1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

46 810 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 324 KB

Nội dung

luận văn về Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

  

BÀI TẬP TIỂU LUẬN

Đ Ề BÀI:

Một số hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm năng

cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Môn : Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục

Giảng viên : Đào Phú Quảng

Trang 2

Mục lục

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài……….3

2 Mục đích nghiên cứu……… 4

3 Đối tượng nghiên cứu………4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 4

5 Phương pháp nghiên cứu……… 4

II Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy học của trường THPT……… 5

1 Dạy học và chất lượng dạy học……….5

2 Quản lý và quản lý quá trình dạy học……… 6

3 Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học………

10 4 Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường THPT……

13 5 Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT………

13 6 Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT……….14

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT……….16

III Thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang……… 16

1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và GD& ĐT THPT ở huyện YênThế tỉnh Bắc Giang……… 16

2 Thực trạng công tác quản lí chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang………

17 IV Các biện pháp quản lý nhằm năng cao chất lượng dạy học ở trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang……… 19

1 Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp……… 19

Trang 3

2 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang………20

a Nâng cao nhận thức cho GV, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trong giai đoạn hiện

nay……… … 20

b Tăng cường quản lý chương trình, quản lý hoạt động

sư phạm của giáo viên……….22

c Xây dựng đội ngũ GV các trường THPT theo hướng chuẩn hoá và trên chuẩn………

g Tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của GV

Trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học

kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệphóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định:

“Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng

Trang 4

đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [36,tr.107]

Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết Trung Ương IIkhóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bướcchuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy

mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanhchóng đưa giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cấu mới của đất nước, thực hiệnnâng cao dân tri, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước” [2] Nghị quyết ban chấp hànhtrung ương khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chấtlượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”

Chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông hiện nay và chấtlượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt Tuy nhiên,chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiềuyếu kém, bất cập Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả Dạy học cònthấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực củacông cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước theođịnh hướng xã hôi chủ nghĩa Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành,phương pháp tư duy khoa học của đa số học sinh còn yếu

Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý nhà trường làphải tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra những biệnpháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhanh chóngđáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài tìm hiểu “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy

Trang 5

học” và tiến hành khảo sát tại các trường THPT ở Huyện Yên Thế, TỉnhBắc Giang nhằm chỉ ra thực trạng của vấn đề trên và đề xuất một só biệnpháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngdạy học ở các trường THPT ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang góp phầnnâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT

3 Đối tượng nghiên cứu

Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng và chất lượng dạy học ở cáctrường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý của Hiệu trưởng nhằmnâng cao chất lượng dạy học

.- Thực trạng của việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và chấtlượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên mônnhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thếtỉnh Bắc Giang

5 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết

Trang 6

b Nhóm các phương pháp thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý

c Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu từ các kết quả khảo

II Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy học

1 Dạy học và chất lượng dạy học

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm khác nhau về chất lượng:

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “chất lượng, phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thoát khỏi

sự vật Sựu vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự về cănbản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định đó Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và chất lượng”

Vậy chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ phận lớn vào đời nhay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hóa từ lượng sang chất của độingũ nhân lực có hàm lượng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của

họ, của quá trình giáo dục phổ thông

Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng của từng mặt đạo đức, trí dục, mĩ dục thể thao, giáo dục lao động và hướng nghiệp

Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông

Trang 7

Quản lý quá trình dạy học chính là diều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hanh một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

Để tiến hành quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông, người quản lý cần hiểu rõ về khái niệm quản lý, quản lý dạy học và quản lýquá trình dạy học

2 Quản lý và quản lý quá trình dạy học

a Khái niệm quản lý và chức năng của quản lý

Với ý nghĩa như vậy, đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý Cụ thể:

- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng(có chủ đích), có tổ chức , lựa chọn trong số tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trang của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định

- Quản lý là sự tác động có ý thức,có kế hoạch của chủ thể đến tập thểnhững người lao động(nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được nhũng mục tiêu dự kiến

- Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điêu hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi cá nhân đến mục đích hoạt động chung và phù hợp quy luật khách quan

Như vậy quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kì trình độ phát triển nào của nó Quản lý có thể hiểu đó là sự tác động có mục đích đến tậpthể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

Trang 8

Bản chất hoạt động quản lý là làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêuđặt ra tiến dần trạng thái đến chất lượng mới.

Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung Và do đó quản

lý là một khoa học, một nghệ thuật bởi các hoạt động quản lý là có tổ chức,

có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc, những phương pháp cụ thể, được vận dụng một cách mềm deỏ , linh hoạt và sáng tạo tùy vào từng điều kiện cụ thể, khác nhau của đời sống xã hội suy nghĩ và hànhđộng của nhà quản lý không phải là “trái tim nóng, cái đầu nóng”,cũng không phải “trái tim lạnh, cái đầu lạnh” , càng không phải “trái tim lạnh, cái đầu nóng”, mà phả là “trái tim hồng, cái đầu lạnh”

Chức năng quản lý

Là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản

lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu xác định Ngàynay có thể có những tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan điểm phân loại khác nhau nhưng nền tảng thì quản lý có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

- Chức năng kế hoạch hóa: Là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mụctiêu đó Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó có vai trò khởiđầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ

sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân

Như vậy kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức

- Chức năng tổ chức: là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu

đề ra Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý Nó có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt nó có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị ,người ta còn nhấn mạnh vai trò này bằng tên gọi “ hiệu ứng tổ chức”

Trang 9

- Chức năng chỉ đạo : Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao

Nó là chức năng thứ ba trong một quá trình quản lý có vai trò cùng với chức năng tổ chức thực hiện hóa mục tiêu Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạ được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở phát huycác động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động

- Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào,đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt tới các mục đích xác định Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý Quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Song trên thực tế các chức năng này đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện

Mô hình chức năng của quản lý

Bốn chức năng : Ba hoạt động:

Kế hoạch Ra quyết định đúng đắn

Tổ chức

Tổ chức chức

Trang 10

Giữa 4 chức năng và 3 hoạt động chúng có mối quan hệ tác động gắn bóvới nhau, các chức năng của quản lý chỉ được thực hiện có hiệu quả khingười quản lý phải biết: ra quyết định và quyết định đưa ra phải đảm bảotính chính xác và kịp thời; phải biết điều chỉnh các hoạt động sao cho phùhợp với diễn biến của tình hình thực tế và cuối cùng người quản lý cần cóthông tin chính xác, thông tin chính là năng lực của quản lý Tất nhiên đểhoàn thành tốt công tác quản lý, người quản lý cần xác định mục tiêu, độnglực và các giá trị của quản lý với các ý nghĩa:

+ Xác định đúng mục tiêu quản lý;

+ Bao quát được nội dung quản lý:

+ Nhận diện sâu sác động lực quản lý;

+ Kiên trì thực hiện đồng bộ của hệ giá trị quản lý

b Quản lý quá trình dạy học

Từ khái niệm quá trình dạy học, khái niệm quản lý ta có thể hiểu quản lýquá trình dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý( người quản lý) đến khách thể quản lý là quá trình dạy học Như vậy quản lý quá trình dạy học thực chất là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học bởi hai nhiệm vụ dạy

và học thống nhất nhau trong quá trình dạy học, được cùng lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất và kỹ thuật nhất định

Trong quá trình dạy và học, các nhân tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, đây là hai hoạtđộng trung tâm của một quá trình dạy học

Quản lý quá trình dạy học là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản của quá trình dạy học: mục đích, nhiệm vụ, nội dung,thấy- hoạt động dạy, trò- hoạt động học, các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.Tất cả các nhân

tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại và thốngnhất trong môi trường chính trị - xã hội và môi trường khoa học – kĩ thuật

và công nghệ, nhằm tiến dần đến mục tiêu giáo dục

Trang 11

Mặt khác quản lý giáo dục vận hành và phát triển là do các thành tố cấu thành của nó vận động tương tác với nhau nhằm thực hiện tốt mục tiêu của quá trình dạy học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.Vì vậy quản lýquá trình dạy học vừa phải làm sao cho mỗi cá nhân có được lực tác động

đủ mạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hòa thống nhất của toàn bộ quá trình, không được để nhân tố nào yếu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quá trình.Điều này đòi hỏi người quản lý phải có nghệthuật quản lý của mình

Trong quản lý quá trình dạy học, hệ thống chương trình giáo dục tổng thể có tính ổn định lâu dài và được qui tụ ở các yếu tố :

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học;

