1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết minh tốt nghiệp Nhà văn hoá thanh niên TPHCM

34 5,4K 120

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 9,11 MB

Nội dung

Đề tài nhà văn hoá có lẽ đã quá quen thuộc đối với mọi người, nhất là trong giới kiến trúc. Qua tham khảo các đồ án và các công trình nhà văn hoá những năm gần đây cho thấy đề tài văn hoá đã đang và sẽ còn tạo thêm nhiều cảm hứng sáng tác cho các kiến trúc sư. Bởi lẽ dù vào thời kỳ nào, ở đâu thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người.

Trang 1

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN TP.HỒ CHÍ MINH

PHẦN I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I TÌM HIỂU ĐỀ TÀI NHÀ VĂN HÓA

Đề tài Nhà Văn Hóa có lẽ đã quá quen thuộc đối với mọi người, nhất làtrong giới kiến trúc Qua tham khảo các đồ án và các công trình nhà văn hóanhững năm gần đây cho thấy đề tài Văn Hóa đã, đang và sẽ còn tạo thêmnhiều cảm hứng sáng tác cho các kiến trúc sư Bởi lẽ, dù vào thời kỳ nào, ởđâu thì nhu cầu thụ hưởng văn hóa cũng là một trong những nhu cầu thiếtyếu nhất của con người

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống công nghiệp hoá ngày càng ănsâu vào đại bộ phận dân cư trong xã hội thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa củangười dân càng gia tăng Bởi lẽ khi con người làm việc ngày càng nhiều, tạo

ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội thì cũng đồng nghĩa với nhucầu hưởng thụ của họ ngày càng gia tăng, và một trong những nhu cầu thiếtyếu đó chính là yếu tố tinh thần, yếu tố văn hóa

1 Những khái niệm về “Văn Hoá”

Điểm qua một vài quan niệm về “Văn Hóa”:

“Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ratrong lịch sử Văn hóa bao gồm đời sống tinh thần, những tri thức khoa họcvà những mối quan hệ, ứng xử của con người.” (trích theo “Từ điển TiếngViệt” – NXB Thống Kê – 2004)

Như vậy, có thể hiểu Văn Hóa là những giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo và kế thừa trong suốt quá trình lịch sử Văn hóa là nhữngtri thức khoa học, nghệ thuật, những quan hệ ứng xử giữa người với người vàvới tự nhiên

2 Thể loại kiến trúc Nhà Văn Hóa

Nhà văn hóa hay Trung tâm văn hóa là sản phẩm kiến trúc của thế kỷ

XX Cùng với quá trình công nghiệp hóa, những tiến bộ khoa học kỹ thuậtđã làm tăng năng suất và giảm thời gian lao động cho con người, dẫn đếnchất lượng cuộc sống của con người thời hiện đại được nâng cao Vì vậy,cùng với nhu cầu thụ hưởng vật chất, con người đòi hỏi phải được đáp ứngcác nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng Từ đó,

Trang 2

những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao … ngày càng được quantâm và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Các công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, … đuanhau phát triển, đóng góp những thành tựu to lớn vào kho tàng kiến trúc củanhân loại Ví dụ: nhà hát Opera Sydney, trung tâm văn hóa Pompidou, bảotàng nghệ thuật Guggenheim … Trong đó, trung tâm văn hóa hay nhà vănhóa là một thể loại công trình văn hóa đa năng, đáp ứng rất nhiều các hoạtđộng văn hóa như: nghệ thuật, thể thao, triễn lãm, thông tin, giao lưu, họctập …

Như vậy, có thể xác định Nhà văn hóa là công trình công cộng phục vụcho các hoạt động văn hóa của cộng đồng Các hoạt động này bao gồm : họctập – rèn luyện, giao lưu, vui chơi – giải trí, các hoạt động đoàn, hội, nhóm… Về cơ cấu hạng mục, công trình Nhà văn hoá bao gồm : các phòngbiểu diễn (khán phòng ), khu trưng bày triễn lãm, trung tâm thông tin, cáclớp học tập, sinh hoạt CLB, trung tâm thể nghiệm các loại hình nghệ thuật,các không gian công cộng, dịch vụ …

Về hình thức kiến trúc Nhà văn hóa thường cố gắng thể hiện bản sắcvăn hóa của vùng đất, địa phương mà nó được xây dựng, hàm chứa tinh thần

Trang 3

văn hóa và ngôn ngữ nghệ thuật của thời đại Ví dụ : Trung tâm văn hóaJean-Marie Tjibanou ở Tân Calêđôni mô phỏng nhà lều của thổ dân Kanak

ở Numea, chất hiện đại lồng trong hồn bản địa

Nhà văn hóa ở Việt Nam thông thường được phân loại theo đối tượngphục vụ Ví dụ: nhà văn hóa thiếu nhi, nhà văn hóa phụ nữ, nhà văn hóathanh niên …

3.

