1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình trạng quần thể Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên

60 878 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 6,91 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG   KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG - THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ : 302 Giáo viên hướng dẫn : TS. Đồng Thanh Hải Sinh viên thực hiện : Lê Đình Duy Khoá học : 2006 – 2010 Hà Nội, 2010 Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ Thú Linh trưởng là nhóm động vật bậc cao và hầu hết các loài trong Bộ đều được liệt kê trong sách đỏ thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng của các quần thể thú linh trưởng đang đứng trước các nguy cơ bị đe dọa rất nghiêm trọng. Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) cũng là một trong số đó. Voọc đen má trắng đã được phát hiện cách đây đã khá lâu ở Việt Nam, tuy nhiên tình trạng quần thể cũng như những đặc điểm về sinh thái và tập tính của loài này vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu. Hiện tại, số lượng Voọc đen má trắng và phân bố của chúng vẫn là một câu hỏi đối với các nhà quản lý và bảo tồn. Trước những năm 1973, Voọc đen má trắng được xác định là có vùng phân bố khắp khu vực Đông Bắc, với số lượng cá thể tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng của những quần thể Voọc đen má trắng đang bị đe dọa và suy giảm một cách nghiêm trọng. Loài chỉ còn được bắt gặp ở một số khu vực nhỏ của các tỉnh vùng Đông Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm: Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Trấn, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả, được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 1999 với diện tích là 11.280 ha theo Quyết định số 3841/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê sơ bộ xác định ở đây có 295 loài động vật thuộc 93 họ, 30 bộ, 5 lớp động vật có xương sống, trong đó có 47 loài quý hiếm trong danh sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Nhóm Linh trưởng ghi nhận có 7 loài gồm: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Khỉ Vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Voọc đen má trắng 2 (Trachypithecus francoisi), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen (Nomascus hainanus). Nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về loài Vooc đen má trắng nói chung và những thông tin và số liệu về tình trạng quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa- Phường Hoàng, để phục vụ cho công tác bảo tồn đề tài đã được chúng tôi thực hiện. 3 Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Phân loại học loài Voọc đen má trắng Cũng giống như hệ thống phân loại Linh trưởng trên thế giới, phân loại linh trưởng ở Viêt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian và quan điểm của người phân loại (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Tổng kết về phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam theo thời gian Năm Họ Số loài và phân loài Nguồn thông tin 2001 3 24 Groves (2001) 2002 3 25 Phạm Nhật (2002) 2004 3 24 Roos (2004) 2004 3 24 Groves (2004) Qua bảng 2.1 có nhận xét, mặc dù có sự khác nhau về quan điểm, các tác giả đều cơ bản thống nhất rằng Linh trưởng Việt Nam có 3 họ chính: Họ Cu li ( Loridae ), họ khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae); Số loài và phân loài dao động từ 24 đến 25. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý trong hệ thống phân loại mới hiện nay là một số loài trước đây được xếp ở mức độ phân loài nay để thành loài riêng biệt (Groves, 2004; Roos, 2004). Groves (2004) đã đưa ra hệ thống phân mới cho Linh trưởng Việt Nam (bảng 2.2). 