Trên cơ sở kết quả điều tra thu được, thông qua các mối đe dọa, tình trạng của quần thể Voọc đen má trắng và công tác quản lí tại khu bảo tồn,chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cho công tác bảo tồn Voọc đen má trắng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Thứ nhất: Giải pháp quản lí
Cán Bộ Kiểm lâm, cán bộ khu bảo tồn và người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
Nghiên cấm mọi hành vi săn bắn, khai thác lâm sản, khai thác vàng trong khu vực khu bảo tồn.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ loài Voọc đen má trắng nói riêng.
Xây dựng các biển cấm, biển báo về bảo vệ rừng, các bảng tin khẩu hiệu về bảo tồn loài Voọc đen má trắng.
Khoanh vùng phân bố của Voọc đen má trắng, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này.
Đưa Voọc đen má trắng thành biểu tượng của khu bảo tồn giống như biểu tượng Voọc mông trắng của Cúc Phương.
- Thứ hai: Giải pháp con người.
Tăng cường nhân sự, bổ sung cán bộ kiểm lâm và cán bộ kỹ thuật chuyên gia về linh trưởng cho khu bảo tồn.
Thành lập phòng chuyên trách về bảo tồn tại khu bảo tồn giao cho cán bộ kỹ thuật và chuyên gia về Linh trưởng phụ trách. Phòng này có trách nhiệm hàng năm tiến hành điều tra giám sát tình trạng của quần thể Voọc đen má trắng và thực hiện công tác bảo tồn.
Chương 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - TỒN TẠI 6.1. Kết luận
6.1.1. Đề tài đã xác định được sự có mặt của 2 quần thể Voọc đen má trắng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.
6.1.2. Hiện tại 2 quần thể Voọc đen má trắng đang sinh sống tại khu vực Bãi sau đá ngầm thuộc xóm Kim Sơn - xã Thần Sa.
6.1.3. Đề tài đã xác định được 1 hang ngủ của Vooc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu, nằm ở bãi sau đá ngầm thuộc xóm Kim Sơn - Thần Sa.
6.1.4. Đề tài đã xác định được 2 mối đe dọa chính đối với loài Voọc đen má trắng và sinh cảnh của chúng ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đó là săn bắn và khai thác gỗ.
6.1.5. Đề tài đã đưa ra được một số đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tới quần thể Voọc và một số giải pháp tăng cường công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.
6.2. Tồn tại
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức song đề tài còn một số tồn tại do kinh nghiệm điều tra thực địa, nguồn nhân lực còn hạn chế; Do diện tích Khu bảo tồn lớn, địa hình lại phức tạp nên chưa khảo sát hết được toàn bộ Khu bảo tồn; và dụng cụ phục vụ thực tập còn thiếu.
6.3. Kiến nghị
Cần có thêm những cuộc điều tra về các loài thú Linh trưởng nói chung và loài Voọc đen má trắng nói riêng trong toàn khu vực. Đồng thời thực hiện vào các mùa khác nhau trong năm. Cần bổ sung dụng cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nên kéo dài thời gian thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Tiến (1985). Khảo sát thú miền bắc Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
2. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh,Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiêm và Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam. NXB khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
3. Đỗ Quang Huy (1997). Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thú linh trưởng Việt Nam - Luân văn thạc sỹ khoa học- Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Nhật (2002). Thú linh trưởng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998). Động vật rừng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
6. Phạm Nhật (1993). Đặc điểm hình thái, phân bố và hiện trạng các loài voọc ở Việt Nam. Số 1- Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp - Đại học Lâm nghiệp.
7. Phạm Nhật và Đỗ Tước (1996). Các loài linh trưởng trong sách đỏ Việt Nam và vấn đề bảo tồn. Trong công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, Viện điều tra quy hoạch rừng 1991-1995. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
8. Lê Hiền Hào (1973). Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1. NXB khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
9. Mai Sỹ Luân (2009). Tính đa dạng khu hệ thú Linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Du Già tỉnh Hà, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp,Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Đặng Và Lê Xuân Cảnh (2009). Phân loại học lớp thú và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
11. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000). Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện thú khu vực Phong Nha Kẻ Bàng. NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
Một số hình ảnh về sinh cảnh sống của Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá tình trạng quần thể Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong Bộ môn Động vật rừng, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sỹ Đồng Thanh Hải, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của tập thể Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên, cán bộ kiểm lâm hạt kiểm lâm Võ Nhai.Ủy ban nhân dân các xã Thượng Nung, Thần Sa, Vũ Chấn, nhân dân địa phương tại khu vực nghiên cứu và bạn bè. Tôi xin được gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành khóa luận.