Thanh niên là ai?

Thanh niên là những người trong độ tuổi thanh niên Giới hạn về độ tuổithanh niên căn cứ theo 2 tiêu chuẩn: tâm sinh lý và quan hệ xã hội Thôngthường những người trong độ tuổi từ 16 đến 35 được xem là thanh niên Hiệnnay Việt Nam có hơn 70% dân số trong độ tuổi này vì vậy mô hình nhà vănhoá thanh niên là một nhu cầu cần thiết cho đời sống tinh thần của giới trẻđặc biệt là trong xã hội công nghiệp hiện nay

Như vậy, căn cứ theo đối tượng phục vụ là thanh niên thì Nhà văn hoáthanh niên phải là công trình văn hóa phục vụ cho tầng lớp thanh niên, vìvậy nó phải mang những đặc điểm riêng và phù hợp với thanh niên Và đặcbiệt đối với một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rấtnhiều lao động trẻ có trình độ hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và ngànhnghề vì vậy một môi trường để giao lưu, giải trí, hưởng thụ vềâ mặt tinh thầnlà một điều không thể thiếu

Mô hình Nhà văn hóa Thanh niên ở Việt Nam hiện nay chịu sự quản lýcủa Đoàn Thanh Niên, là mô hình mang tính phúc lợi xã hội, xuất phát từ 2nhu cầu: nhu cầu thụ hưởng văn hóa của thanh niên và nhu cầu định hướng,giáo dục, quản lý của xã hội đối với thanh niên

Trang 4

II NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN TP HỒ CHÍ MINH

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tỉ lệ dân số trong độ tuổithanh niên trên 70%, đây là con số cực kỳ lớn, cho thấy tiềm năng về nguồnnhân lực dồi dào của đất nước Việt Nam đang trên đường hội nhập, pháttriển kinh tế, và lực lượng nòng cốt thực hiện sự nghiệp này chính là tầng lớpthanh niên Vì vậy, việc tạo ra một không gian sinh hoạt văn hóa, tinh thầncho thanh niên là một việc làm hết sức ý nghĩa Qua đó tạo sức hút, tập trungđông đảo mọi tầng lớp thanh niên hướng đến một nếp sống lành mạnh, vănminh, có ý thức cộng đồng, sống có trách nhiệm đối với gia đình, bạn bè vàxã hội

2 Phân tích hiện trạng

a Vị trí, hiện trạng khu đất

Địa chỉ khu đất ở số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 – TP.Hồ ChíMinh Phần diện tích lô đất chiếm trọn 1 ô phố bao quanh bởi 3 trục lộ lớn là: đường Phạm Ngọc Thạch, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Hai BàTrưng và một đường nhỏ là đường Nguyễn Văn Chiêm Tất cả đều là đường

2 chiều Khu đất có hình chữ nhật, diện tích : 160 x 101 = 16,160m2 (1,16ha),

2 cạnh dài tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai ở hướng Tây Bắc vàđường Nguyễn Văn Chiêm ở hướng Đông Nam (theo quy hoạch lộ giới mớinhất của TP.HCM, phần diện tích này không bị cắt bớt do mở rộng đường)

Trang 5

Vị trí khu đất cách khu trung tâm khoảng 1km (tính từ chợ Bến Thành).Xung quanh khu đất là các công trình : cao ốc Diamond Plaza, nhà thờ ĐứcBà, Bưu điện thành phố, lãnh sự quán Pháp, lãnh sự quán Mỹ, Thành Đoàn,công trường Quốc Tế (hồ Con Rùa ), công viên 30-4, dinh Thống Nhất… , gầncác trường đại học : đại học Kiến Trúc, đại học Kinh Tế, đại họcKHXH&NV… và xung quanh là các cửa hiệu buôn bán, khu thương mại -dịch vụ, giải trí sầm uất Đặt biệt vị trí này có ý nghĩa rất quan trọng trongtổng thể kiến trúc của thành phố Vị trí này rất thuận lợi vì nằm ở khu trungtâm văn hóa, chính trị, giáo dục và thương mại của thành phố.