4 Bảng 2.2: Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam (Nguồn: Grove, 2004) TT Tên loài Phổ thông Khoa học 1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis 2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 3 Khỉ cộc Macaca arctoides 4 Khỉ mốc Macaca assamensis 5 Khỉ đuôi lợn Macaca leonine 6 Khỉ vàng Macaca mulatta 7 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis 8 Voọc xám Trachypithecus crepusculus 9 Voọc bạc Trachypithecus obscurus 10 Voọc gec manh Trachypithecus germaini 11 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 12 Voọc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus 13 Voọc gáy trắng Trachypithecus hatinhensis 14 Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus 15 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 16 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus 17 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes 18 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea 19 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 20 Vượn đen tuyền Nomascus concolor 21 Vượn đen Hải Nam Nomascus nasutus 22 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 23 Vượn siki Nomascus siki 24 Vượn má hung Nomascus gabriellae (Nguồn: Grove, 2004) Theo hệ thống phân loại của Phạm Nhật (2002) Voọc đen má trắng được xem là một loài phụ (Trachypithecus francosi francosi), trong hệ thống phân loại mới Grove (2004) cho rằng Voọc đen má trắng được xem là một loài riêng và có tên khoa học là Trachypithecus francosi. Trong luận văn này, việc sử dụng hệ thống phân loại thú Linh trưởng sẽ theo hệ thống phân loại của Groves (2004), vì đây là hệ thống phân loại phản 5 ánh đầy đủ phân loại học của thú Linh trưởng Việt Nam và được các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi. 2.2. Đặc điểm hình thái ngoài, sinh thái và tập tính của Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) Tên khác: Vượn đen đuôi dài, càng đen (Việt), Tù càng (Tày). 2.2.1. Đặc điểm nhận biết: Voọc đen má trắng có bộ lông tương đối dày, sợi lông dài và thô, màu đen tuyền. Lông hai má trắng, đám trắng khá rộng và vượt ra khỏi chỏm vành tai. Đầu luôn có mào lông đen. Lông đuôi không xù, màu đen. Kích thước: Dài đầu và thân 506 - 610mm, dài đuôi 775 - 900mm, dài bàn chân sau160 - 175mm, cao tai 29 - 42mm, trọng lượng 5 - 7,2kg. Dài sọ 92- 110,4mm, dài khẩu cái 28,2 - 34mm rộng gò má 66,5- 82mm. 2.2.2. Sinh thái và tập tính Nơi sống điển hình của Voọc đen má trắng là rừng giàu, nhiều cây gỗ lớn trên núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã gặp Voọc đen má trắng sinh hoạt kiếm ăn cả trong một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá nhưng nằm kề với rừng trên núi đá vôi. Khu vực sống của Voọc đen má trắng thường ổn định qua nhiều năm nếu không bị săn bắn hoặc chặt phá. Trong khu vực sống Voọc đen má trắng có ít nhất là 2 chỗ ngủ. Chỗ ngủ của Voọc đen má trắng là các vách núi đá dựng đứng, nơi có nhiều hang. Voọc má trắng sống từng đàn. Trước đây đàn Voọc thường rất đông, 20 - 30 con (Lê Hiền Hào, 1973). Khảo sát thực địa ở Phong Quang - Hà Giang, Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì trong những năm gần đây cho thấy, Đàn Voọc đen má trắng có số lượng thay đổi phổ biến từ 5 - 15 con (Phạm Nhật,2000). Về cấu trúc đàn, theo một số thợ săn thì mỗi đàn có một con đầu đàn và đó là một con đực nhanh nhẹn. Tuy nhiên, cầu trúc của đàn Voọc đen má trắng hình như không chặt chẽ và vai trò của con đầu đàn không rõ nét. 6 Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra ngày 2 buổi, sáng và chiều , trưa nghỉ. Cường độ kiếm ăn của voọc đen má trắng diễn ra mạnh và 2 thời điểm đầu buổi sáng đến khoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30. Thời gian hoạt động trong ngày có khác nhau. Mùa nóng, Voọc rời chỗ ngủ sớm, về hang muộn và thời gian nghỉ trưa khá dài. Về mùa lạnh, chúng đi kiếm ăn muộn và về hang sớm. Hoạt động của đàn Voọc ít ồn ào, chúng chỉ phát ra những âm thanh nhỏ nhẹ "oọc, oọc ". Âm thanh của Voọc đen má trắng phát ra rất giống với âm thanh của Voọc mông trắng, Voọc gáy trắng và Voọc đầu trắng. Mùa nóng, Voọc đen má trắng thường ngủ trên các gờ đá hoặc các cây gỗ trước cửa hang, ngược lại mùa đông chúng ngủ trong hang. Đã có một vài nghiên cứu về Voọc đen má trắng và kết quả cho thấy chúng ăn lá, chồi non và quả cây rừng, không ăn động vật. Bước đầu đã ghi nhận được 47 loài thuộc 24 họ thực vật được Voọc đen má trắng dùng làm thức ăn. Họ có nhiều loài được thích ăn nhất là Dâu tằm (Moraceae), Ba mảnh vỏ (Euphrbiaceae), Cau dừa (Arecaceae). (Phạm Nhật, 2002). Các số liệu nghiên cứu cho thấy Voọc đen má trắng ăn rất nhiều loại quả song trong khẩu phần thức ăn khối lượng lá, đặc biệt là cuống lá lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn các loại thức ăn quả và thân. Dẫn liệu sinh sản của Voọc đen má trắng thiếu. Lê Hiền Hào (1973) cho biết các mẫu vật con cái thu được có phôi nhiều vào tháng 9 đến tháng 3, và đẻ từ tháng 3 đến tháng 6. Theo nhận định từ nhiều