1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay

53 8,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước ta. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi, và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mở của đầt làm giẩm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.

Trang 1

I MỞ ĐẦU

Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước ta Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi, và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mở của đầt làm giẩm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí

Tuy nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyênrừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp kiến thức bản địa chưa được phát huy hoạt động khuyến nông khuyến lâm chua phát triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi…

Trang 2

Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh

tế xã hội Việt Nam Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và công tác quản lý bảo vệphát triển Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách tác động mạnh đến đời sống nhân dân như: giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, quy chết về quản

lý rừng phòng hộ quy chế hưởng lợi Trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời đảm bảo cho rừng không bị khai thác quá mức ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên

Trang 3

Theo số liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 còn 9,5 triệu ha rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm

1981 còn 7,4 triệu, chiếm 24%, đến năm 1989 có 9,3 triệu, trong

đó có những rừng mới trồng

Trang 4

Diện tích rừng ở Việt Nam so với diện tích đất tự nhiên

STT Khu vực Diện tích

đất tự nhiên(1000 ha)

Diện tíchrừng (1000ha)

Tỷ lệ %diện tíchrừng/đất tựnhiên (%)

Trang 5

giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồngthuỷ hải sản thiếu quy hoạch

Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ

lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực

Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn

và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo

vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2

• Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5triệu ha ở cả vùng cao và vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất

đi khoảng 250.000 ha Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều

Trang 6

hướng tăng lên, 28,2% theo thống kê đến năm 2004 thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến 36,7% (bảng 3.2)

Bảng 3.2 Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị

tính: 1.000.000ha)

5

1976

1980

1985

1990

1995

1999

2002

2004

Tổngdiệntích

(ha)

14,30

11,16

10,60

9,89

9,17

9,30

10,99

11,78

12,30

Rừng trồng

(ha)

0,00

0,01

0,42

0,58

0,74

1,05

1,52

1,91

2,21

Rừng tự

nhiên(ha)

14,30

11,07

10,18

9,30

8,43

8,25

9,47

9,86

10,89

Độ che phủ

(%)

43,00

33,80

32,10

30,00

27,80

28,20

33,20

35,836,7

Trang 7

(nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Phần Đa dạng sinh học, 2005)

2 Các kiểu rừng chính ở Việt Nam

Điều kiện tự nhiên khí hậu và các nhân tố khác đã tạo cho cây rừngsinh trưởng và phát triển quanh năm, thảm thực vật rừng phong phú đa dạng với nhiều kiểu rừng Theo các nhà Lâm nghiệp, người

ta chia ra các kiểu rừng sau : (Báo cáo về hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1994, Cục Môi trường)

2.1 Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới

Người ta còn gọi là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm, kiểu rừng này thường gặp trên các vùng núi cao, dưới 800 m ở phía Bắc, cao trên 1000 m ở phía Nam, là kiểu rừng hỗn loài thuộc họ quen thuộc ở vùng nhiệt đới như họ Đậu (Papilionoideae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), chúng phát triển tươi tốt thành nhiều tầng với nhiều năm tuổi khác nhau Ở kiểu rừng này còn có rất nhiều thực

Trang 8

vật phụ sinh như phong lan và cây dây leo thân cỏ (song mây) và thân gỗ.

Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới có năng suất sinh học rất cao,

và có nhiều loài gỗ quí Sự thuận lợi về môi trường, phong phú về thức ăn đã tạo ra một quần thể động vật phong phú về chủng loại

và số lượng

2.2 Rừng khộp

Còn gọi là rừng thưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới rụng lá, thường thấy

ở miền Nam tại các vùng có độ cao dưới 1000 m Thành phần gồmcây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau

Trên nhiều vùng đất bằng phẳng ở Tây Nguyên thường đọng nước trong mùa mưa, và cạn nước trong mùa khô, thêm vào đó lửa rừng tàn phá thường xuất hiện rừng Khộp nghèo với vài loài cây họ Dầumọc thưa thớt, sinh trưởng chậm

Trang 9

Trên sườn dốc, nơi có tầng đất sâu hơn hoặc có nước tương đối thuận lợi hơn, nhất là ở vùng đất đỏ bazalt và ven sông suối thườngxuất hiện rừng khộp giàu có, thành phần loài phong phú, cây mọc dầy thành nhiều tầng xanh tươi, cho nhiều gỗ cứng, gỗ quí với kíchthước lớn như : Giáng hương, Trắc, Cẩm lai, Gụ, Mun và nhiều loài gỗ Sao, Dầu.

