TỰ TÌNH Hồ Xuân Hương I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả - Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam, song cũng là nhà thơ mà cuộc đời còn rất nhiều bí ẩn. Hiện nay phần đông các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến: Bà là con ông Hồ Phi Diễn, một nhà Nho nghèo quê ở Nghệ An. Ông Hồ Phi Diễn ra Bắc dạy học và lấy vợ lẽ, rồi sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình bà từng sống ở Thăng Long. Bà giao du rộng rãi, đường tình duyên của bà gặp nhiều trắc trở. 2. Sự nghiệp sáng tác 3. Bài thơ - Thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Chùm thơ bộc lộ tâm sự của một người phụ nữ đa đoan luôn khát khao hạnh phúc nhưng luôn gặp những điều bất hạnh. Hiện lên trong chùm thơ là người phụ nữ đằm thắm, cá tính mãnh liệt nhưng không thiếu sự dịu dàng yếu đuối của nữ tính. Bài thơ đã thể hiện một số đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương, đó là cảm xúc táo bạo, cái Tôi cá nhân đầy tâm trạng và những hình thơ đầy cá tính với một niềm khát khao hạnh phúc, khát khao sống mãnh liệt. Bài thơ Tự tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương ở nỗi cô đơn, ở niềm khát khao hạnh phúc, ở tâm trạng uất ức luôn muốn phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của cuộc sống. Trong bài thơ có sự xuất hiện rất rõ ràng và cụ thể hình tượng nhân vật trữ tình. Cái Tôi cá nhân xuất hiện rất rõ với tâm trạng buồn và cô đơn trĩu nặng II. ĐỌC HIỂU 1. Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. - Thời gian: đêm khuya - Không gian: trống trải, mênh mông, được miêu ta qua âm thanh văng vẳng của tiếng trống cầm canh (trống canh dồn), đây là bút pháp lấy động tả tĩnh nhằm làm nổi bật cái tĩnh vắng của không gian, vừa thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, vừa bộc lộ sự rối bời của tâm trạng người phụ nữ trong nối cô đơn trống vắng một mình. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan” - Chủ thể trữ tình: người PN hiện lên trong sự tương phản giữa cái cá nhân nhỏ bé (cái hồng nhan) với cái mênh mang của vũ trụ (nước non) - Từ trơ: trơ trọi (đảo ngữ) đi liền với cái hồng nhan, nhấn mạnh cái xót xa, bẽ bàng, thái độ rẻ rúng, mỉa mai. - Đặt trong sự tương phản với nước non, nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi, nỗi đau của người PN và bộc lộ bản lĩnh của nhân vật trữ tình: sự thách thức với cuộc đời. 2. Hai câu 3 - 4 - Hai câu thực miêu tả rõ hơn, thực hơn cảnh và tình của nhân vật trữ tình, trực tiếp thể hiện tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn không lối thoát. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn. Nhưng hương rượu lại càng làm cho người lúc say lúc tỉnh. Tỉnh và nhận ra sự thật phũ phàng: hạnh phúc không vẹn tròn, cảm giác rã rời, chán chường. - Hình ảnh trăng – miêu tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh: dùng hình ảnh trăng để nói lên nỗi lòng người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn, duyên phận lỡ làng. Người phụ nữ ấy không chấp nhận thực tại và vẫn khát khao hạnh phúc. - Cảnh và tình càng thực thì nỗi đau cô đơn, sầu lẻ càng lớn, càng rợn ngợp. 3. Hai câu 5 - 6 - Hai câu thơ mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. - Hai câu luận tiếp tục viết về ngoại cảnh, lấy thiên nhiên đê biểu lộ tâm trạng và thái độ của mình trước số phận. Nỗi phẫn uất ở đây được phát triển một cách tự nhiên từ nỗi đau được gợi lên từ hai câu thực. - Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình. + Các hình ảnh ẩn dụ: Rêu, đá chỉ những vật yếu mềm, thấp bé, nhưng rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây không cam chịu số phận, không chấp nhận sự hèn yếu, cố vươn lên, vượt những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. Đó cũng là bản lĩnh, là niềm phẫn uất, sự phản kháng của nhân vật trữ tính + Nghệ thuật đảo ngữ • Đổi trật tự các cụm từ: đá mấy hong, rêu từng đám • Đổi trật tự các thành phần câu: xiên ngang mặt đất….mấy hòn Với biện pháp đảo trật tự từ, câu trong 2 câu thơ trên, nhà thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận rõ nét về sức mạnh vượt lên số phận của rêu, của đá và cũng chính là của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nó chứng tỏ một sức sống mãnh liệt ngay cả khi đau buồn nhất. 4. Hai câu kết - Hai câu bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Nhà thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng. - Cách dùng từ + chuyển nghĩa từ xuân: mùa xuân, tuổi xuân + ngán: chán ngán, ngán ngẩm + điệp từ lại: từ lại thứ nhất (thêm lần nữa), từ thứ hai (trở lại), diễn ta vòng quay của thời gian quá nhanh, cảm giác sợ mùa xuân trở lại. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ cuối phảng phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. - Câu cuối bài thơ là sự bộc bạch nỗi xót xa buồn chán của nhà thơ. Với nghệ thuật tăng tiến, các từ mảnh tình, sản sẻ, tí, con con làm cho chút tình của người phụ nữ đã nhỏ bé, ít ỏi càng bị san sẻ còn tí con con. Nỗi bật cái nghịch cảnh éo le, thật xót xa, tội nghiệp. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung Bài thơ Tự tình là lời tâm sự ai oán về bi kịch của hạnh phúc, song bài thơ cũng cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của Bà chúa thơ Nôm. “Bài thơ nêu lên một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phấn uất nhưng cuối cũng vẫn đọng lại nỗi xót xa (Lã Nhâm Thìn, Phân tích – Bình giảng tác phẩm văn học 10) 2. Nghệ thuật - Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ , các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy. . TỔNG KẾT 1. Nội dung Bài thơ Tự tình là lời tâm sự ai oán về bi kịch của hạnh phúc, song bài thơ cũng cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ nêu lên một nghịch. Long. Bà giao du rộng rãi, đường tình duyên của bà gặp nhiều trắc trở. 2. Sự nghiệp sáng tác 3. Bài thơ - Thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Chùm thơ bộc lộ tâm sự của một người. cá nhân đầy tâm trạng và những hình thơ đầy cá tính với một niềm khát khao hạnh phúc, khát khao sống mãnh liệt. Bài thơ Tự tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương ở nỗi cô đơn, ở niềm