1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ ÔN TN 2011

3 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 5&6 NĂM 2011 Họ và tên :…………………………… Lớp :……… Câu 1: Một kim loại có giới hạn quang điện λ 0 = 0,5μm. Muốn có hiện tượng quang điện thì ánh sáng kích thích phải có tần số : A. f ≥ 2.10 14 Hz B. f ≥ 4,5.10 14 Hz C. f ≥ 5.10 14 Hz D. f ≥ 6.10 14 Hz Câu 2: Ống Rơnghen có hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 12000V, phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là λ. Để có tia X cứng hơn, có bước sóng ngắn nhất là λ’ ngắn hơn bước sóng ngắn nhất λ 1,5 lần, thì hiệu điện thế giữa anôt và catôt phải là A. U = 18000V B. U = 16000V C. U = 21000V D. U = 12000V Câu 3: Khi nguyên tử Hidro đang ở mức năng lượng ứng với quĩ đạo L , truyền một photon có năng lượng ε , với E M – E L < ε < E N - E L . Nhận định nào sau đây là đúng. A. Nguyên tử hấp thụ photon và chuyển sang mức năng lượng ứng với quĩ đạo M B. Nguyên tử hấp thụ photon và chuyển sang mức năng lượng ứng với quĩ đạo N C. Nguyên tử không hấp thụ photon và vẫn ở mức năng lượng ứng với quĩ đạoL D. Phát xạ photon và chuyển xuống mức năng lượng cơ bản. Câu 4: Gọi α λ và β λ lần lượt là bước sóng của 2 vạch khi electron chuyển từ quĩ đạoM về quĩ đạo L và từ quĩ đạoN về quĩ đạo L (dãy Banme). Gọi 1 λ là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen(electron chuyển từ quĩ đạoN về quĩ đạo M). Hệ thức liên hệ : α λ , β λ , 1 λ là: A. 1 1 λ = α λ 1 + β λ 1 B. λ 1 = β λ - α λ C. 1 1 λ = β λ 1 - α λ 1 D. λ 1 = α λ + β λ Câu 5: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f 1 , f 2 (với f 1 < f 2 ) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V 1 , V 2 . Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là A. V 2 . B. (V 1 + V 2 ) C. V 1 . D. |V 1 -V 2 |. Câu 6: Chọn câu sai: A. ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc. C. Những tia sáng màu trong ánh sáng trắng bị lăng kính tách ra khi gặp lại nhau chúng tổng hợp thành ánh sáng trắng. D. Ánh sáng trắng là tập hợp của bảy ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục: đỏ,cam ,vàng, lục ,lam, chàm ,tím . Câu 7: Chọn câu sai: A. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng. B. Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau. C. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ. D. Một vật khi bị nung nóng có thể phát sinh ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại Câu 8: Ứng dụng của quang phổ liên tục: A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao v.v B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng . C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng . D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Câu 9: Quang phổ vạch phát xạ: Chọn câu sai. A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng. C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng của các vạch đó.Thí dụ: Quang phổ hơi Natri có 2 vạch vàng sát nhau. D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Câu 10: Chọn câu sai : A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,75 µ m) do vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ C. Tia hồng ngoại do vật bị nung nóng phát ra. D. Tia hồng ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương. Câu 11: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng có bước sóng λ ,với hai khe Iâng cách nhau 3mm. Hiện tượng giao thoa được quan sát trên một màn ảnh song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,12mm.Bước sóng λ bằng: A. 0,4 µ m B. 0,6 µ m C. 0,75 µ m D. 0,5 µ m Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng cách nhau 0,5mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe một đoạn 1m . Tại vị trí M trên màn , cách vân sáng trung tâm một đoạn 4,4mm là vân tối thứ 6 . Tìm bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc được sử dụng. A. 0,4 µ m B. 0,6 µ m C. 0,75 µ m D. 0,5 µ m Câu 13: Trong thí nghiệm giao thoa qua khe Young , hiệu đường đi từ hai khe S 1 , S 2 đến điểm M trên màn bằng 2,5 µ m. Hãy tìm bước sóng của ánh sáng thấy được có bước sóng từ 0,4 µ m đến 0,76 µ m khi giao thoa cho vân sáng tại M . A. 0,625 µ m B. 0,5 µ m C. 0,416 µ m D. A,B,C đúng Câu 14: Dùng ánh sáng đơn sắc với bước sóng λ = 0,44 µ m., Điểm M trên màn là vân tối thứ 5, Dùng ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng: 0,4 µ m ≤ λ ≤ 0,75 µ m. Có bao nhiêu bước sóng đơn sắc trong dãi ánh sáng trắng cho vân sáng tại vị trí M trên. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Trong các chất sau, khi nóng sáng, chất nào phát ra quang phổ liên tục? A. Chất rắn. B. Chất lỏng. C. Chất khí. D. Chất hơi. Câu 16: Trong một TN về giao thoa ánh sáng. Hai khe Iâng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là: A. 0,45 mm. B. 0,60 mm. C. 0,70 mm. D. 0,85 mm. Câu 17: Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Laiman là 122nm, bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Banme là 0,656μm và 0,4860μm. Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Laiman là: A. 0,0224 μm. B. 0,4324 μm. C. 0,0975 μm. D.0,3672 μm. Câu 18. Chiếu bức xạ đơn sắc bước sóng λ =0,533(μm) vào một tấm kim loại có công thoát electron A=3.10 –19 J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp electron quang điện và cho chúng bay vào một miền từ trường đều có cảm ứng từ B  . Hướng chuyển động của electron quang điện vuông góc với B  . Biết bán kính cực đại của quỹ đạo các electron là R=22,75mm . Cảm ứng từ B của từ trường bằng A. B = 2.10 –4 (T) B. B = 10 –4 (T) C. B = 1,2.10 –4 (T) D. B = 0,92.10 –4 (T) Câu 19: Chọn câu sai. A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4 µ m) được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao. B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ . C. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy. D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương. Câu 20: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330μm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là: A. 1,16eV. B. 1,94eV. C. 2,38eV. D. 2,72eV. Câu 21: Sóng nào sau đây có bản chất khác với bản chất của các sóng còn lại? A. Sóng dùng trong thông tin liên lạc giữa các điện thoại di động với nhau. B. Sóng phát ra từ một nhạc cụ. C. Sóng ánh sáng nhìn thấy. D. Tia hồng ngoại. Câu 22: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là: A. i = 4,0 mm. B. i = 0,4 mm. C. i = 6,0 mm. D. i = 0,6 mm. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dãy Laiman nằm trong vùng tử ngoại. B. Dãy Laiman nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. C. Dãy Laiman nằm trong vùng hồng ngoại. D. Dãy Laiman một phần trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại. Câu 24: Trong một thí nghiệm Iâng sử dụng một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 là a = 3mm. Màn hứng vân giao thoa là một phim ảnh đặt cách S 1 ,S 2 một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim thấy trên phim có một loạt các vạch đen song song cách đều nhau. Khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 là 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ sử dụng trong thí nghiệm là A. 0,257 μm. B. 0,250 μm. C. 0,129 μm. D. 0,125 μm. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối . ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 5&6 NĂM 2011 Họ và tên :…………………………… Lớp :……… Câu 1: Một kim loại có giới hạn quang. =0,533(μm) vào một tấm kim loại có công thoát electron A=3.10 –19 J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp electron quang điện và cho chúng bay vào một miền từ trường đều có cảm ứng từ B  . Hướng. 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là: A. 1,16eV. B. 1,94eV. C. 2,38eV. D. 2,72eV. Câu 21: Sóng nào sau đây có bản chất khác với bản chất của các sóng còn lại? A. Sóng dùng trong thông

Ngày đăng: 01/06/2015, 02:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w