1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát huy tính hiệu quả của tiết sinh hoạt

7 764 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 54 KB

Nội dung

Phát huy tính hiệu quả của tiết sinh hoạt

SỞ GD-ĐT AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PGD THOẠI SƠN ĐỘC LẬP-TỰ DO- HẠNH PHÚC Trường THCS Đònh Mỹ --------------------- GV : Huỳnh Thò Cẩm Hẹ ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TIẾT SINH HOẠT CHÀO CỜ I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở các trường học rất quan trọng, nó thể hiện sự uy nghiêm, giáo dục lòng yêu nước ,tôn trọng quốc kỳ ,quốc ca là hồn thiêng của dân tộc. Trong tiết chào cờ sau phần nghi lễ ta có thể lồng ghép thêm nhiều nội dung mang tính thiết thực cũng như giáo dục cho học sinh và giáo viên rất cao. Tuy nhiên với xu thế hiện nay đa số các em học sinh rất sợ và ngán ngẫm tiết sinh hoạt chào cờ . Các em sẽ trốn không tham gia chào cờ hoặc lợi dụng tiết chào cờ để tán gẩu, dò bài cho tiết sau, hoặc làm những việc riêng khác ,chứ không lắng nghe thầy cô sinh hoạt . Ngay cả bản thân chúng ta cũng xem tiết SHCC là một hoạt động mang tính hình thức. Do đó hiệu quả mang lại từ tiết chào cờ là không cao. Lý do vì sao ? Ta có thể giải thích như sau: 1. Đa số ở các trường bộ phận thực hiện tiết SHCC chưa thấy hết được tầm quan trọng của tiết chào cờ, chỉ thực hiện có chiếu lệ ,chưa đầu tư sâu. Có một số trường BGH giao khoán tất cả cho tổng phụ trách đội. 2. Nội dung của tiết SHCC nhàm chán không thu hút học sinh. Chưa thường xuyên bổ sung các nội dung mới. 3. Cách thể hiện hay trình bày các nội dung chưa phù hợp. 4. Nhà trường chưa tập hợp đầy đủ các lực lượng để đảm bảo thực hiện tốt tiết SHCC. Theo tôi nếu chúng ta khắc phục được những hạn chế trên thì tiết SHCC sẽ thực sự mang lại hiệu quả thiết thực mà bản chất của nó vốn có. Vậy chúng ta phải làm như thế nào ? II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Khắc phục hạn chế thứ nhất : Phải có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa TPT đội và BGH nhà trường trong việc thống nhất chương trình nội dung của tiết SHCC: Bản thân BGH và TPT là những người trực tiếp thực hiện tiết SHCC phải nhận thức được sự quan trọng cũng như tính giáo dục cao của tiết SHCC, thì ta mới thực hiện một cách chu đáo và hiệu quả. Hàng tuần TPT phải tham mưu với BGH về nội dung của tiết SHCC trước vài ngày , có thể tham mưu trong giờ họp giao ban cuối tuần, sau đó BGH sẽ xem xét hoặc có thể bổ sung thêm những nội dung mới cho phù hợp với chủ đề chủ điểm của tuần đó 2. Khắc phục hạn chế thứ hai : Thông thường nội dung của các tiết chào cờ thường rập khuôn nên dễ gây nhàm chán cho học sinh cũng như người nghe Không nên giao khoán tất cả cho TPT sinh hoạt hết thời gian của tiết chào cờ , vì sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán . Phải phân chia hợp lý thời gian , bộ phận sinh hoạt từng nội dung .Từng bộ phận sinh hoạt phải đảm bảo được thời gian qui đònh. Hạn chế không nên nói quá dài dòng một nội dung. Tiết SHCC thường có: 