- Tổ chức, quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học như

nhân lực (đội ngữ giáo viên), vật lực ( trường , trang thiết bị dạy học); tài chính…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nền nếp, kỹ cương dạy học trong

nhà trường

- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và hoạt

động học của học sinh

- Tổ chức đánh giá kết quả của học tập và giảng dạy học

Tất cả các yếu tố không thể tách rời nhau tạo thành hệ thống tương đốihoàn chỉnh và có hiệu lực hiện tại cũng như lâu dài trong quản lý quá trình dạy học, chúng đặt cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp quản lý quá trình dạy học trong nhà trường

3 Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học

a Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong

các hoạt động quản lý giáo dục

Đặc điểm về quản lý hành chính (hành chính sư phạm) có nghĩa là quản

lý theo pháp luật, nội quy, qui chế và những quy định có tính chất bắt buộctrong hoạt động dạy học

Đặc điểm quản lý chuyên môn sư phạm có nghĩa là tuân thủ những quy định của các quy luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ dạy – học của thầy và trò làm đốitượng quản lý

Trang 12

Như vậy, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục vừa tuân theo quy tắc quản lý hành chính nhà nước với các hoật động quản lý giáo dục, vừa tuân theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục Ở các trường phổ thông,quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy

và chấp hành các văn bản Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây dượng các văn bản cho các hoật động chuyên môn của giáo dục và làm chomọi người hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng Đặc điểm hành chính – giáo dục là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nhằm đảm bảo môi trường

sư phạm thuận lợi cho việc thực hiẹn mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy định

Cần chú ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho người quản lý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoật động quản lý - giáo dục

b Đặc điểm kết hợp Nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lý

các hoật động giáo dục

Giáo dục có nguồn gốc từ xã hội nên giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao Đảng và Nhà nước ta chũng đã nhấn mạnh tư tưởng giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước và của toàn dân

Rõ ràng , dân chủ hóa và xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng

có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển gióa dục nói chng và quản lý giáo dục nói riêng ; quản lý quá trình dạy học ở các trường phổ thông sẽ rất khó giải quyết nếu không có sự tham gia đông đảo lực lượng xã hội Đây cũng là một đạc điểm quan trọng cần nhận thức trong quản lý giáo dục nói chung và trong quản lý dạy học nói riêng

c Hiệu quả của quản lý quá trình dạy học dưới tích hợp trong các hoạt động

Hiệu quả của quản lý quá trình dạy học dưới tích hợp trong kết quả đào tạo, kết quả dạy học và kết quả học tập của học sinh ở từng lớp học và toàn cấp học kết qủa đó được thể hiện qua các chỉ só chủ yếu như : số

Trang 13

lượng học sinh đạt được mục đích học tập, chất lượng dạy học, hiệu quả dạy học

d Đặc điểm của quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT

Vì dạy học xuất phát từ người học và tập trung vào người học hay nói cách khác, quá trình dạy học là quá trình tổ chức vì người học, của người học và do người học Vì vậy, quản lý chất lượng dạy học để tạo ra sản phẩm con người mang những đặc điểm khác hẳn với đặc diểm quản lý quá trình sản xuất, đặc điểm đó thể hiện:

- Chất lượng dạy học luôn gắn chặt với mục tiêu giáo dục và thay đổicùng sự phát triển của kinh tế- xã hội Kinh tế - xã hội cành phát triểncàng đòi hỏi chất lượng dạy học càng phải được năng cao cho phù hợpvới yêu cầu của sự phát triển ấy Vì vậy quản lý chất lượng dạy học phải chú ý đến sự biến đổi này để đặt ra yêu cầu ngày cành cao cho chất lượng giáo dục

- Sản phẩm của quá trình dạy học là con người mà nhận thức của conngười không hoàn toàn giống nhau, nó bị chi phối bởi các yếu tố ( hoàn cảnh, gia đình, sức khỏe, nguyện vọng), vì thế không thể có một chất lượng giống nhau một cách tuyệt đối như sản phẩm của sản xuất hàng hóa và không thể nhìn từ bên ngoài, không có sản phẩm phếphẩm

- Chất lượng dạy học được tính bằng giá trị tăng thêm mà người học tiếp thu được trong quá trình dạy học, thời gian học Giá trị tăng thêm

đó không chỉ do một người dạy hoặc người học tạo ra được mà nó là

sự nỗ lực của cả người dạy và người học Do đó quản lý chất lượng dạy học phải tính đến quản lý của hoạt động dạy của thầy và hoaatj động học của trò, những nhân tố trung tam của quá trình dạy học

- Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố : điều kiện cơ sở vật chất, môi trường ( cả môi trường trong và ngoài nhà trường), điều kiện, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức, các nguồn tài chính… Do đó quản lý chất lượng dạy học là phải quản lý một cách tổng thể các yếu tố tác đôngk đến chất lượng dạy học

4 Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường THPT

Trang 14

Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông trên cơ sở những quy định có tính pháp lý của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo

đã ban hành như :

o Luật giáo dục

o Điều lệ trường trung học

oChỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học ban hành hàng năm

o Mục tiêu kế hoạch đào tạo trường trung học

o Chương trình giáo dục THPT và kế hoạch dạy học

o Sách gióa khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học

o Quy chế thi chon học sinh giỏi Quốc gia của cấp phổ thông

o Các Thông tư, hướng dẫn một số điều về quy chế chuyên môn, đánh giá và thi tốt nghiệp…

Tại Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”

Đề cập tới những yêu cầu mới về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, tại khoản 1, khoản 3 và khoản 8, Điều 58, Luật giáo dục năm 2005 có ghi : “tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác thao mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoạc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền…tuyển sinh và quản lý người học; tự đánh giá chất lượng giáodục và chịu sự kiểm tra giá chất lượng giáo của cơ quan có thẩm quyền thẩm định chát lượng giáo dục ”

Về nhiệm vụ của giáo dục, tại Điều 72, Luật Giáo dục đã ghi rõ:

- “Giáo dục và giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiệnđầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật cà điều lệ nhà trường;

Trang 15

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà gióa; tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền,lợi ích chính đáng của người học;

- Không ngừng học tập, rền luyện để năng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,nhiệm vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt người tốt”

Về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng được thể hiện tại khoản 1,

Điều 54, Luật giáo dục năm 2005 là : “ hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhân”.

Ngoài ra, trong điều lệ trường trung học, cơ sở pháp lý về quản lý dạy học ở trường THPT đã được cụ thể hóa qua các quy định vầ chức trách nhiệm vụ của hiệu trưởng, của hội đồng giáo dục cũng như của các tổ chứchoạt động giáo dục trong trường trung học…

Như văn bản trên thuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học, song đó là những văn bản có tính pháp qui,

là cơ sở pháp lý, cơ sở quyền lực vị trí cho người quản lý thực thi nhiệm vụ

và quyền hạn của mình trong việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà trước hết là quản lý dạy và học để năng cao chất lượng Tuy nhiên để quản lý tốt các hoạt động giáo dục trong trường THPT nóichung và hoạt động dạy học nói riêng, người hiệu trưởng không chỉ lãnh đạo bằng quyền uy, quyền lực vị trí mà còn phải dựa vào quyền lực cá nhân (tài năng chuyên môn, sự trung thành, sự thân thiện hấp dẫn và lôi cuốn) biết quản lý thao kiểu quản lý “nhân tâm”

5 Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT

Trên cở sở lý luận và cơ sở pháp lý đã đặt ra, nội dung quản lý quá trìnhdạy học oqr trường THPT được tập trung vào quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Hoạt động dạy của thầy trong đó bao gồm

cả sự tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, hoạt động học của học sinh phải ăn nhịp với hoạt động dạy của giáo viên, do giáo viên điều khiển Do đó quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý hoạt động học của trò là những khâu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của người quản lý trường học

Trang 16

“Quản lý hoạt động học của học sinh, phải bao quát được cả thời gian trên lớp, thời gian học ở nhà Học ở trường và học ở các cơ sở sản xuất Hình thức học trên lớp, thực hành, lao động công ích và sản xuất, tham gia công tác xã hội…để điều khiển các hoạt động cân đối, phù hợp với tính chất của hoạt động dạy ”.

Nội dung quản lý hoạt động dạy của thầy bao gồm:

- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học;

- Quản lý việc soạn bài và công tác chuẩn bị của giáo viên cho một giờ dạy học;

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên;

- Quản lý về phương pháp giảng dạy của giáo viên;

- Quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập;

- Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên;

- Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;

Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh bao gồm ;

- Quản lý công tác giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh;

- Quản lý và chỉ đạo hoạt động xây dựng nền nếp học tập của học sinh;

- Quản lý việc hướng dẫn phương pháp, kỹ năng học tập cho học sinh;

- Quản lý việc phân tích - đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Quản lý các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của học sinh;

- Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập vủa học sinh

6 Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT

Với việc tiếp cập từ mọc tiêu, thì quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT thực chất là việc quản lý việc thực hiện mục tiêu của cấp học

