Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận được 27 loài thú thuộc 14 họ và 4 bộ, 58 loài chim thuộc 23 họ và 6 bộ, 22 loài bò sát thuộc 10 họ và 2 bộ, 14 loài ếch nhái thuộc 6 họ và 1 bộ được ghi nhận trong đợt điều tra. Trong đó, họ Cầy (Viverridae ) thuộc lớp thú, họ Khướu (Timaliidae) thuộc lớp chim, họ Rắn nước (Colubridae ) thuộc lớp bò sát và họ Êch nhái chính thức (Dicroglossidae) thuộc lớp lưỡng cư là các họ có nhiều loài nhất thuộc các lớp động vật đang sinh sống trong KBT và số lượng loài sinh sống còn nhiều, dễ dàng bắt gặp. 2. Trong số các loài động vật hiện có mặt trong Khu bảo tồn có 16 loài thú, 7 loài chim và 10 loài bò sát quý hiếm đang bị khai thác mạnh hoặc bị đe dọa ở quốc gia và toàn cầu với các mức đe dọa khác nhau: 10 loài thú, 01 loài chim, 8 loài bò sát có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 10 loài thú, 01 loài chim 03 loài bò sát thuộc Danh sách đỏ thế giới (IUCN, 2012). Cũng trong các loài quý hiếm này có đến 8 loài thuộc phụ lục IB và 13 loài thuộc phụ lục IIB của Nghị đinh 32CP2006.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh từ tháng6/2012 đến tháng 02/2013 Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay đề tài đãđược hoàn thành Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tớiBan Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạoSau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môitrường cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm của Khu bảo tồn thiênnhiên Phu Canh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Tiến Thịnh,người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn vàthời gian trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn
Xin cảm ơn nhân dân địa phương ở các xã Đồng Ruộng, Đoàn Kết,Đồng Chum, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tác giả khảo sát vàcung cấp các thông tin có liên quan
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè,người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thầntrong quá trình thực hiện đề tài Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiềuhạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sótnhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhàkhoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả
Trần Văn Khoái
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1 1 Phân loại học khu hệ động vật ở Việt Nam 3
1.1.1 Phân loại lớp thú 3
1.1.2 Phân loại chim 4
1.1.3 Phân loại bò sát và lưỡng cư 4
1.2 Lịch sử nghiên cứu chim 5
1.2.1 Giai đoạn trước trước thế kỷ 20 5
1.2.2 Giai đoạn thế kỷ 20 đến nay 6
1.3 Lịch sử nghiên cứu thú hoang dã 8
1.3.1 Thời kỳ trước 1954 – bước đầu tiên điều tra thành phần loài khu hệ thú việt Nam 8
1.3.2 Thời kỳ từ năm 1955 đến 1975 – điều tra thống kê thành phần loài thú ở các địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam 10
1.3.3 Thời kỳ từ 1975 đến nay – điều tra thống kê thành phần loài và đánh giá các giá trị khu hệ thú của các địa phương trên toàn quốc 12
1.4 Lịch sử nghiên cứu bò sát và ếch nhái 13
1.5 Nghiên cứu khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh 15
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
Trang 32.1 Mục tiêu nghiên cứu 16
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 16
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 16
2.2 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 16
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2.2 Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 16
2.3 Nội dung nghiên cứu 17
2.4 Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1 Phương pháp phỏng vấn 17
2.4.2 Điều trathực địa 18
2.4.3 Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ động vật 24
