Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
39,21 KB
Nội dung
Tên chính sách: Chính sách cải cách hành chính năm 2012 của tỉnh Cần thơ 1. Mục tiêu của chính sách * Mục tiêu tổng quát Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trực tiếp phục vụ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp. * Mục tiêu cụ thể 1. 100% thủ tục hành chính được công khai trên Internet, có ít nhất 05 dịch vụ công trực truyến ở mức độ 3 trở lên. 2. 100% sở, ban, ngành triển khai phần mềm quản lý hồ sơ công việc; 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện tích hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 - Bộ Thủ tục hành chính - các phần mềm quản lý chuyên ngành tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. 3. Tổ chức kiểm tra cải cách hành chính tối thiểu 40% sở, ban, ngành, 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện, 20% Ủy ban nhân dân cấp xã. Nâng cao hơn nữa công tác tự kiểm tra công tác cải cách hành chính tại sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhằm chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân. 4. Xúc tiến hợp tác với các công ty tư vấn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố. 5. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo sự thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phấn đấu 50% Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở giai đoạn cung cấp dịch vụ cơ bản. 2.Căn cứ của chính sách 2.1 Căn cứ pháp lý - Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 -Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về thực hiện Chương trình cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2020 - Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về công tác cải cách hành chính năm 2012 2.2 Căn cứ thực tiễn Chúng ta đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách hành chính từ những năm 90 của thế kỷ XX nhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Tại Hội nghị giao ban Ngành Nội vụ năm 2012 diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Công cuộc cải cách hành chính đã có nhiều thành tựu, nhưng so với yêu cầu của xã hội và khả năng của hệ thống thì còn nhiều hạn chế. Tổ chức bộ máy hành chính ở Trung ương và địa phương vẫn còn nhiều chức năng, nhiệm vụ trùng dẫm, dẫn đến trong khi có nhiều vấn đề chưa rõ trách nhiệm giữa các bộ, thì lại có những lĩnh vực còn bỏ trống chưa ai chịu trách nhiệm;… vẫn còn nhiều vấn đề mà dân và doanh nghiệp kêu, và họ kêu đúng;… những cải cách trong vấn đề này còn quá chậm”. Tất cả những hạn chế đó, không gì khác là biểu hiện sinh động của một nền hành chính truyền thống, quan liêu, bao cấp, chậm chạp, thiếu sức sống để có thể kiến tạo sự phát triển cho xã hội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đã đưa ra điều kiện tối thiểu cho việc họ sẽ đầu tư vào Việt Nam khi mà nước ta phải tiến hành cải cách hành chính hiệu quả trước tình trạng tham nhũng, phiền hà, chậm chạp của nền hành chính đang diễn ra ở diện rộng ở cần thơ,thực trạng cải cách hành chính cũng như vậy. 3.Mục tiêu chung của chính sách Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trực tiếp phục vụ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp 3.Nguyên tắc của chính sách * Chính phủ có trách nhiệm ban hành các văn bản,chỉ đạo hướng dẫn định hướng cải cách hành chính * Việc thực hiện cải cách hành chính phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và phải tuân theo các quy định của Luật * Hoạt động cải cách hành chính phải đảm bảo có lợi cho cả người dân và doanh nghiệp trong giao dịch hành chính,góp phần tạo tăng trưởng kinh tế,tăng công bằng cho mọi người *Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi và các chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động 4. Chủ thể và đối tượng của chính sách 4.1 Chủ thể của chính sách - Người có thẩm quyền quyết định chính sách: Ủy Ban nhân dân tỉnh Cần Thơ - Người chịu trách nhiệm đối với tổ chức thực thi,giám sát,đánh giá chính sách là: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,Các sở như:Sở Tài chính Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, ban, ngành, UBND các huyện, xã 4.2 Đối tượng thụ hưởng chính sách - Toàn thể người dân và các doanh nghiệp trong tỉnh 5. các bên liên quan Các bên liên quan Điểm yếu/Vấn đề của họ Điểm mạnh của họ Mục tiêu đặt ra với họ Giải pháp tác động tới họ Bên hưởng lợi (người dân,doanh nghiệp…) + Người dân tốn nhiều thời gian, tiền bạc liên quan tới hành chính. + Bị trế hẹn trả hồ sơ, thủ tục hành chính. -Không được hướng dẫn nên cảm thấy bị xúc phạm + có tinh thần đoàn kết, tích cực mong muốn bộ máy hành chính phục vụ người dân tốt hơn + Thuận lợi trong giao dịch hành chính + Được tham gia xây dựng bộ máy hành chính nhà nước +Tuyên truyền,vận động với mọi người dân sự quan trọng của bộ máy hành chính + Cải cách thủ tục hành chính,thể chế,tài chính công,đọi ngũ cán bộ công chức Các nhà ra quyết định + Không thấu hiểu hết những ảnh hưởng tiêu cực của giao dịch hành chính khi khó khăn của người dân,doanh nghiệp + Là các cơ quan nhà nước, có thẩm quyền lớn + Tập trung nhiều người tài, có óc suy luận, kỹ năng giải quyết vấn đề. + Cố gắng đưa ra các giải pháp rút gọn các thủ tục hành chính, giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy. + Đưa ra những chính sách khuyến khích người dân tham gia góp ý sửa đổi thủ tục hành chính + Chỉnh sửa, rút gọn các thủ tục rườm rà, chồng chéo nhau. + Áp dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động của bộ máy hành chính. Những người tác động tiêu cực + Là những người có tư tưởng không quan trọng về bộ máy hành chính,… + Là những người không ý thức được ảnh hưởng tiêu cực của những hạn chế do bộ máy hành chính hiện tại gây ra. + Thực hiện các hành vi lừa đảo vì luật pháp Việt Nam nhiều thiếu sót. + Giáo dục,bồi dưỡng cho họ về vai trò của bộ máy hành chính tới xã hội. + Tổ chức tuyên truyền vận động nhằm thay đổi suy nghĩ của họ. Nhóm những người ủng hộ Là các tổ chức cá nhân muốn bộ máy hành chính hoạt + Là các cá nhân tổ chức quan tâm + Giúp cải thiện được cuộc sống của người dân, kinh tế cũng đi lên + Phát động các phong trào lấy ý kiến người dân để sửa đổi, cải động hiệu quả hơn đến vấn đề kinh tế của người dân địa phương + Các tổ chức này thường có các hoạt động liên quan tới bộ máy nhà nước cách hành chính 5. Giải pháp thực hiện chính sách 3.1. Nhóm giải pháp về cải cách thể chế: - Tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố đã ban hành; tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; - Tiếp tục rà soát, thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả lĩnh vực quản lý nhà nước. Có cơ chế để các cấp, các ngành phản ánh một cách thuận lợi và có hiệu quả về những chồng chéo, bất hợp lý trong thủ tục hành chính do cấp trên ban hành; - Đảm bảo tất cả thủ tục hành chính phải được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật và phải được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch và chính xác. 3.2. Nhóm giải pháp về cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: - Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị trên cơ sở một nhiệm vụ phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy; - Rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan chuyên môn. Đồng thời, từng bước tổ chức sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, hợp lý theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; - Tiếp tục phân cấp và ủy quyền mạnh cho sở, ban ngành và quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy; - Nâng cao chất lượng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước; - Tiếp tục thực hiện gắn kết công tác đào tạo với công tác chuyên môn, đảm bảo ứng dụng tốt kiến thức, kỹ năng trong thực thi công vụ sau đào tạo: - Đối với cán bộ, công chức, viên chức của sở, ban ngành, quận, huyện: ưu tiên cho công tác đào tạo sau đại học, kể cả trong nước và nước ngoài; - Đối với cán bộ, công chức cấp xã: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm bảo đạt chuẩn theo từng chức danh công chức do Bộ Nội vụ quy định; từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn; - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và theo vị trí việc làm, đảm bảo tính hiệu quả và kỹ năng trong giải quyết công việc chuyên môn; nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá công chức hằng năm; - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, nhất là Chương trình hành động của Chính phủ, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cùng thực hiện; - Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, văn hóa công sở cho cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là cán bộ, công chức công tác tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Bước