Trang 7

b.Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, sinh thái

Khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều :

Nhiệt độ :

+ Nhiệt độ trung bình hằng năm : 27,42oC

+ Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm : 38oC

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm : 23,8oC

Lượng mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11

+ Lượng mưa bình quân cả năm : 1949mm

+ Các tháng có lượng mưa lớn nhất : 6,9,10

Độ ẩm :

+ Độ ẩm bình quân cả năm : 79,5%

+ Độ ẩm cao nhất : 80%

+ Độ ẩm thấp nhất : 17%

Chế độ gió :

+ Hướng gió chủ đạo là Tây – Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10.+ Hướng gió Bắc – Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3

+ Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão

Địa chất :

+ Khu đất nằm trên vùng gò cao, chất lượng đất tốt, có cường độ R =34kg/cm2

Môi trường sinh thái :

Khu đất nằm gần công viên 30-4, là nơi có mật độ cây xanh cao nhấtthành phố Song khu đất lại nằm giữa các trục lộ lớn, chịu ô nhiễm khíthải và tiếng ồn từ xe cơ giới

b Điều kiện lịch sử, xã hội

- Trước năm 1969, khu đất nguyên có địa chỉ là số 4 đường Duy Tân,là Tổng bộ Học sinh Sinh viên Sài Gòn, một địa chỉ lịch sử, có ý nghĩaquan trọng đối với phong trào đấu tranh công khai lẫn bí mật của họcsinh, sinh viên và thanh niên thành phố Từ 1969-1975, khu đất này bịchính quyền ngụy tịch thu và cho xây dựng một trung tâm sinh hoạtthanh niên Sau năm 1975 gọi là Nhà văn hóa Thanh niên

Như vậy, có thể khẳng định giá trị truyền thống lịch sử của Nhà vănhóa thanh niên là rất to lớn, nằm ở vị trí khu đất chứ không phải hiệntrạng công trình (quy mô nhỏ và đang xuống cấp) Vì vậy, nếu xét về

Trang 8

giá trị lịch sử, việc chọn lựa khu đất này để xây mới Nhà văn hóathanh niên là hợp lý.

c Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cònnhiều bất hợp lý Sau đây là các công trình, hạng mục đang tồn tạitrên khu đất:

- Trung tâm dịch vụ việc làm và công ty Huy hiệu thanh niên: là đơn

vị thuộc Thành Đoàn, lấy địa điểm góc đường Phạm Ngọc Thạch –Nguyễn Văn Chiêm làm trụ sở, gây nên những bất lợi sau :

+ Chiếm đất khá nhiều, cản tầm nhìn tốt từ công viên 30-4 và nhàthờ Đức Bà đến công trình

+ Cản hướng gió trong lành từ phía công viên 30-4 (hướng gió ĐôngNam )

- Quản lý sân quần vợt: hệ thống cụm 5 sân quần vợt chiếm khánhiều diện tích, đồng thời không phục vụ đúng đối tượng

- Nhà hàng Thanh niên : diện tích 1,480m2, chiếm khá nhiều diệntích, phục vụ không đúng đối tượng (giá cả khá đắt, thiết kế không phùhợp)

- Dãy Kiosque dọc đường Hai Bà Trưng: cần thu hồi lại cho các hạngmục mới của nhà văn hóa

- Các công trình, hạng mục khác như : trung tâm hỗ trợ sinh viên, trụsở hội sinh viên, showroom, CLB thể hình, quán kem, CLB Video,quán Nghệ Sỹ … cùng cần được thu hồi, giải tỏa cho việc xây dựngmới

d Hiện trạng hoạt động

- Học tập : 1 trung tâm Ngoại ngữ Tin học Thanh niên

- Biểu diễn Văn hóa văn nghệ : trong khán phòng 600 chỗ và trênsân thể thao ngoài trời

- Tập luyện thể thao : trên sân thể thao ngoài trời (mặt sân ximăng)bao gồm : võ thuật (taekwondo, karatedo, vovinam, võ dân tộc), bóngchuyền

- Hoạt động đoàn và các trung tâm hỗ trợ thanh niên : Văn phòngHội sinh viên TP.HCM, trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng phụtrách học bổng, văn phòng tổ chức đám cưới cho thanh niên, các vănphòng tư vấn …

Trang 9

- Sinh hoạt, giao lưu CLB đội nhóm : danh sách các CLB đội nhómđang hoạt động ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM :

Trang 11

- Mức độ tham gia các loại hình sinh hoạt hiện nay ở Nhà văn hóathanh niên TP.HCM ( số liệu năm 2004 ) :

+ Phim nhựa, video : 35,12%

+ Ca nhạc : 32,93%

+ Học thêm : 28,19%

+ Triễn lãm : 26%

+ Thể dục thể thao : 22,96%

+ Giao lưu, gặp gỡ : 19,32%

+ Đọc sách, báo, tạp chí : 18,1%

+ Báo cáo chuyên đề, hội thảo : 15,07%

I CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

1 Cơ sở định hướng thiết kế

- Những hiểu biết về đề tài (đã trình bày ở phần I : Giới thiệu đề tài )

- Định hướng xây dựng, phát triển NVH Thanh niên TP.HCM :

+ Đề án thành lập Nhà Văn Hóa Sinh Viên TP.Hồ Chí Minh (số 05/ĐA– 2002 )

+ Cuộc thi thiết kế Nhà Văn Hóa Thanh Niên TP.HCM ( 2005 )

2 Cơ sở tính toán thiết kế

Trang 12

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, IV – 1997.