Rừng khộp là nơi tập trung của nhiều loài thú nổi tiếng vùng Châu

Á như: Hươu, Nai, Voi, Khỉ, Vượn trong đó có các loài thú quí hiếm của thế giới như Bò xám Cuprey, Tê Giác

Rừng khộp nghèo để tạo thành đồng cỏ chăn nuôi Đất rừng khộp giàu để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn trái

Ở rừng này, người ta thường áp dụng lối canh tác nông lâm kết hợp

2.3 Rừng lá kim

Ở các vùng cao trên 1000 m ở phía Nam thích hợp với các loài thực vật lá kim (Tùng, Bách, Thông 2 lá, Thông 3 lá) đã tạo nên

Trang 10

những cánh rừng bạt ngàn trên cao nguyên Lâm Đồng Tùy theo độcao và chế độ ẩm cụ thể mà rừng thông có thể xen lẫn với cây lá rộng của rừng Khộp hoặc của rừng thường xanh Á nhiệt đới.

Rừng thông ở đây cung cấp gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, làm bột giấy Nhựa thông dùng để chế biến colofan, dầu thông, nhiều loại hóa chất khác nhau là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Ở dưới tán rừng thông hoặc xen kẻ với cây công nghiệp, cây thuốc, cây ăn trái hoặc các đồng cỏ chăn nuôi

Ở các vùng cao trên 1500 m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng

có rừng lá kim, nhưng khu vực nhỏ hơn, thường gặp là thông, Pơmu là loại quí

2.4 Rừng thường xanh lá rộng Á nhiệt đới

Thường gặp ở các vùng núi cao trên 800 m ở phía Bắc, phần lớn gồm các cây hiện diện thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Long Não

(Lauraceae), họ Thạch Nam (Ericaceae) và các cây Tre, Nứa (họ

Trang 11

Poaceae) thực vật phụ sinh phát triển mạnh, thường là Phong lan (Orchidaceae), ráng đuôi phụng, ráng tổ rồng (Polypodiaceae) và các cây Thảo quả (họ Zingiberaceae) Ở vùng rừng này, người ta thường trồng những cây thuốc như: Đỗ Trọng (họ Eucommiaceae),Quế (họ Lauraceae), Nhân sâm (họ Araliaceae)

2.5 Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi

Thành phần thực vật trên núi đá vôi khá phong phú, chủ yếu là rừng thường xanh, cây rụng lá chiếm tỷ lệ nhỏ Các loài cây đặc hữu của vùng này gồm : Nghiến (họ Tilliaceae), cây Kim giao (họ Podocarpaceae), cây Trai ly (họ Clusiaceae) là những loại gỗ quí,thường chúng có đặc điểm chung là ưa Calci, chịu hạn, ít chịu chua Nhiều loài vừa có bộ rễ phát triển sâu, vừa có khả năng kiềm chế thoát nước trên mặt lá Nhưng cũng có những loài rễ cạn,

chúng sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm và rụng lá vào mùa khô Nơi gần đầu nguồn do hang động đưa nước từ nơi khác đến, nên chúng ta thường gặp cây nhiệt đới thường xanh và Tre, Trúc Rừng này thích hợp cho các loài vật cần hang động để lẫn trốn thú

Trang 12

dữ như: Sơn dương, khỉ, vượn Đây là loại rừng đặc sắc đối với con người vì nơi đây còn giữ lại nhiều nguồn gen, quí, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học, rừng quốc gia Cúc Phương được thành lập theo kiểu này.

Trang 13

Việt Nam có bờ biển dài 3200 km với nhiều cửa sông giàu phù sa, nên rừng ngập mặn sinh trưởng tốt, đặc biệt là bán đảo Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Trước năm 1945, ở Cà Mau có trên 150.000 ha rừng già, cây to cao, trong tổng số 400.000 ha rừng ngập mặn của cả nước Nhưng trong thời gian chiến tranh từ năm 1962 đến 1971, chất độc hóa học của Mỹ đã hủy diệt nhiều khu rừng rộng lớn ở Cà Mau và huyện Cần Giờ (TP.HCM)

Sau chiến tranh, Bộ Lâm Nghiệp đã cố gắng phục hồi, có kế hoạch chỉ đạo trồng lại rừng ngập mặn, nhưng do nhiều cơ quan và nhân dân lại phá rừng làm đầm nuôi tôm nên diện tích rừng ngập mặn bịthu hẹp nhanh chóng

Theo GS Phan Nguyên Hồng thì rừng ngập mặn ở Việt Nam có khoảng hơn 50 loài cây, phân bố không giống nhau ở các khu vực ven biển Có 4 khu vực chủ yếu như sau :

Trang 14

- Khu vực ven biển Đông Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng).