đầu bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho viên chức ngành y tế, cảnh sát quản lý hành chính; - Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo trước khi bổ nhiệm đối với các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp quận, huyện, sở ngành và các đơn vị sự nghiệp. - Tiếp tục tổ chức triển khai và thực hiện Chương trình Đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ; - Tiếp tục nghiên cứu thực hiện tốt chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại thành phố; chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ khoa học hiện có; - Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện tập trung tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng hành chính, về đạo đức công vụ và các kiến thức bổ trợ khác cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; - Tổ chức lấy ý kiến người dân về sự phục vụ của cơ quan nhà nước và dịch vụ công về y tế, giáo dục; - Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, tập trung chấn chỉnh hơn nữa kỷ cương, kỷ luật, giờ làm việc; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định các công việc của cơ quan, đơn vị, không đùn đẩy công việc cho các ngành khác và lên cấp trên; giám sát và xử lý cán bộ, công chức, viên chức cấp dưới không chấp hành chỉ đạo của cấp trên hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp với các ngành có liên quan khi thực hiện công vụ; chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch và giải pháp thực hiện; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp. 3.3 Nhóm giải pháp cải cách tài chính công: - Tiếp tục thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công; Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; - Tổ chức thực hiện xã hội hóa mô hình sự nghiệp có thu thuộc ngân sách nhà nước sang mô hình tự cân đối hoặc cân đối một phần chi phí hành chính và biên chế trong các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục - thể thao và khoa học công nghệ. 3.4 Nhóm giải pháp hiện đại hóa hành chính: - Tập trung thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã; tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 2 tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Tổ chức việc tích hợp công cụ: ISO 9001:2008 - Bộ Thủ tục hành chính - các phần mềm quản lý chuyên ngành tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả quận, huyện nhằm rút ngắn thời gian giải quyết và nâng cao chất lượng giải quyết công việc; - Sở, ngành sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ công việc do Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; - Tất cả thủ tục hành chính được công khai trên mạng và phấn đấu có ít nhất 5 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên; - Tổ chức thực hiện việc cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc thành phố theo Kế hoạch đề ra. 3.5. Nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành: - Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường chỉ đạo triển khai công tác cải cách hành chính, có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu kinh phí và các nguồn lực khác nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách hành chính. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thốg nhất việc thực hiện Kế hoạch này; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, đưa thông tin cải cách hành chính đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó chú trọng các hình thức tuyên truyền sau: - Tiếp tục biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin về cải cách hành chính; - Tiếp tục thực hiện các chương trình cải cách hành chính định kỳ hằng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Đài Truyền thanh quận, huyện; nghiên cứu và áp dụng hình thức thích hợp thu hút hơn nhằm thực hiện nội dung tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố; 6. Công cụ thực hiên chính sách * Công cụ kinh tế như ngân sách thực hiện,thưởng cho cơ sở thực hiện tốt và phạt tiền đối với những cơ sở vi phạm * Công cụ hành chính như các kế hoạch,quy hoạch chương trình của nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật * Công cụ tổ chức như cơ cấu tổ chức,đội ngũ cán bộ công chức. * Công cụ tâm lý giáo dục như hệ thống thong tin đại chúng,hệ thống thông tin chuyên ngành * Công cụ kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết cho chính sách này [...]