2.4.4 Xử lý số liệu 25
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 27
3.1 Điều kiện tự nhiên 27
3.1.1 Vị trí địa lý 27
3.1.2 Địa hình, địa mạo 27
3.1.3 Điều kiện khí hậu thuỷ văn 28
3.2 Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội 29
3.2.1 Dân số và lao động 29
3.2.2 Tình hình sản xuất và đời sống 29
3.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 30
3.2.4 Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thành phần loài khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh 33
4.1.1 Khu hệ thú 33
4.1.2 Khu hệ chim 36
Trang 44.1.3 Khu hệ bò sát và lưỡng cư 41
4.2 Xác định các loài động vật quý hiếm và hiện trạng của chúng tại KBTTN Phu Canh 44
4.2.1 Các loài thú quý hiếm 44
4.1.2 Các loài chim quý hiếm 51
4.1.3 Các loài bò sát và ếch nhái quý hiếm 54
4.3 Các mối đe dọa đến khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh 58
4.3.1 Săn bắt trái phép 59
4.3.2 Phá hủy sinh cảnh 59
4.3.3 Đánh giá các mối đe dọa 62
4.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn động vật tại KBTTN Phu Canh 62
4.4.1 Giải pháp về bảo vệ rừng 62
4.4.2 Giải pháp về kinh tế xã hội 64
4.4.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CITES Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế
ĐTQH Điều tra quy hoạch
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
1.2 Tổng kết về phân loại bs và ếch nhái ở Việt Nam theo thời gian 4
Trang 62.3 Kết quả điều tra chim bằng lưới mờ 20
4.1 Danh sách các loài thú ghi nhận tại KBTTN Phu Canh 334.2 Tổng hợp số bộ, họ, loài thú tại KBTTN Phu Canh 364.3 Danh lục các loài chim ghi nhận tại KBTTN Phu Canh 364.4 Tổng hợp số bộ, họ và loài chim tại KBTTN Phu Canh 404.5 Danh lục các loài bò sát và ếch nhái tại KBTTN Phu Canh 414.6 Tổng hợp số bộ, họ và loài bò sát tại KBTTN Phu Canh 434.7 Danh sách các loài thú quan trọng tại Khu Bảo tồn Phu Canh 444.8 Danh sách các loài chim quan trọng tại KBTTN Phu Canh 514.9 Danh sách các loài bs, ếch nhái quan trọng tại KBT Phu Canh 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Bản đồ tuyến điều tra động vật tại KBTTN Phu Canh 26
4.1 Khu vực phân bố chủ yếu các loài thú quan trọng tại KBTTN
4.5 Chăn thả gia súc ảnh hưởng đến rừng trồng 60
Trang 8và phân loài chim; 78 loài và phân loài thú Có rất nhiều loài động vật có giátrị kinh tế và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo tồn như Voi, Bò rừng, Bò tót,
số đó, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, Khu Bảo tồnthiên nhiên (KBTTN) Phu Canh có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tàinguyên đa dạng sinh học của quốc gia KBTTN được thành lập theo Quyếtđịnh số 1649/QĐ-UB ngày 15/10/2001 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phêduyệt dự án khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh HòaBình Trạng thái rừng tại KBTTN Phu Canh thuộc kiểu rừng rậm thường xanhnúi đất với nhiều loài cây thân gỗ, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao vớinhiều loài động, thực vật quý hiếm Ngoài ra, KBTTN Phu Canh có giá trị rấtlớn trong việc điều tiết và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, khai thácthủy điện và bảo vệ môi trường
Trang 9Để bảo vệ KBTTN Phu Canh có hiệu quả, khuyến khích và thu hút cộngđồng và người dân tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn
là công việc không chỉ thuộc về Ban quản lý KBTTN Phu Canh hay của chínhquyền địa phương mà là sự vào cuộc của cả những người say mê khoa học, yêumến Phu Canh Mặc dù vậy, cho đến nay chỉ có một nghiên cứu sơ bộ về đadạng sinh học tại KBTTN Phu Canh (UBND tỉnh Hòa Bình, 2001) Nghiêncứu này đã thống kê được 23 loài thú, 21 loài chim và 7 loài bò sát, lương cư.Các số liệu này chưa phản ánh hết giá trị đa dạng sinh học của KBT Khôngnhững vậy, số liệu đã được công bố từ rất lâu nên việc cập nhật thêm thông tin