Rừng ngập mặn phát triển nhờ các đảo che chắn ở phía ngoài Các loài cây chủ yếu là : đước, vẹt, vẹt dìa, sú mấm Do có mùa Đông lạnh nên cây chỉ cao từ 1,5 m đến 7 m

- Khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Cửa Lạch Trường (Thanh Hóa)

Tuy có các bãi bồi rộng, giàu phù sa, nhưng ở đây bãi biển trống trãi, không có các đảo che chắn gió nên chỉ có một ít rừng ngập mặn trong các cửa sông, với các loài ưa nước lợ như: bần, vẹt dìa,

sú, ô rô Bần có kích thước khá lớn, cao từ 8 m đến 12 m, đường kính từ 15 đến 25 cm

- Khu vực ven biển miền Trung : kéo dài từ Lạch Trường đến Vũng Tàu

Trang 15

Bãi bồi hẹp, ít phù sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên chỉ có những dãi rừng hẹp ở phía trong các cửa sông, chủ yếu là các cây nhỏ, cây bụi, gồm có đước, đưng, vẹt, sú, mấm

- Khu vực Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên :

Nơi đây có nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa, do hệ thống sông ĐồngNai, Cửu Long cung cấp, ít gió bão nên rừng ngập mặn phát triển tốt, nhất là ở Cà Mau Rừng có nhiều loài cây như : đước, dưng, vẹt, dà, mấm, dừa nước Chúng ta có các rừng ngập mặn ở các tỉnh: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau và huyện Cần Giờ (TP.HCM) Riêng tỉnh Bến Tre, các rừng ngập mặn ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, sau thời gian chiến tranh, đến nay phần lớn là rừng trồng mới, và mang tính cách rừng phòng hộ môi trường hơn là kinh tế, còn ở rừng ngập mặn Ba Tri có sân chim MỹHòa, khá phong phú về giống loài động vật và thực vật : về thực vật có 59 loài, trong đó có 39 loài thực vật trồng và 20 loài hoang dại, tất cả thuộc 33 họ (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1996), và 84 loài chim thuộc 35 họ (Trần Thanh Tòng, 1996)

Trang 16

Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn 9+bị tàn phá nhiều để lấy đất làm đầm nuôi tôm, hoặc lấy gỗ, củi Rừng đã và đang suy thoái nghiêm trọng, chính nó đã gây ảnh hưởng xấu cho nhân dân khi có thiên tai hoặc khí hậu thay đổi Được đánh giá là rừng phòng hộ môi trường có biện pháp quản lý tốt qua chính sách giao đất, khoánrừng, nổi bật và đáng kể nhất là rừng ngập mặn Cần Giờ, và nên chú ý bảo quản cây chà là

Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72triệu lít chất độc hoá học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam

Trang 17

Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng (WB, 1995) Saukhi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lại khoảng9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh, chiếm khoảng 28% diệntích cả nước.

Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa cácvùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng câylương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân Khôngnhững thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi các loại vũkhí do chiến tranh để lại sau đó

 Khai thác quá mức.

- Khai thác gỗ:

Là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH Nó không những làmnghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêmtrọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trúcủa các loài động vật hoang dã

Trang 18

Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991, bình quân lượng gỗ bịkhai thác là 3,5 triệu m3/năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kếhoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi năm); giai đoạn 1992 -1996khoảng 1,5 m3 gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng 0,35 triệu m3gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam.

Hình 2.1 Khai thác quá mức tài nguyên rừng

Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khurừng phòng hộ và rừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị

Trang 19

cạn kiệt nhanh chóng Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗtrái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗtrong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng

gỗ ngày càng giảm Việc kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượngbảo vệ rừng chưa đủ mạnh, hiệu quả kiểm soát thấp, việc xử lýnhững vụ vi phạm khai thác và vận chuyển gỗ trái phép còn hạnchế

Ngổn ngang gỗ lậu

- Khai thác củi làm nhiên liệu:

Trang 20

Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát,đây cùng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH Nhu cầu năng lượng

từ củi chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, ướctính hàng năm có 22-23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng

tự nhiên (RWEDP – Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ củi)

Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai tháchàng năm, bên cạnh đó còn có nạn đốt than Khai thác củi và đốtthan để bán còn là nghề kiếm sống khó thay thế của nhiều ngườivùng núi