- Nguyên lý thiết kế kiến trúc ( KTS Tạ Trường Xuân NXB Xây Dựng –

1999 )

- Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng ( TS KTS Vũ DuyCừ – NXB Xây Dựng – 2003 )

- Dữ liệu KTS – Neufert

- Các tài liệu, số liệu tham khảo khác (xem phần phụ lục )

II ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ SƠ BỘ

1 Định hướng ý tưởng sơ bộ

Từ phân tích hiện trạng, cho thấy vị trí khu đất xây dựng NVH thanhniên rất đặc biệt : nằm ở vị trí giao thoa giữa 2 trục Lịch sử – Chính trị vàtrục Văn hóa - Thương mại của thành phố (trục đại lộ Lê Duẩn và trụcđường Phạm Ngọc Thạch – Đồng Khởi ) Do vậy, công trình phải là mộtchỉnh thể kết hợp của 2 yếu tố : Văn hóa – Thương mại và Lịch sử – Chínhtrị

Công trình nằm ở vị trí rất thuận lợi dễ tiếp cận và đồng thời có rấtnhiều tầm nhìn hướng đến công trình từ các trục đường, từ công viên và đặcbiệt công trình là một thành phần rất quan trọng khi thành phố diễn ra các lễhội lớn Vì vậy, để thiết kế một kiến trúc phù hợp với những điều kiện đặt racần phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề về cảnh quan đô thị Từ các phân tíchvà nhận định trên, đề xuất ý tưởng thiết kế :

- Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa,giải trí đa dạng của thanh niên: tăng cường quy mô, chất lượng và chức nănghoạt động

- Tạo một không gian sinh hoạt cộng đồng sống động, một góc nhìnthoáng, đẹp và thể hiện tính chất văn hóa – lịch sử của công trình Đồng thờithực hiện tổ chức kết nối và chuyển tiếp không gian từ 2 trục : Lịch sử –Chính trị và Văn hóa – Thương mại dẫn vào công trình phát huy hết được giátrị văn hóa lịch sử của địa điểm xây dựng để công trình không chỉ đạt đượcgía trị về mặt sử dụng mà công trình còn là một điểm nhấn cho đô thị, mộtbộ mặt kiến trúc cảnh quan đẹp cho thành phố

- Không xây dựng tường rào bao quanh khu đất, công trình được tiếp cậntrực tiếp từ các trục đường giao thông tạo một không gian đô thị mở chonhững sinh hoạt cộng đồng Điều này thể hiện tính cộng đồng, tạo sự thânthiện cho công trình đồng thời góp phần xây dựng nếp sống cởi mở, tự do,văn minh của các tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện đại

Trang 13

- Tăng cường tối đa các khoảng diện tích cây xanh bao quanh khu đất đểtạo cảnh quan, bóng mát, lọc không khí và giảm tiếng ồn từ các trục đườnggiao thông, tạo môi trường sinh thái, vi khí hậu trong lành cho công trình.Đồng thời ứng dụng những giải pháp mới tăng cường cây xanh cho bên trongvà ngoài công trình làm tăng vẻ đẹp hài hoà giữa công trình kiến trúc vàcảnh quan xung quanh.

- Ứng dụng những giải pháp về vật liệu không những đạt thẩm mỹ chocông trình mà còn hướng đến một thiết kế thích ứng với điều kiện khí hậunhiệt đới của thành phố mà không làm giảm chất lượng phục vụ của côngtrình và không làm tiêu hao quá nhiều năng lượng trong quá trình sử dụng.Định hướng nghiên cứu thiết kế công trình dựa trên các tiêu chí : côngnăng sử dụng, hình thức thẩm mỹ, kỹ thuật và kinh tế

a Công năng

- Công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa của thanh niên Vì vậycần bám sát vào cuộc sống và những nhu cầu của thanh niên Bên cạnhđó, phải đặt tiêu chí cộng đồng, đặt chúng lên hàng đầu – điều này cónghĩa là nội dung hoạt động và chất lượng phục vụ phải công bằng, thânthiện với mọi tầng lớp thanh niên