... bộ, ngành về rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 tổ chức chiều ngày 1/3 tại Hà Nội Chính vì vậy nếu tỉnh Cần Thơ thực hiện tốt chính sách cải cách hành chính sẽ tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn Và những chi phí này cho cải cách hành chính phát sinh rất ít trong quá trình thực hiện và hoàn toàn phù hợp với ngân sách của chương trình 1.2 Đánh giá về kết quả của chính sách Các khâu hoạt động kinh... cho công tác và nhiệm vụ được giao • • 2.2 Hiệu quả= kết quả/chi phí Hiệu quả chi phí cải cách hành chính = chi phí đã cải cách hành chính/ chi phí được chi cho cải cách hành chính Mức độ hài long của người dân về chính sách • • • • • 2.3 Công bằng Số tiền tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp nhờ vào chính sách Mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế do thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích... 30c/NQ-CP ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 * Lợi ích nhóm trong cải cách cách hành chính: khái niệm nhóm lợi ích hiện đang được đề cập phổ biến, được hiểu là sự chi phối tiêu cực của một nhóm người, nhóm doanh nghiệp, ngành có lợi ích tương đối thống nhất, gần gũi nhau, liên kết nhau và được thực hiện một cách bất... quyền theo mục tiêu - Số dự thảo văn bản của địa phương và số đề án của tỉnh - Số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để cụ thể hóa những văn bản của Chính phủ vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương Cải cách thủ tục hành chính - % Số lượng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thong= Số lượng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa... cửa bộ máy hành chính nhà nước thì mới thành hiện thực Vì vậy, nếu kịp thời đổi mới hoạt động hành chính thì nhịp độ và chất lượng của sự nghiệp phát triển sẽ ngày càng cao Vì vậy, chính sách này đều có lợi cho cả người dân và doanh nghiệp trong giao dịch hành chính, góp phần tạo tăng trưởng kinh tế,tăng công bằng cho mọi người 1.3 Đánh giá về tác động xã hội,tính thực tế và nguồn lực Chính sách nếu được... bạch *Cảicáchtổchứcbộmáy -% cơquan,tổchứckiệntoànlạicơ cấu tổchức, bộmáy -90% - -Cảicáchtàichínhcông %sốcơquanhànhchínhnhànướccác cấp đangthựchiệnquyềntựchủ, tựchịutrách -100% nhiệmvềsửdụngbiênchếvàkinhphíquảnlýhàn hchính Đầu Nguồnnhânlực: vào -SởTưpháp - SởNộivụ - SởKhoahọcvàCôngnghệ - SởTàichính - SởVănhóa, Thểthaovà Du lịch - ĐàiPhátthanhvàTruyềnhìnhthànhphố -UBND cấphuyện III.Đánh giá chính sách. .. bạch, nhằm quản lý tác động của các nhóm lợi ích, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của tác động của các nhóm lợi ích lên việc hoạch định chính sách, đồng thời bảo vệ những nhóm lợi ích yếu thế trong xã hội • Chính sách này thực sự đại diên cho quyền lợi của người dân và doanh nghiệp 2 Đánh giá chính sách sau khi thực hiện 2.1 Hiệu lực= kết quả / mục tiêu Cải cách thể chế - % số văn bản... quả rà soát 256 thủ tục hành chính ưu tiên cho thấy, nếu triển khai thực sự có chất lượng, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính có thể tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp số tiền tới hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại... Việcthựchiệncôngcu đầu tư: ộccảicáchdiễnrađúng 6 ty đồng tiếnđộ 60%, 100% 30% Hoạ Cảicáchthểchế tđộ - số văn bản quy phạm pháp luật 35 ng đượcthẩmđịnh - sốvănbảncủaTrungương Tỉnh thamgia ý 12 kiếnvào -Sốvănbảnquyphạmphápluậtđược ban 18 hành ểcụthểhóanhữngvănbảncủaChínhphủ * Cảicáchthủtụchànhchính -% Số lượng các cơ quan, đơn vị trong tỉnhthựchiệncơchếmộtcửa, mộtcửa liênthông 90% -%sốlượthồsơcácloạichotổchức... 254.857 USD 1.Đánh giá chính sách trước khi thực hiện chính sách 1.1 Đánh giá về chi phí 1.1.1 Kinh phí thực hiện * Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành * Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền . Tên chính sách: Chính sách cải cách hành chính năm 2012 của tỉnh Cần thơ 1. Mục tiêu của chính sách * Mục tiêu tổng quát Tạo môi trường thuận lợi. dân thành phố Cần Thơ về thực hiện Chương trình cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2020 - Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần. quả/chi phí • Hiệu quả chi phí cải cách hành chính = chi phí đã cải cách hành chính/ chi phí được chi cho cải cách hành chính • Mức độ hài long của người dân về chính sách 2.3 Công bằng • Số tiền tiết