nguồn thông tin mùa sinh sản của Voọc đen má trắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi con mẹ thường chỉ đẻ một con non. Các nghiên cứu ở Trung quốc cho thấy trọng lượng con sơ sinh khoảng 300 - 320 gram (Lê Hiền Hào, 1973). Con non mới đẻ có bộ lông màu vàng. 2.3. Phân bố của Vooc đen má trắng 7 Phạm vi phân bố của Voọc đen má trắng rất hẹp, trên thế giới chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay vùng phân bố của chúng đang ngày bị thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việt Nam: Trong những năm trước 1973, mẫu vật Voọc đen má trắng đã thu được ở nhiều tỉnh Đông Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng,Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang và Lào Cai. Theo khảo sát từ những năm 1990 trở lại đây chỉ còn gặp ở Hữu Lũng( Lạng Sơn);Vị Xuyên, Phú Linh (Hà Giang); Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Cạn); Na Hang (Tuyên Quang). (Phạm Nhật, 2002; Sách đỏ Việt Nam, 2007). Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng – Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc là nơi phân bố của 7 loài Linh trưởng. Gồm có: Cu li lớn, Khỉ Vàng, Khỉ móc, Khỉ mặt đỏ, Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Vượn đen. Trong đó có loài Voọc đen má trắng mới được phát hiện tại khu vực. (Báo cáo khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng). Tuy nhiên hiên trạng của các loài Linh trưởng tại khu vực vẫn còn thiếu. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu các loài Linh trưởng tại khu vực. Trong khi đó các mối đe doạ đối với đa dạng sinh học nói chung và đối với các loài Linh trưởng nói riêng thì ngày một tăng lên. Vì vậy, những thông tin về tình trạng quần thể, phân bố và các mối đe dọa đối với loài và sinh cảnh của chúng là rất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn lâu dài. 2.4. Hiện trạng bảo tồn Trước năm 1973, vùng phân bố của Voọc đen má trắng rất rộng và có thể gần như trên khắp miền Đông Bắc. Từ năm 1980 đến nay, vùng phân bố của Voọc đen má trắng bị thu hẹp nhanh chóng do diện tích rừng trên núi đá giảm và do áp lực săn bắn. Sách đỏ Việt Nam (1992) và (2000) xếp vào mức sắp nguy cấp (V). Hội nghị bảo tồn thú Linh trưởng Việt Nam tháng 10 năm 1998 xếp Voọc đen má trắng vào mức nguy cấp (EN). Sách đỏ thế giới (IUCN) 2009 xếp Voọc 8 má trắng vào nhóm nguy cấp (EN). Sách đỏ Việt Nam (2007) Xếp Voọc đen má trắng vào cấp EN. A1c,d C2a. Voọc đen má trắng đã được phát hiện khá lâu, được xem là một loài quý hiếm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài là chưa nhiều và công tác bảo tồn đối với loài cũng chưa đạt kết quả cao. Hiện trạng của loài đang bị đe dọa ngày một nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và mất nơi sống. Trong những năm trước năm 2000 Voọc đen má trắng được xếp vào cấp sắp nguy cấp, nhưng hiện nay nó đã bị xếp vào cấp nguy cấp. Điều đó có nghĩa là công tác bảo tồn của chúng ta đã không đạt kết quả cao, mức độ bị đe dọa của chúng không những không được giảm mà còn tăng lên trong những năm qua. Loài Voọc đen má trắng đã được bảo tồn tại vườn quốc gia (VQG) Ba Bể, KBTTN Na Hang, KBTTN Nà Rì, KBTTN Phong Quang, KBTTN Hữu Liên. Đây là những khu bảo vệ còn đủ các điều kiện sinh thái cần thiết cho loài này và biện pháp bảo tồn nội vi vẫn được xem là biện pháp tốt nhất. (Phạm Nhật, 2002 ). 2.5. Tình hình nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam Tình hình nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam được bắt đầu rất sớm và phát triển rất nhanh theo từng thời kỳ song song với những nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và nhóm thú nói riêng. Những nghiên cứu đó được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và chủ yếu do các tác giả nước ngoài thực hiện. Các nhà khoa học Việt Nam bắt đầu nghiện cứu đa dạng sinh học trong đó có linh trưởng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây. Nói chung hầu hết các nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam đều tập trung và nghiên cứu thành phần loài, số lượng và phân bố. Thú linh trưởng việt Nam đa dạng về thành phần loài (25 loài và phân loài, thuộc 3 họ) và có nhiều yếu tố đặc hữu (Voọc mũi hếch, Voọc đầu vàng, Voọc mông trắng), (Phạm Nhật, 2002). Phạm Nhật được xem là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Linh trưởng và cũng là chuyên gia hàng đầu về