- Khai thác, buôn bán các sản phẩm ngoài gỗ

Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật nhóm lâm sảnngoại gỗ như song, mây, lá nón, tre nứa, và cây thuốc (khoảng1.000 loài)

Chúng được khai thác với những mục địch khác nhau: để dùng,

để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu Đặc biệt là khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi và kiệt quệ Có

Trang 21

khoảng 70 loài thuộc các lớp chim thú bò sát bị khai thác thường xuyên để khai thác sử dụng cho các loại mục đích khác

việc kinh doanh các loài hoang dã nhát là rắn,rùa,baba ,tắc kè …đểlàm món ăn đặc sản ,làm thuốc,đồ lưu niệm …và xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng

Trong khi đó khai thác lâm sản vốn là nguồn sống lâu đời của một

bộ phận khá lớn người dân

Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trang 22

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước,việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, cầu phà,bến cảng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước là một tất yếu.

Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên một cách thiếu quyhoạch, thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH.Chẳng hạn như việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyênqua các vùng rừng rộng lớn như đường Trường Sơn, các tuyếnđường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau,đường dây điện 500kv , ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục củavùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường

tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm

đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng (Do nhiều loài sinh vật bịtiêu diệt do đất đá vùi lấp, do ngập sâu dưới nước Nhiều loài sinhvật mất nơi cư trú, mất môi trường sống, mất nguồn thức ăn, mấtnơi sinh đẻ nên một khối lượng lớn cá thể bị chết, các chuỗi dinhdưỡng bị xáo trộn, cân bằng sinh thái bị tổn thương Việc ngăn

Trang 23

sông, xây đắp làm hồ chứa có thể làm mất đường di cư sinh sảncủa một số loài sinh vật như Cá Chình.

 Cháy rừng

Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồmrừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng thêm hàng năm thì tình hìnhdiễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Namđang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng ngày càng nghiêm trọnghơn

Trang 24

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Kiểm lâm vềcháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong 42 năm qua (1963-04/2005) tổng số vụ cháy rừng là trên 49.600 vụ, diện tích thiệthại trên 646.900 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có274.251 ha rừng trồng và 377.606 ha rừng tự nhiên Riêng năm

2002 đã xảy ra 1.098 vụ cháy, năm 2003 xảy ra 642 vụ cháy, trong

đó vụ cháy rừng Tràm U Minh là nghiêm trọng nhất

Sự kiện cháy rừng vào thàng 3,4 năm 2002 tại Vườn QuốcGia U Minh – Thượng là một tai họa điển hình về cháy rừng đốivới tài nguyên sinh vật và ĐDSH Tại U Minh Thượng trước khi bịcháy rừng đã thống kê được 32 loài thú Sau khi bị cháy, ít nhất có

25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau Một

số loài có nguy cơ không gặp lại ở HST độc đáo này: Dơi ngựa lớnPteropus vampyrus; Sóc lửa Callosciurus finlaysoni; Rái cá lôngmũi Lutra sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea; Mèo cá

Trang 25

Drionailurus viverrinus; Tê tê Manis javanica; Cầy giông đốm lớnViverra megaspila (nguồn Cục Kiểm lâm, 2005)

3.2 Nguyên nhân sâu xa gây suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam.

Gia tăng dân số và di cư.

Tăng dân số nhanh đã là một trong những nguyên nhân chínhlàm suy thoái tài nguyên rừng của Việt Nam Sự gia tăng dân sốdẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu khác trong khilượng tài nguyên có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nôngnghiệp Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở rộng đất nông nghiệp,xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH

.Sự nghèo đói.

Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trênthế giới với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tếchủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiềukhó khăn

Trang 26

Những người nghèo thường không có ruộng đất, phải sốngdựa vào đất bạc màu, đất dốc, đất có độ phì kém, lại thiếu vốn đầu

tư lâu dài cho sản xuất, buộc họ phải khai thác nhanh ruộng đất củamình hoặc phá rừng lấy đất canh tác

Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường

và phát triển kinh tế xã hội là mối quan hệ nhân quả Vì vậy, xoáđói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển, là điềukiện để bảo vệ môi trường

 Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở quy

mô lớn đến ĐDSH, đến biến đổi tài nguyên và chất lượng môitrường

Những chính sách trong thời kỳ đổi mới một mặt đã gópphần tạo ra bước tiến mạnh mẽ cho nền kinh tế, mặt khác đã gâyảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH Chính sách đẩy mạnh xuất khẩucác sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao là nguyên nhân có ý nghĩa

Ngày đăng: 29/05/2015, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w