Đến nay, bản khóa luận đã hoàn thành. Cho phép tôi được bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. ...1
Chương2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. ...3
2.1. Phân loại học loài Voọc đen má trắng. ...3
2.2 Đặc điểm hình thái ngoài, sinh thái và tập tính của Vooc đen má trắng….5 2.3 Phân bố của Vooc đen má trắng. ... ….7
2.4 Hiện trạng bảo tồn. ...7
2.5 Tình hình nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam. ...8
2.6. Các mối đe dọa đối với thú Linh trưởng. ...10
2.7 Phương pháp điều tra thú Linh trưởng. ...11
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI. ...13
3.1 Điều kiện tự nhiên: ...13
3.1.1 Vị trí địa lý: ...13
3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng. ...13
3.1.2.1. Địa hình. ...13
3.1.2.2. Địa chất và thổ nhưỡng. ...13
3.1.2.3. Khí hậu thủy văn...14
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội. ...15
3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc. ...15
3.2.2 Giao thông. ...15
3.2.3. Y tế. ...16
3.2.4 giáo dục. ...16
3.2.5. Văn hóa - xã hội. ...16
3.2.6. Cơ sở hạ tầng khác. ...17
Chương IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu nghiên cứu. ...18
4.2. Đối tượng nghiên cứu. ...18
4.5. Phương pháp nghiên cứu. ...19
4.5.1 Công tác chuẩn bị. ...19
4.5.2 Công tác ngoại nghiệp ...19
4.5.2.1. Phương pháp phỏng vấn. ...19
4.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến ...21
4.5.2.3. Xác định nơi ngủ của quần thể Vooc đen má trắng. ...25
4.5.2.4. Đánh giá các mối đe dọa đối với quần thể Vooc đen má trắng ...26
4.5.3. Công tác nội nghiệp ... ….27
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ...28
5.1. Tình trạng quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng ...28
5.2. Phân bố của Voọc đen má trắng ở KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng…33 5.3. Xác định nơi ngủ của Voọc đen má trắng. ...37
5.4. Các mối đe doạ đối với quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. ...37
5.4.1. Các mối đe dọa. ...37
5.4.2. Đánh giá các mối đe dọa. ...42
5.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cho công tác bảo tồn Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng ...45
5.5.1. Giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa ...47
5.5.2. Giải pháp tăng cường công tác bảo tồn ...49
Chương 6: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ...50
6.1. Kết luận ...50
6.2. Tồn tại ...50
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng kết về phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam theo thời
gian...3
Bảng 2.2: Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam...4
Bảng 4.1: Tổng hợp tuyến điều tra...22
Bảng 5.1. kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn người dân...29
Bảng 5.4. Đánh giá tác động...43
DANH MỤC MẪU BIỂU Mẫu biểu 01: Tình trạng, phân bố của Vooc má trắng...23
Mẫu biểu 02: Biểu ghi chép nơi ngủ của VĐMT...25
Mẫu biểu 03: Biểu ghi chép tác động của con người...27
DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 01: Tuyến điều tra tại khu vực...24
Bản đồ 02: Phân bố của Voọc đen má trắng...33
Bản đồ 03: Vị trí hang ngủ của Voọc đen má trắng...36
Bản đồ 04: mối đe dọa săn bắn...44
Bản đồ 05: mối đe dọa phá hủy sinh cảnh...45
DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 01: Sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá...31
Ảnh 02: Sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá...31
Ảnh 03: Nơi ngủ của đàn Voọc đen má trăng tại khu vực Bãi sau đá ngầm, Kim Sơn...34