Tình trạng quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa Phượng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quần thể Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Phượng Hoàng

Qua điều tra thực địa và phỏng vấn tôi đã xác định được tình trạng của quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở biểu 5.1.

Biểu 5.1 kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn người dân

STT Ngày nhìn thấy Khu vực nhìn thấy Toạ độ (GPS) Kích cỡ nhóm Dấu hiệu Nguồn tham khảo

1 2000 Lũng Lay 15 đến 20 con Nhìn thấy Lương Võ Bằng, Thôn Lũng Cà

2 18/09/2005 Bãi sau đá ngầm 10 đến 20 con Nhìn thấy Nguyên Văn Chi, XómHạ Sơn Giao 3 20/10/2007 Bãi sau đá ngầm 7 đến 10 Nhìn thấy Lưu Đình Huynh, Xóm Kim Sơn 4 11/6/2009 Lũng Hoài 2 con Nhìn thấy Ngô Văn Kiên, Thôn Lũng Cà 5 5/2009 Khu khảo cổ 0593872/2409622 3 con Nhìn thấy Ma Văn Dậu, xóm Xuyên Sơn 6 6/2009 Khu khảo cổ 0593872/2409622 4 con Nhìn thấy Hoàng Văn Thượng, BQL KBT 7 6/2009 Vách đá trắng, Trung Thanh 0602311/2417418 6 con Nhìn thấy Hoàng Văn Thượng, BQL KBT

8 15/10/2009 Lũng Hoành 0600525/ 2414778 2 con Nhìn thấy Hoàng Văn Hoành, Thôn Trung Thành 9 20/02/2010 Xóm Kim Sơn 0591989/ 2410532 1 con Tiếng kêu Hoàng Văn Trường, Xóm Kim Sơn 10 13/03/2010 Lũng Chó 060500/ 2414125 6 đến 7 con Nhìn thấy Ma Thế Dân, Thôn Tân Thành

Qua bảng 5.1 tôi có nhận xét: Xu hướng biến đổi quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu là giảm dần. Trong thời gian trước năm 2000 số lượng cá thể Voọc trong khu vực là 25 đến hơn 25 cá thể, phân bố hầu như khắp các xã Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc và một số khu vực lân cận. Nhưng từ năm 2002 đến năm 2009 số lượng cá thể Voọc liên tục bị giảm mạnh. Năm 2005 số lượng Voọc còn là 20 cá thể thì đến năm 2009 chỉ còn không quá 14 cá thể. Sự suy giảm này diễn ra rất đều trong những năm từ 2000 đến năm 2007 hàng năm có khoảng 3 -4 cá thể Voọc lại mất đi, sự suy giảm có sự giảm đi trong những năm vừa qua từ năm 2007 - 2009. Nguyên nhân sự suy giảm mạnh của quần thể Voọc trong khu vực được xác định là do tình trạng săn bắn của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc H'mông và mất sinh cảnh sống.

Trong đợt điều tra này tôi đã quan sát được sự có mặt của quần thể Voọc gồm 7 cá thể tại khu vực Bãi sau đá ngầm thuộc xóm Kim Sơn - Thần Sa.

Hiện nay số lượng cá thể Voọc đen má trắng còn lại trong khu vực là rất ít, chỉ còn lại khoảng 12 cá thể chia làm 2 đàn, phân bố khá xa nhau. Đàn 1 gồm có 5 cá thể, ở khu vực thuộc xóm Trung Thành - xã Thượng Nung. Đàn 2 gồm có 7 cá thể, ở khu vực thuộc xóm Kim Sơn - xã Thần Sa. Do khoảng cách khá xa nhau, địa hình lại bị chia cát hiểm trở nên không có sự liên lạc giữa 2 đàn này.

Như vậy, tình trạng của quần thể Voọc đen má trắng trong khu vực nghiên cứu là rất nguy cấp, do số lượng đàn còn lại là 2, số cá thể trong mổi đàn còn rất ít, 2 đàn lại bị chia cắt không có sự liên lạc. Nguy cơ tuyệt chủng của quần thể Voọc trong khu vực là rất cao nếu không kịp thời tiến hành các biện pháp bảo tồn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng quần thể Vooc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)