- Từ định hướng này, có thể bước đầu xác định các hoạt động cơ bản củanhà văn hoá thanh niên TP.HCM :

+ Hoạt động học tập : chủ yếu là học tập kỹ năng (ngoại ngữ, tin học

… ), không quá chú trọng hướng học tập chính quy, hàng lâm (các trườngđại học, cao đẳng … làm việc này tốt hơn)

+ Hoạt động câu lạc bộ (CLB ), đội nhóm : tổ chức sinh hoạt, học tập,giao lưu các loại hình văn hóa, nghệ thuật … cho các bạn có cùng sở thích,đam mê (vd : CLB khiêu vũ, CLB thời trang, CLB kịch nói … ) Đây làmảng hoạt động chủ yếu, cốt lõi của nhà văn hóa thanh niên

+ Hoạt động đoàn và các hoạt động hỗ trợ thanh niên : bao gồm cáchoạt động do Đoàn Thanh niên tổ chức nhằm định hướng tư tưởng, hànhđộng và giúp đỡ thanh niên trong cuộc sống Ví dụ: trung tâm giới thiệuviệc làm, trung tâm tổ chức đám cưới thanh niên, phòng tư vấn tâm sinhlý thanh niên, …

+ Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao( TDTT ), vui chơi giảitrí : phục vụ các hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao (phong trào), rènluyện thể chất cho thanh niên; các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ,phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho thanh niên (vd : biểu diễn ca

Trang 14

nhạc, kịch nói, biểu diễn thời trang …; các hoạt động giải trí khác : chơigame, xem phim …

b Thẩm mỹ.

- Công trình phục vụ cho đối tượng là thanh niên, vì vậy về hình thức,nó phải mang nét đẹp đặc trưng của thanh niên : trẻ, tràn đầy sức sống,năng động, hiện đại Song phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của ViệtNam và mang nét đặc trưng của TP.Hồ Chí Minh

- Một số định hướng về hình thức công trình :

+ Hình khối, bố cục, đường nét kiến trúc: mạnh mẽ, mang tính động, thểhiện sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ

+ Gam màu chủ đạo : xanh da trời, màu áo xanh thanh niên

+ Vật liệu : sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới, vật liệu kết cấu cũngnhư bao che, hoàn thiện đều phải góp phần vào hình thức của công trình Qua đó thể hiện nét trẻ trung, hiện đại của thanh niên

c Kỹ thuật, kinh tế.

- Tìm ra giải pháp kỹ thuật tối ưu, ưu tiên chọn các phương án kỹ thuậtmới : hệ kết cấu, vật liệu, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến Tuynhiên phải cân nhắc yêu cầu về tính kinh tế và khả thi trong điều kiệncủa Việt Nam

2 Phân khu chức năng

Phân khu chức năng

Từ định hướng về công năng đã trình bày ở phần trên, có thể xác địnhcác hạng mục chính của công trình bao gồm :

- Khối học tập

- Khối CLB đội nhóm

- Sân giao lưu

- Khối khán phòng

- Không gian hoạt động ngoài trời

- Khối TDTT trong nhà

- Khối công cộng

- Khối hành chính

- Khối phụ trợ

III NỘI DUNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.

1 Các chỉ tiêu Kiến trúc – Quy hoạch.

Trang 15

- Tổng diện tích sàn xây dựng : 59,196m2.

- Diện tích khu đất : 16,160m2

- Mật độ xây dựng : 40% Phần nổi trên mặt đất 100% đối vớiphần ngầm dưới đất

- Hệ số sử dụng đất : 3.7

- Số tầng cao tối đa : 18

- Khoảng lùi xây dựng : lộ giới cố định

2 Các khối, hạng mục công trình.

a Khối học tập : 2,645 m 2.

Stt Tên phòng Đơn vị Số lượng Diện tích Tổng

b Khối CLB đội nhóm : 2,512.86 m 2.

Stt Tên phòng Đơn vị Số lượng Diện tích Tổng

3 Phòng thu âm + điều

Trang 16

c Khối khán phòng : 6115 m2

Khối khán phòng lớn:1252 chổ

Stt Tên phòng Đơn vị Số lượng Diện tích Tổng

6 Phòng biên tập & điều

8 Kỹ thuật ánh sáng+âm

Trang 17

10 WC diễn viên m2 2 35.5 71.0

Khu sân khấu nhỏ 300 chổ

7 Kho phông màn dụng cụ

Ngày đăng: 01/06/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w