Về khái niệm mục tiêu, theo Giáo sư Nguyễn Đức Chính “mục tiêu hiểutheo nghĩa cơ bản nhất của từ này là cái đích mà ta phải đến và khi đã đến đích phải đánh giá được là đã đến đích được hay chưa Với nghĩa này, những định hướng, mục đích của giáo dục mới chỉ là “bản qui hoạch

chung”hoặc cùng lắm là “bản qui hoạch chi tiết”của ngôi nhà giáo dục, nó

Trang 17

mới cho ta được ý niệm ban đầu của hình hài ngôi nhà Nhất thiết phải có bản thiết kế, một bản vẽ thi công (mục tiêu) làm cơ sở cho việc xác định một cách chính xác và tường minh những loại vật liệu gì (nội dung) bao nhiêu là đủ, phải có các biện pháp thi công nào (phương pháp dạy - học) vàđiều tối quan trọng là khi xây dựng xong ta có thể đối chiếu ngôi nhà đó với bản thiết kế để đánh giá chất lượng ngôi nhà.

Mục tiêu là sự mô tả những gì sẽ đạt được sau khi học được một môn học, hay một bài học Mục tiêu được xác định bằng hành vi cụ thể hóa năng lực nhận thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được sau một bài học, môn học, khóa đào tạo”

Mục tiêu giáo dục THPT được ghi tại khoản 4, Điều 27, Luật giáo dục

2005 là “giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường

về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoạc đị vào cuộc sống”

Vì vậy quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT là quản lý mục tiêu với sản phẩm ‘đầu ra’ là học sinh trên cơ sở đánh giá học sinh sau ba năm học đối chiếu với các mục tiêu của cấp học, học sinh đã đạt đến trình độ nào thao các yêu cầu sau :

- Việc hình thành ở người học hệ thống tri thức phổ thông toàn diện vừa theo kịp với trình độ tiên tiến của thế giới , vừa kế thừa truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc

- Việc hình thành kĩ năng lao động với ý nghĩa là những kĩ năng nghè nghiệp phổ thông

- Biểu hiện thái độ, tình cảm với quê hương, đất nước và những định hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình cấp học cho bản thân học sinh trong tương lai

Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT cũng chính là quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên trong trường THPT được thể hiện thông quakết quả học tập của học sinh Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt

ba nhiệm vụ với người học :

 Cung cấp kiến thức

 Rèn luyện kỹ năng

Trang 18

 Hình thành thái độ

Thực hiện tốt 3 nhiệm vụ đó làm cho hiệu quả dạy học ngày càng gia tăng theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hội chính là chất lượng dạy học được năng cao, do đó, quản lý để năng cao chất lượng daỵ hoc được nâng cao.Do đó, quản lý để năng cao chất lượng dạy học không chỉ đơn thuần là quản lý các hoạt đông dạy học mà còn là quản lý quá trình tác động đến tất

cả các thành tố của hoạt động sư phạm có tác động hỗ trợ, giúp đỡ phục vụcho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, trong đó cần đặc biệtquan tâm đến các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả Quản lý chất lượng dạy học là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và tổ chức duy trì các cơ chế để đảm bảo chất lượng của các thành tố tham gia vào quá trình dạy học, trong đó chủ yếu nhất là chất lượng của người học Vai trò của người quản lý là tạo ra những quy trình, giám sát, đánh giá việcthực hiện các quy trình và kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi chưa có sự phù hợp của các quy trình đó Trong quá trình quản lý, người quản lý phải xác định được những hoạt động sau đây : xác định mục tiêu và các chuẩn mực; xác định lĩnh vực cần quản lý; xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng;xác định tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá chất lượng dạy học

- Xác định mục tiêu và các chuẩn mực: các mục tiêu và các chuẩn mực cần được xác định theo mức độ cụ thể và cần phải là các chi tiêu định lượng Việc xác định các mục tiêu và các chuẩn mực và đề ra các biện pháp thực hiện các mục tiêu đó phải được tiến hành trong quá trình xây dựng kế hoạch của năm họ Bản kế hoạch này phải xác định được sứ mệnh,

lý do tồn tại và tầm nhìn cũng như cơ sở logic của sự tồn tại và phát triển, phải phân tích được qua các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nhà trường, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết Xác định cách thức, hướng đi, dự trù kinh phí và khả năng khai thác, thu hát các nguồn lực để thực hiện kế hoạch Các kế hoạch hoạt động phải được xây dựng để cụ thể hóa bản kể hoạch các mục tiêu và chuẩn mực Các giá trị đối với “đầu vào”, các điều kiện đảm bảo đội ngũ và cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nguồn tài chính chi phí…được xác định sẽ là cơ sở để phân tích, so sánh vàđánh giá chất lượng “đầu ra” của sản phẩm