1.Nghi lễ 2. Nội dung: * Tổng kết tuần qua * Phổ biến kế hoạch tuần tới * Thời gian còn lại tuỳ tình hình ở mỗi trường mà bố trí nội dung phù hợp. Tuy nhiên đa số các trường không chú ý nhiều đến nội dung sau cùng này nên chưa đầu tư sâu ,nên không thu hút được sự quan tâm của học sinh . @Theo tôi, phần tổng kết tuần qua của các trường đang theo một hình thức thi đua giữa các lớp mang tính khích lệ không cao. Chỉ tổng kết xếp hạng hàng tuần chứ chưa mang tính lâu dài suốt một năm học, chưa có tính ràng buộc rõ ràng với GVCN các lớp trong thang điểm thi đua hàng tuần của lớp mình phụ trách . Tại sao ta không thiết kế một thang điểm thi đua suốt một học kỳ , một năm học. Ta hãy xét một hình thức thi đua như sau: VD: - Mỗi lớp một tuần chúng ta tặng 20 điểm vào q điểm thi đua của lớp - Trừ đi 1 điểm / 1lượt vi phạm nội qui ( không thuộc bài ,không soạn bài, đồng phục,…. Và nên tính luôn điểm tập trung chào cờ, điểm mất trật tự trong khi chào cờ.) - Cộng thêm vào q điểm thi đua 1 điểm khi trong lớp có học sinh đạt điểm tốt ( điểm 9 ,10 : chỉ tính điểm kiểm tra bài cũ, điểm sửa bài tập, không tính điểm KT 15phút ,hay điểm KT 1 tiết). - Sau đó chúng ta tổng kết số điểm hàng tuần và xếp loại xếp hạng các lớp như sau: + Loại xuất sắc : từ 30 điểm trở lên. + Loại giỏi : Từ 24 điểm đến 29 điểm. + Loại tiên tiến : từ 18 điểm đến 23 điểm. + Loại trung bình : từ 8 điểm đến 17 điểm. + Loại yếu : từ 0 điểm đến 7 điểm. + Loại kém : dưới 0 điểm (là các lớp bò điểm âm). Xếp hạng theo tháng : chúng ta sẽ tính ĐTB của 4 tuần để xếp loại, xếp hạng hàng tháng cho các lớp. Xếp loại , xếp hạng học kỳ: chúng ta sẽ căn cứ vào ĐTBø của các tháng trong học kỳ. Xếp loại và xếp hạng năm học : chúng ta sẽ căn cứ vào ĐTB của hai học kỳ. Tất cả đều xếp theo tiêu chuẩn thi đua hàng tuần trên. - Cuối học kỳ, cuối năm học chúng ta sẽ phát thưởng cho các lớp đạt loại giỏi , xuất sắc. - Căn cứ vào xếp loại của lớp để xếp loại GVCN , và là một tiêu chí để xét thi đua cuối năm của giáo viên . Tôi thiết nghó khi chúng ta thiết kế được một hình thức thi đua như trên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích : + Có sự ràng buộc rõ ràng hơn giữa GVCN với lớp mình phụ trách. + Các lớp bò xếp loại thấp ở hàng tuần có mục tiêu để phấn đấu cho học kỳ , năm học. + Các em sẽ chú ý lắng nghe phần tổng kết tuần qua nhiều hơn. + Xếp loại , xếp hạng sẽ đánh giá xác thực hơn tình hình thực tế của từng lớp, để BGH có thể nhắc nhở kòp thời. - Trong nội dung này chúng ta phải tuyên dương khen thưởng kòp thời những cá nhân xuất sắc , cũng như những học sinh không học giỏi nhưng có nhiều cố gắng trong học tập của tuần ( do GVCN đưa lên).Yếu tố này rất quan trọng vì nó khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh rất cao. Chúng ta phải làm như thế nào để các em thấy được dự tiết SHCC không phải là phê bình các em , không phải là giáo huấn kiểu phong kiến, không phải là trên nói dùi răm rắp nghe theo . Mà chúng ta cũng phải như các môn học khác , phải đổi mới phương pháp truyền thụ những nội dung đó để