Phân bố của Voọc đen má trắng ở KBTTN Thần Sa Phượng Hoàng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quần thể Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)

Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân chúng tôi đã ghi nhận sự có mặt của loài Voọc Đen má trắng tại khu bảo tồn. Kết quả được thể hiện ở biểu 5.1 và bản đồ 01:

Ảnh01: Sinh cảnh rừng nguyên sinh Ảnh 02: Sinh cảnh rừng thứ sinh Qua biểu 5.1 ta thấy: Tại Khu bảo tồn chúng tôi ghi nhận bằng quan sát trực tiếp một đàn Voọc có số lượng 7 con tại Bãi sau đá ngầm thuộc xóm Kim Sơn.

Theo kết quả phỏng vấn người dân thì Voọc đen má trắng còn phân bố tại một số địa điểm Lũng Hoành, Lũng Chó, Lũng Lay, Lũng Hoài thuộc xã Thượng Nung và Kim Sơn, Xuyên Sơn thuộc xã Thần Sa.

Trong khu vực Voọc đen má trắng chủ yếu phân bố trên 2 dạng sinh cảnh chính là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và rừng thứ sinh trên núi đá vôi. Đây là 2 dạng sinh cảnh ưa thích của Voọc nói chung và của Voọc đen má trắng nói riêng. Với gần 90% diện tích của khu bảo tồn là rừng trên núi đá vôi nên điều kiện phân bố của Voọc là rất rộng. Khi nạn khai thác gỗ diễn ra còn ít, diện tích rừng nguyên sinh còn nhiều các đàn Voọc thường phân bố tại các khu rừng nguyên sinh tại các xã Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung.

Nhưng hiên nay khi nạn khai thác gỗ diễn ra mạnh, các khu rừng thư sinh và những khu rừng gần nơi người dân sinh sống đã bị khai thác hết thì người dân tiến hành khai thác vào sâu tới các khu rừng nguyên sinh. Gỗ được khai thác bằng cưa máy với số lượng lơn nên gây tiếng ồn. Các đàn Voọc có xu hướng đi ra gần với khu vực người dân và tập trung phân bố ở các khu rừng thứ sinh trên núi đá vôi như ở khu Kim Sơn, Lũng Lay, Lũng Hoành, Lũng Chó. Việc này khiến cho nguy cơ bị săn bắn của Voọc càng cao.

Trước đây vùng phân bố của Voọc đen má trắng tại khu bảo tồn là tương đối rộng với số lượng đàn và các thể khá đông từ 15 đến 20 con. Tuy nhiên, hiện nay vùng phân bố của chúng chỉ còn tập trung tại một số ít điểm tại hai khu vực là xã Thượng Nung và Thần Sa.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vùng phân bố của Voọc đen má trắng bị thu hẹp. Nhưng quan trọng nhất là hai nguyên nhân sau: Hiện nay số lượng cá thể Voọc tại khu vực lá rất ít chính vì vậy chúng chỉ còn phân bố ở một vài nơi. Vấn đề mất sinh cảnh sống làm cho vùng phân bố của Voọc đen má trắng bị thu hẹp.

Bản đồ 02: Phân bố của Voọc đen má trắng

5.3. Xác định nơi ngủ của Voọc đen má trắng

Qua quá trình điều tra thực địa, chúng tôi đã xác định được 01 nơi ngủ của một đàn Voọc gồm 7 cá thể ở khu vực Bãi sau đá ngầm thuộc xóm kim Sơn. Ngoài ra theo thông tin phỏng vấn ghi nhận 2 nơi ngủ của Voọc tại Lũng Hoành và tại Khu khảo cổ (ngồn Hoàng Văn Hoành; Lưu Đình Huynh). Vị trí hang ngủ được thể hiện ở bản đồ 03.

Hình 03: Nơi ngủ của đàn Voọc đen má trăng tại khu vực Bãi sau đá ngầm, Kim Sơn

*Mô tả hang ngủ của Voọc:

Sinh cảnh khu vực nơi hang ngủ của Voọc là rừng thứ sinh trên núi đá. Hang ngủ của Voọc quan sát được nằm trên vách đá trắng dựng đứng. Hang nằm ở vị trí 1/2 của vách đá, cao hơn mặt đất khoảng 45m. Trên vách có nhiều hang với kích thước lớn nhỏ khác nhau, nhưng hang Voọc ngủ được xác định là hang ở phía dưới có màu úa vàng. Cửa hang rộng khoảng 1m, phía dưới cửa hang có màu nâu đất hay màu úa vàng . Màu sắc như vậy được xác định là do nước tiểu của đàn Voọc thải ra. Hai bên cửa hang có một vài cây nhỏ.

* Thời gian và cách thức vào hang của đàn Voọc:

Đàn Voọc về hang ngủ muộn, khi trời đã nhá nhem tối. Thời gian về hang ngủ được xác định là từ 18h30 - 19h. Voọc vào hang từ trên xuống và bên phải sang. Các con Voọc vào hang từng con một theo thứ tự, khi vào

Kết quả khảo sát thực địa, kết hợp với các thông tin phỏng vấn cho thấy, nơi ngủ của Voọc thường là các vách đá chắn, hoặc dựng đứng. Voọc đều chọn những nơi đáp ứng được điều kiện an toàn cho chúng. Rất nhiều các điểm ngủ của Voọc là những vách đá ít có vật che chắn phía trên, do đó Voọc sẽ bị ướt. Tuy nhiên một số nơi ngủ là những vách đá được che chắn, hoặc các hốc đá nằm giữa các vách đá dựng đứng che được mưa. Hầu hết nơi ngủ của Voọc là các khu vực có độ an toàn khá cao, đây đều là những nơi mà không chỉ con người mà cả đối với các loài động vật khác, thú ăn thịt rất khó tiếp cận.

Độ cao của vách ngủ so với mặt đất không đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn. Nhưng thường Voọc Đen má trắng thường lựa chọn những hang đá có độ cao từ 20m trở lên so với mặt đất (Phạm Nhật, 2002).

Nơi ngủ của Voọc không cố định ở một nơi nào trong một thời gian dài, thường chỉ khoảng 3 - 4 đêm chúng sẽ di chuyển tới điểm ngủ khác, song có thể sau một thời gian Voọc sẽ quay lại nơi ngủ cũ. Nguyên nhân của sự thay đổi liên tục vị trí các điểm ngủ chưa được xác định chắc chắn, tuy nhiên theo tôi, có thể đây là giải pháp nhằm làm an toàn hơn, tránh sự nhận biết hay phát hiện của kẻ thù. Bởi theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nơi ngủ của Voọc thường có mùi nước tiểu, dấu vết của phân - đây là yếu tố giúp các loài thú ăn thịt dễ dàng phát hiện ra chúng. Do vậy, việc Voọc thường xuyên thay đổi vị trí các điểm ngủ sẽ làm giảm mùi nước tiểu, hạn chế khả năng phát hiện của các loài thú ăn thịt và thiên địch. Thời gian Voọc thay đổi hay tìm kiếm một điểm ngủ mới (có thể) cũng đủ để dấu hiệu các mùi nước tiểu biến mất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quần thể Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)