- Xác định lĩnh vực cần quản lý: các lĩnh vực cần quản lý gồm 2 nhóm chính là nhóm chức năng cơ bản và nhóm điều khiển

Trang 19

Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng cơ bản bao gồm : quản lý dạy

và quản lý học ( quản lý mục tiêu, nội dung,chương trình,phuơng pháp) Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng điều khiển bao gồm : quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên, quản lý học sinh, quản lý các dịch vụ hỗ trợ dạy học, quant lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác quản lý điều hành của nhà trường

- Quy trình tổ chức đánh giá có thể bao gồm tất cả các quy trình có liên quan đến việc tổ chức dạy học Quy trình đánh giá có thể dựa vào một số thông sôa như đánh giá trong và đánh giá ngoài

Đánh giá trong là sự đánh giá của chính giáo viên với học sinh của mình, cách đánh giá này chủ yếu thông qua kiểm tra và nhận xét khi tiến hành quá trình dạy học Cách đánh giá này có mục đích cho giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với các nhóm đối tượnghọc sinh, đồng thời giúp học sinh nhận những hạn chế, thiếu xót của mình trong việc tiếp thu tri thức, phát triển kĩ năng và xây dựnh thái độ cần thiết cho việc học tập của mình

Đánh giá ngoài : là đánh giá được thực hiện bởi một tổ chức chuyên trách thông qua thi cử, độc lập giữa dạy học và kiểm tra

- Quy trình khuyến khích năng cao chất lượng : có nhiều hoạt động có thể hướng tới việc năng cao chất lượng như các quy tác, các quy chế, các tiêu chí thực tiễn, mô tả điển hình, thăng thưởng, đề bạt…

- Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá kết quả: các tiêu chuẩn được đánh giátrên cơ sở hai yêu cầu đó là các thông số đánh giá phải phù hợp với mụctiêu, nội dung dạy học và các thang bậc điểm cho mỗi loại thông số cầnhàm chứa các chuẩn mực mong muốn hoặc đã được chấp thuận

Muốn quản lý để nâng cao chất lượng dạy học còn cần phải xây dựngcác điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo nâng cao chất lượng như: xâydựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học vàyêu cầu của chương trình giảng dạy; tăng cường và ngày càng hoàn thiện

cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đạI hoá đáp ứngyêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; huyđộng các nguồn lực tài chính ưu tiên cho hoạt động dạy học; sử dụng cácbiện pháp kinh tế và tâm lý xã hội làm đòn bẩy hỗ trợ trong quản lý dạyhọc, đặc biệt cần tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụngcác thành tựu của khoa học, công nghệ vào quá trình dạy học

Trang 20

Quản lý chất lượng dạy học chính là quản lý toàn diện các hoạt độngtrong nhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học của giáo viênnhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đặt ra.

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạyhọc có tính then chốt là: Mục tiêu dạy học (M); đội ngũ (T) (bao gồm giáoviên, nhân viên ); học sinh (Tr ); nội dung dạy học (N) và phương pháp dạyhọc (P)

+ Mục tiêu dạy học đặt ra yêu cầu đạt tới trình độ chuẩn kiến thức vàcác kỹ năng theo yêu cầu của môn học, cấp học và mục tiêu giáo dục + Yếu tố đội ngũ bao gồm: chất lượng đội ngũ, cơ cấu đội ngũ (cơ cấutheo bộ môn), phẩm chất đội ngũ…

III Thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và GD& ĐT THPT ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

a Đặc điểm kinh tế xã hội và tác động của nó đến hoạt động dạy học của

các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có diện tích tựnhiên là 31.101,5 ha với 21 xã, thị trấn và trong đó có 8 xã khu vực III và 5

xã vùng cao Dân số toàn huyện là 94014 người, có 7 dân tộc cùng chungsống

Yên Thế là một vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranhcách mạng với cuộc khỏi nghĩa nông dân Yên Thế và anh hùng áo vảiHoàng Hoa Thám đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực

Trang 21

lượng vũ trang nhân dân Yên Thế có vị trí quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thuận lợi: Được sự quan tâm của huyện ủy, UBND huyện đến

công tác giáo dục, môi trường GD thuần nhất, nhân dân cần cù lao động

và rất quan tâm đến học tập của con em mình, luôn ủng hộ cho nhà trường

cả vật chất lẫn tinh thần, đó là sự động viên cổ vũ lớn lao cho ngành giáodục huyện Yên Thế, giúp cho các trường THPT huyện Yên Thế nhiều nămqua giữ vững ổn định, nâng cao chất lượng dạy học và phát triển

Khó khăn: Dân cư phân bố trên địa bàn rộng, nhất là khu vực

miền núi, đây là một khó khan lớn cho giáo dục Thu nhập của nhân dântrong toàn huyện thấp, trình độ dân trí chưa cao nên việc huy động cộngđồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế, đầu tư cho học tậpcòn chưa cao

b Đặc điểm của các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

* Những đặc điểm chung:

Quy mô các nhà trường ở cỡ trung bình trong tỉnh, đội ngũ vẫn cònthiếu về số lượng, chất lượng chưa mạnh, cơi cấu chưa đồng bộ Cơ sở vậtchất, trang thiết bị phục vu cho hoạt động dạy học còn thiếu quá nhiều, cáctrường đều phải học hai ca

* Những điểm khác nhau

Trường THPT Yên Thế nằm ở trung tâm huyện, là một trường đượcđầu tư lớn hơn cả về cơ sở vật chất, là nơi có điều kiện kinh tế xã hội pháttriển

Trang 22

Trường THPT Bố Hạ nằm ở trung tâm khu vực miền đông của huyện,địa bàn tuyển sinh là 6 xã miền đông Trường mới được thành lập từ năm

1990, dược tách ra từ trường THPT Yên Thế, đội ngú quản lí, giáo viêncòn trẻ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn

Trường THPT Mỏ Trạng là một trường mới thành lập tù một trườngthanh niên dân tộc Trường có nhiệm vụ tuyển sinh ỏe khu vực miền núicủa huyện, đa số học sinh là con em dân tộc Đội ngũ giáo viên còn trẻ,thiếu kinh nghiệm, nhận thức của học sinh rất hạn chế nên chất lượng giáodục còn chưa cập với hai trường huyện

2 Thực trạng công tác quản lí chất lượng dạy học ở các trường THPT

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, khi đánh giá về tìnhhình giáo dục hiện nay, ngoài những thành tựu đạt được cũng chỉ ra nhữngyếu kém của ngành,

đó là: “chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp”, đội ngũ nhà giáo thiếu

về số lượng, nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầuvừa phải tăng nhanh quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục

Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lí giáo dục đào tạo có nhữngmặt yếu kém bất cập

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của xã hội thì việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp đổimới, quản lí giáo dục là

Trang 23

Nhận thức của cán bộ quản lí các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnhBắc Giang Tất cả các cán bộ quản lí đều coi trọng quản lí lập kế hoạchcông tác tổ chuyên môn Chú trọng đến điều kiện phân nhiệm cho cácthành viên trong tổ và công tác quản lí hồ sơ cá nhân vì đây là các biệnpháp quản lí hành chính.

Các trường đã chú trọng nhiệm vụ cụ thể hóa năm học, BGH cũngđưa ra qui định cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt chocác tổ chuyên môn và chỉ đạo công tác xây dựng nhóm chuyên môn theonhiệm vụ được giao của tổ Hai nội dung này được đánh giá là thực hiệntốt Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ, xây dựng kế hoạch của tổ, nhóm,

có thực hiện nhưng kết quả chưa cao Khảo sát cho thấy kế hoạch theotháng, tuần chỉ mang tính hình thức, cho nên các tổ chuyên môn hầu hếtcòn bị động, chất lượng thuwcjhieenj kế hoạch của tổ là chưa cao

IV Các biện pháp quản lý nhăm năng cao chất lượng dạy học

ở trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

1 Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp.

Quản lý chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và là công tác trọng yếu nhất của người hiệu trưởng các trường THPT Trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý tại các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như: tính đồng bộ, tínhthực tiễn và tính khả thi của các biện pháp

a Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp.

Yêu cầu của nguyên tắc này là phải xuất phát từ bản chất của quá trìnhquản lý của ngườI hiệu trưởng trong nhà trường THPT, trong đó tập trungvào các khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên,

Ngày đăng: 09/04/2013, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w