các em dễ chấp nhận hơn. @ Phần phổ biến kế hoạch tuần tới : - Phải đảm bảo tính : ngắn gọn, dễ hiểu, chỉ nêu những ý chính , không nên nói quá dài dòng làm các em khó ghi chép , hoặc ghi không kòp. - Phải phân hoạch rõ ràng những nội dung nào TPT đội phổ biến những nội dung nào BGH hoặc các bộ phận khác phổ biến . Để mang lại hiệu quả cao. @ Thời gian còn lại của tiết SHCC: Thông thường các trường sẽ giáo dục đạo đức học sinh tuy nhiên do không có sự chuẩn bò nên phần thời gian này thường đem lại hiệu quả không cao và bò lãng phí thật đáng tiếc. Tại sao ta không tăng cường thêm các nội dung mới cho các em như: + Mỗi tuần một kiến thức: toán học, văn học , tin học ,… mẹo vặt , cách phòng bệnh thông thường…. Sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng rất hữu ích cho các em. + Dạy bài hát tập thể : dùng trong sinh hoạt tập thể ,hay cắm trại…. + Mỗi tuần một câu chuyện : Danh nhân , gương học tập điển hình,… hay một tin tức nào đó vừa cập nhật được và phù hợp với các em. Và để tăng tính thu hút chúng ta sẽ hỏi lại một vài câu hỏi có thưởng liên quan đến câu chuyện mà chúng ta vừa kể. + Đố vui có thưởng , hoặc giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn thực hiện tháng bộ môn… - Nếu chúng ta tăng cường thêm những nội dung phong phú, phù hợp với lứa tuổi các em, phù hợp với những học sinh có học lực trung bình - khá thì các em dễ chấp nhận hơn. 3. Khắc phục hạn chế thứ ba: Cách thể hiện hay trình bày các nội dung trên cũng rất quan trọng. Từ hành động , cử chỉ ,lời nói ,…của chúng ta đều tác động đến các em. Do đó chúng ta không nên phát biểu quá gay gắt trước các em. Chúng ta đều biết một chương trình hay , dở phụ thuộc vào người dẫn chương trình. Cho nên khâu chọn lựa người có năng khiếu làm công tác TPT là khá quan trọng. -Nói chung người truyền đạt những nội dung trong tiết SHCC phải có nghệ thuật sư phạm, biết dùng lời nói của mình để dẫn dắt học sinh đi theo đúng hướng giáo dục của mình đã đề ra. Do đó nói đến yếu tố này là nói đến yếu tố chọn người của BGH . TPT đội : chúng ta có thể xem như là “ người phát ngôn của nhà trường”. Rất quan trọng. 4. Khắc phục hạn chế thứ tư : Chúng ta phải tập hợp đầy đủ lực lượng để thực hiện tiết SHCC một cách nghiêm túc: - Trong tiết SHCC không nên sắp thời khoá biểu cho các giờ dạy ngoại khoá : thể dục , âm nhạc, phụ đạo,… để không gây mất tập trung của các em học sinh , và chúng ta cũng cần phải có thêm lực lượng để hỗ trợ giữ trật tự cho tiết SHCC , đó là giáo viên dạy môn thể dục. - Sắp thời khoá biểu học chính thức một cách hợp lý để chúng ta có thể qui đònh được GVCN từng buổi học phải có mặt để dự lễ chào cờ. - Ít nhất phải có một thành viên trong BGH dự lễ chào cờ với các em. - Âm thanh , đội trống, đội cờ …. Phải được chuẩn bò kỹ lưỡng. - BCH liên đội cũng phải được phân công trực trong ngày này nhiều hơn. - Chuẩn bò phần thưởng trước ( nếu có). Nếu tập hợp đầy đủ các yếu tố nói trên chúng ta sẽ tăng được tính qui mô của tiết SHCC. Các em sẽ thấy tiết chào cờ quan trọng hơn, nghiêm trang hơn và