linh trưởng của Việt Nam. Nghiên cứu của ông là 9 nghiên cứu thể hiện một cách đầy đủ và chính xách nhất về các loài Linh trưởng. Ông đã mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái và tập tính của các loài linh trưởng ở Việt Nam. Chỉ ra được các mối đe dọa và các phương pháp bảo tồn đối với Linh trưởng. Tuy nhiên nghiên cứu của ông chưa đi sâu vào một loài nào cụ thể. Một số nghiên cứu về linh trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây: Phạm Nhật, 2002 mô tả đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái và tập tính của 25 loài thú linh trưởng Việt Nam. Geissmann, Nguyễn Xuân Đặng, Lomée., and Momberg, (2002) đã đưa ra đặc điểm hình thái, sinh thái, tập tính, phân bố cũng như tình trạng và các mối đe dọa đối với các loài vượn ở Việt Nam. Nalder, Nguyễn Xuân Đặng, Lomée, and Momberg,(2003) đã đưa ra đặc điểm hình thái, sinh thái, tập tính phân bố cũng như tình trạng và các mối đe dọa đối với loài khỉ ăn lá của Việt Nam. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2000 cho ra cuốn sổ tay ngoại nghiệp nhận diện thú khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng giúp cho cán bộ kiểm lâm khu vực thực hiện các chương trình điều tra giám sát thú đuợc thuận lợi hơn. Trong số đó có 10 loài linh trưởng được thống kê (Cu li nhỏ, cu li lớn, khỉ cọc, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, chà vá chân nâu, voọc hà tĩnh, voọc đen tuyền, vượn đen má trắng). Nguyễn Vũ Khôi 2005 tập hợp các tài liệu và cho ra cuốn hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp thú linh trưởng. Đây là tài liệu giúp cho tra cứu nhanh các loài trong bộ linh trưởng về đặc điểm nhận biết, phân bố, tình trạng trong sách đỏ thế giới và Việt nam giúp cán bộ kiểm lâm và nhân viên hải quan dễ dàng trong việc kiểm soát và ngăn chặn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã. Hầu hết các nghiên cứu trên về linh trưởng Việt Nam trước đây chủ yếu tập trung vào điều tra khu hệ,thành phần loài, số lượng, phân bố, sinh thái 10 [...]... 10/04/2010Sa – Phượng Hoàng, đợt 2 Xử lý số liệu, hoàn thiện luận văn 22/04/2010 23/04/2010 14/05/2010 4.4 Nội dung nghiên cứu 4.4.1 Đánh giá tình trạng quần thể voọc đen má trắng tại KBTTN Thần - Sa Phượng Hoàng - Thái Nguyên 4.4.2 Xác định phân bố của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 4.4.3 Đánh giá các mối đe doạ đối với Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 19 4.4.4 Xác định nơi ngủ của quần thể. .. năm 2010 tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng – Thái Nguyên Nội dung công việc được chia thành các giai đoạn STT 1 2 3 4 Nội dung công việc Thời gian Thu thập, phân tích tài liệu và hoàn thiện đề cương 05/01/2010nghiên cứu 30/01/2010 Điều tra thực địa tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần 12/03/2010Sa – Phượng Hoàng, đợt 1 27/03/2010 Điều tra thực địa tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần 10/04/2010Sa... quần thể Vooc đen má trắng - Đánh giá các tác động của con người lên sinh cảnh: Việc sử dụng các nguồn tài nguyên, săn băn, chặt gỗ, phong tục tập quán của người dân Những tác động này ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng và phân bố của quần thể Vooc đen má trắng - Phỏng vấn cán bộ khu bảo tồn và người dân (Đặc biệt là các thợ săn trong vùng), để có đánh giá và nhận định về công tác bảo tồn tài nguyên. .. và MapInfo 28 Chương V KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1 Tình trạng quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa Phượng Hoàng Qua điều tra thực địa và phỏng vấn tôi đã xác định được tình trạng của quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu Kết quả thể hiện ở biểu 5.1 29 Biểu 5.1 kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn người dân STT Ngày nhìn thấy 1 2000 Khu vực nhìn thấy Toạ độ (GPS) Kích cỡ nhóm Dấu... thể trong mổi đàn còn rất ít, 2 đàn lại bị chia cắt không có sự liên lạc Nguy cơ tuyệt chủng của quần thể Voọc trong khu vực là rất cao nếu không kịp thời tiến hành các biện pháp bảo tồn 31 5.2 Phân bố của Voọc đen má trắng ở KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân chúng tôi đã ghi nhận sự có mặt của loài Voọc Đen má trắng tại khu bảo tồn Kết quả được thể. .. địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng cách thành phố Thái Nguyên 40 km về phía Bắc, nằm trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên Bao gồm: Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Trấn, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả Khu bảo tồn có ranh giới địa lý là: 105051'05'' đến 106008'38'' kinh độ Đông; 21045'12'' đến 21056'30'' vĩ độ Bắc Có ranh giới giáp với:... ngoài thực địa so với bản đồ có sẵn sẽ được điều chỉnh theo hiện trạng hiện tại Bản đồ 01: Tuyến điều tra tại khu vực 25 4.5.2.3 Xác định nơi ngủ của quần thể Vooc đen má trắng Dựa trên các thông tin phỏng vấn, các dấu hiệu quan sát trực tiếp và gián tiếp để xác định nơi ngủ của Voọc đen má trắng Chúng tôi sẽ cố gắng theo các đàn Voọc đen má trắng bắt gặp trong quá trình điều tra trên tuyến cho đến tận... năm 2007 - 2009 Nguyên nhân sự suy giảm mạnh của quần thể Voọc trong khu vực được xác định là do tình trạng săn bắn của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc H'mông và mất sinh cảnh sống Trong đợt điều tra này tôi đã quan sát được sự có mặt của quần thể Voọc gồm 7 cá thể tại khu vực Bãi sau đá ngầm thuộc xóm Kim Sơn - Thần Sa Hiện nay số lượng cá thể Voọc đen má trắng còn lại trong khu vực là rất... đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày 18 Chương IV MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Cung cấp số liệu về tình trạng, phân bố của quần thể Voọc đen má trắng phục vụ công tác quản lý và bảo tồn loài và sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu 4.2 Đối tượng nghiên cứu Loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) và sinh cảnh của chúng... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vùng phân bố của Voọc đen má trắng bị thu hẹp Nhưng quan trọng nhất là hai nguyên nhân sau: Hiện nay số lượng cá thể Voọc tại khu vực lá rất ít chính vì vậy chúng chỉ còn phân bố ở một vài nơi Vấn đề mất sinh cảnh sống làm cho vùng phân bố của Voọc đen má trắng bị thu hẹp 33 Bản đồ 02: Phân bố của Voọc đen má trắng 5.3 Xác định nơi ngủ của Voọc đen má trắng Qua quá . NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG   KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG - THÁI NGUYÊN NGÀNH:. cứu 4.4.1. Đánh giá tình trạng quần thể voọc đen má trắng tại KBTTN Thần - Sa Phượng Hoàng - Thái Nguyên 4.4.2. Xác định phân bố của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 4.4.3. Đánh giá các. Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 19 4.4.4. Xác định nơi ngủ của quần thể voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 4.4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn quần thể Voọc đen má trắng 4.5.

Ngày đăng: 27/05/2015, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Văn Tiến (1985). Khảo sát thú miền bắc Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật. Hà Nội Khác
2. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh,Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiêm và Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật. Hà Nội Khác
3. Đỗ Quang Huy (1997). Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng Việt Nam - Luân văn thạc sỹ khoa học- Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Khác
5. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998). Động vật rừng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội Khác
6. Phạm Nhật (1993). Đặc điểm hình thái, phân bố và hiện trạng các loài voọc ở Việt Nam. Số 1- Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp - Đại học Lâm nghiệp Khác
7. Phạm Nhật và Đỗ Tước (1996). Các loài linh trưởng trong sách đỏ Việt Nam và vấn đề bảo tồn. Trong công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, Viện điều tra quy hoạch rừng 1991-1995. NXB Nông nghiệp. Hà Nội Khác
8. Lê Hiền Hào (1973). Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1. NXB khoa học và kỹ thuật. Hà Nội Khác
9. Mai Sỹ Luân (2009). Tính đa dạng khu hệ thú Linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Du Già tỉnh Hà, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp,Hà Nội Khác
10. Nguyễn Xuân Đặng Và Lê Xuân Cảnh (2009). Phân loại học lớp thú và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội Khác
11. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000). Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện thú khu vực Phong Nha Kẻ Bàng. NXB Lao động xã hội, Hà Nội Khác
12. Sách đỏ Việt Nam (2007). Phần động vật. NXBkhoa học và kỹ thuật. Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w