bố, phân hóa dòng'chảy, lưu lượng nước (nước ngầm) sẽ
đánh giá được khả năng cấp nước của lãnh thổ, sự thích ứng của điều kiện thuỷ văn với các ngành sản xuất, kinh tế và đời sống con người theo từng vùng tự nhiên cụ thể
5 Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng được xem xét, đánh giá theo các định hướng: nhóm
đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (ở các vùng đồng bằng, đồi núi thấp, thung lũng giữa núi có độ dốc địa hình nhỏ, đất giàu dinh dưỡng), nhóm đất dành cho sản xuất lâm nghiệp, nhóm đất xây dựng, nhóm đất cần có các biện pháp cải tạo để đưa vào sử dụng, … Mặc dù ở từng đơn vị cảnh quan, đặc điểm lớp phủ thực vật đã được phản ánh khá chi tiết,
rõ ràng nhưng ở giai đoạn đánh giá theo vùng, theo nguyên tắc chung, chúng sẽ, chúng sẽ
được nhóm gộp lại bằng các chỉ tiêu định lượng theo các nhóm loại đất và được đánh giá cho từng ngành sản xuất, kinh tế cụ thể như đã nêu ở trên
6 Đánh giá thực bì và giới động vật sẽ được đề cập từ đánh giá hiện trạng, tiềm năng kinh tế sinh thái đến giá trị thẩm mỹ của chúng tôi đối với du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí,… Tuy nhiên, cũng như khi đánh giá các yếu tố tự nhiên khác, đánh giá điều kiện sinh vật
Trang 15cũng cần được khái quát hoá các nhóm chỉ tiêu để cho mục đích đánh giá là định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế theo các vùng tự nhiên chung
Và cuối cùng là công tác tập hợp các kết quả đánh giá chức năng, các yếu tố hợp phần cho mục tiêu chính đánh gía tổng hợp lãnh thổ Tuy nhiên sự tập hợp các kết quả đánh giá riêng không phải là sự lắp ghép cơ học mà cần có sự phân tích, đánh giá tổng hợp lại theo các chỉ tiêu xã hội, kinh tế và môi trường để có thể làm sáng tỏ các tiền đề khách quan, các nhân tố thuận lợi hay không thuận lợi (giới hạn) cho việc sử dụng hợp lý tự nhiên lãnh thổ
Cũng từ những mục tiêu đánh giá tổng hợp lãnh thổ để định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế theo các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam, thì ngoài việc đánh giá để lựa chọn những ngành sản xuất ưu tiên cho từng vùng theo từng mức dộ "thích hợp", “tương
đối thích hợp", còn phải chú trọng đánh giá cho nhiều ngành khác nhau Đây cũng chính
là nguyên tắc quan trọng khi đánh giá tổng hợp khép kín cho một lãnh thổ với nhiều mục
đích khác nhau và sẽ được trình bày cụ thể, chi tiết ở trong các phần nội dung kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ Việy Nam từ các kết quả đánh giá (làm ví dụ)
Có thể có những nhận xét khái quát chung về công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - sinh thái nhiệt đới, gió mùa Việt Nam Tuy nhiên, đó là một việc làm hết sức khó và phức tạp Do những đặc điểm đặc thù, đa dạng và phức tạp của tự nhiên nên những nội dung đánh giá không thể đi chi tiết vào các đơn vị lãnh thổ nhỏ (các đơn vị cảnh quan riêng biệt) và cũng không thể phục vụ cho những đối tượng đánh giá hẹp, cụ thể Vì vậy những kết quả đánh giá theo nguyên tác như vậy sẽ chỉ có thể dừng lại ở những định hướng lớn cho phát triển sản xuất, kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo từng vùng lãnh thổ cụ thể
Dựa trên nguyên tắc chung của đánh giá tổng hợp là thông qua các đặc trưng của chủ thể và tương ứng nói chung là tính chất của khách thể để xác định mức độ thích hợp của các đơn vị tự nhiên cho các ngành kinh tế Thông thường đánh giá một lãnh thổ không chỉ sử dụng một phương pháp mà có thể tiến hành theo nhiều phương pháp cùng một lúc
Đối với lãnh thổ Việt Nam, để đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên, khép kín lãnh thổ cho các ngành sản xuất khác nhau, cần thiết sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp với phân tích và so sánh định tính, định lượng để tìm ra mức độ thích hợp nhất của các vùng
tự nhiên cho các ngành sản xuất, kinh tế Mức độ thích hợp của các vùng tự nhiên đưa vào
đánh giá được biểu hiện theo các bậc thang đánh giá và liên quan chặt chẽ với việc lựa chọn
hệ thống chỉ tiêu Đối với các vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, thang bậc đánh giá bao gồm 4 cấp : rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp và kém thích hợp Cùng với
Trang 16các cấp bậc đánh giá này là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá có thể bao gồm tập hợp 5 - 1
0 chỉ tiêu hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào tính phức tạp của tự nhiên và tính phù hợp với môi trường của các ngành sản xuất Đối với lãnh thổ Việt Nam, việc đánh giá theo vùng cho các ngành sản xuất được thực hiện thông qua việc lựa chọn một số ngành kinh tế quan trọng có liên quan chặt chẽ với khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đó là các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch - dịch vụ Tương ứng với các ngành kinh tế này, các chỉ tiêu đánh giá phải được lựa chọn một cách khoa học trước khi
đưa vào đánh giá Thông thường các chỉ tiêu đánh giá bao gồm các đặc điểm của yếu tố tự nhiên nhiên như khí hậu, địa hình với các đặc trưng của nó, lớp phủ thổ nhưỡng với các tính chất như độ dốc, tầng dày, Khi đánh giá cho từng ngành sản xuất cụ thể thì số lượng chỉ tiêu sẽ thay đổi tùy thuộc vào các đặc trưng sinh thái, đặc trưng kỹ thuật của từng ngành sản xuất cũng như phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ bản đồ, Đối với các vùng địa lý tự nhiên được phân chia, trong đó chứa đựng tập hợp các loại cảnh quan có những đặc điểm, đặc trưng tự nhiên ứng với chúng là hệ thống các chỉ tiêu sẽ được đưa vào đánh giá cho các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể
Bảng 1 : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên
Việt Nam cho các ngành sản xuất, kinh tế
- Nhóm các loại đất mặn nhiều, phèn nhiều, không bạc màu, trơ sỏi đá
- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ -Độ dốc địa hình nhỏ hơn 15 0-Địa hình thoát nước tốt, tưới tiêu thuận lợi
Trang 17- Kết von, đá ong trong đất 5% - 10%
- Khí hậu điều hoà
- Địa hình ngập úng thường xuyên > 70 – 100 cm
- Nhiệt độ nước điều hoà
- Không có độc tố trong môi trường nước
- Độ dinh dưỡng đảm bảo
3 Nuôi trồng thuỷ sản N
- Điều kiện đánh bắt thuận lợi
- Tập hợp các dạng địa hình kiểu đồi, núi, cao nguyên
- Kết von, đá ong trong đất < 10%
- Mức độ chia cắt địa hình từ nhỏ đến trung bình
1 Kinh doanh khai thác
- Độ dốc địa hình < 250