chắc chắn các em sẽ chú ý lắng nghe hơn rất nhiều, lúc đó hiệu quả của tiết SHCC sẽ được phát huy. 5. Phân bố thời gian và người phụ trách: Nghi lễ : 5 phút Nội dung : 40 phút: - Tổng kết tuần qua : 8 phút. (TPT) - Phổ biến kế hoạch tuần tới : 12 phút + Tổng phụ trách : 6 phút + BGH hoặc bộ phận khác : 6 phút - Thời gian còn lại : 20 phút + Giáo dục đạo đức học sinh + Tăng cường các nội dung mới như đã nêu trên. ( trong nội dung này chúng ta phải sắp xếp người trình bày cho phù hợp với nội dung được tăng cường, để tăng thêm tính hấp dẫn cho các em học sinh). III. HIỆU QUẢ : Qua quá trình công tác và tham khảo nhiều trường , tôi nhận thấy đây là bài học mà bản thân tôi rút ra được từ trường THCS Đònh Mỹ . Ngay năm học 2005 – 2006 , thầy TPT và BGH trường đã thực hiện và cho đến học kỳ I - NH 06 – 07 , kết quả đạt được là : - 100% học sinh tập trung đúng giờ . - Hơn 90% học sinh có sổ ghi chép. ( Vẫn còn một vài HS cá biệt chưa tuân thủ đều đặn ). - Sổ tổng kết thi đua hàng tuần hàng tháng được TPT và BGH xem xét và theo dõi kòp thời. - Các lớp có sự phấn đấu rõ rệt, cụ thể là hầu hết các lớp đều có cờ luân lưu trong năm học . - Hàng tuần BGH có phân công cụ thể cho nội dung cuối cùng là : kể về một danh nhân , gương học tập điển hình .( Cụ thể là thầy Hiệu trưởng rất thường xuyên kể về các gương nghèo chòu khó học giỏi , …) - Tháng bộâ môn được thực hiện rất phong phú . - Các phong trào thi đua được cả trường hưởng ứng rất mạnh mẽ , và đạt được nhiều ý nghóa như mong muốn. - Các kế hoạch được BGH , TPT phân công rất rõ rệt , cụ thể như kế hoạch lao đôïng vệ sinh trường lớp , cảnh quan trường học . Và trong đợt thanh tra toàn diện ngày 11/01/2007 vừa qua đã được đồng chí Ngô Văn Quý – Phó phòng giáo dục huyện Thoại Sơn có lời khen là “ Trường THCS Đònh Mỹ có cảnh quan đẹp nhất so với các trường trong huyện Thoại Sơn” - Và còn nhiều thành tựu khác nữa . IV. LỜI KẾT : - Trong bài viết này tôi chỉ nêu theo ý kiến cá nhân tôi đã rút ra trong suốt thời gian dạy học. Tôi nhận thấy tiết chào cờ thực sự quan trọng và bổ ích nếu chúng ta biết phát huy hết tính hiệu quả mà nó vốn có. Chúng ta không nên xem thường tiết SHCC để làm một cách qua loa , chiếu lệ. Vì tiết SHCC không những giúp chúng ta giáo dục đạo đức học sinh mà còn giúp chúng ta rèn luyện phẩm chất của người thầy, bồi dưỡng thêm tư tưởng chính trò , đạo đức cách mạng trong mỗi con người chúng ta. Do đó chúng ta hãy chuẩn bò một tiết SHCC thật chu đáo, từ nội dung đến lực lượng để mang lại một tiết SHCC có hiệu quả cao nhất. Chúc thành công ! Đònh mỹ, ngày 6 tháng 2 năm 2007 Người viết HUỲNH THỊ CẨM HẸ . --------------------- GV : Huỳnh Thò Cẩm Hẹ ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TIẾT SINH HOẠT CHÀO CỜ I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở các trường học. nghe thầy cô sinh hoạt . Ngay cả bản thân chúng ta cũng xem tiết SHCC là một hoạt động mang tính hình thức. Do đó hiệu quả mang lại từ tiết chào cờ là

Ngày đăng: 08/04/2013, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w