về t́nh trạng của các loài động vật hoang dã tại KBT là rất cần thiết
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp bảo tồn” nhằm góp phần bổ
xung cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý và bảo tồnbền vững tài nguyên tại KBTTN Phu Canh
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 1 Phân loại học khu hệ động vật ở Việt Nam
và đệm bàn chân hoặc đệm ngón chân, số các đôi vú, cấu tạo cánh và mànglượn…Theo tài liệu cập nhật của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh(2009) [6], Việt Nam có 322 loài thú (340 loài và phân loài) thuộc 155 giống,
43 họ và 15 bộ (xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Tổng hợp phân loại thú ở Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Xuân Đặng Và Lê Xuân Cảnh, 2009)
1.1.2 Phân loại chim
Trang 11Quan điểm phân loại chim đến nay cơ bản vẫn sử dụng tên phổ thôngtiếng Việt theo tài liệu của Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) [24], tên tiếng Anh
và tên khoa học theo Inskipp et al, (1996)
Năm 2005, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen Phillips [5] đã xuấtbản cuốn Chim Việt Nam trên cơ sở kế thừa các tài liệu trước đấy nhưng đãchuẩn hóa tên phổ thông Việt Nam, tên tiếng Anh cũng như mô tả hình tháicủa chúng và bổ xung thêm nguồn tài liệu và phân loại các loài chim hiện có.Đặc biệt cuốn sách là nguồn tài liệu giúp cho mọi người đều có thể tự mìnhnhận dạng một cách dễ dàng các loài chim trong tự nhiên
Tuy nhiên, tài liệu mà chúng tôi cập nhật nhất hiện nay theo phân loạicủa Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011) [25] Theo quanđiểm phân loại này, ở Việt Nam hiện có 887 loài chim thuộc 88 họ và 20 bộ
1.1.3 Phân loại bò sát và lưỡng cư
Quan điểm về phân loại Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam thay đổi theo thờigian và khác nhau giữa các tác giả (bảng 2.1) Chẳng hạn Nguyễn Văn Sáng
và Hồ Thu Cúc (1996) đã thống kê ở Việt Nam có 258 loài Bò sát và 82 loàiẾch nhái Đến năm 2005, hai tác giả trên cùng Nguyễn Quảng Trường đã bổxung thêm 38 loài Bò sát và 80 loài Ếch nhái nâng số Bò sát được phát hiệnlên thành 296 loài và 162 loài Ếch nhái; đây là kết quả nghiên cứu Ếch nhái,
Bò sát ở nhiều vùng khác nhau, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa trên lãnhthổ Việt Nam Không dừng lại ở đó, ba năm sau khi công bố 458 loài Bò sát,Ếch nhái được xác định, ba tác giả này lại tiếp tục công bố thêm 84 loài mới
và tổng hợp đầy đủ được 369 loài Bò sát và 176 loài Ếch nhái thuộc 6 bộ và
34 họ trong danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam 2009 [26] (xem chi tiết trongbảng 1.2)
Bảng 1.2: Tổng kết về phân loại bs và ếch nhái ở Việt Nam theo thời gian
Trang 12Năm Bộ Bò sátHọ Loài Bộ Ếch nháiHọ Loài Nguồn thông tin
Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996)
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005)
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2009)
Mặc dù có nhiều quan điểm phân loại như vậy nhưng trong luận vănnày, tôi sử dụng hệ thống phân loại theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc vàNguyễn Quảng Trường (2009) làm cơ sở phân loại vì đây là hệ thống phânloại cập nhật đầy đủ và chi tiết hơn cả
1.2 Lịch sử nghiên cứu chim
Việc nghiên cứu tài nguyên Động vật hoang dã, đặc biệt là chim trongkhu vực Đông Dương đã được bắt đầu từ cách đây vài thế kỷ
1.2.1 Giai đoạn trước trước thế kỷ 20
Trong “Vân đài loại ngữ” của Lê Qúy Đôn ở thế kỷ 18 đã ghi nhận loài
Công (Pavo munticus) ở Sơn Tây Đại Nam nhất thống chí ghi nhận công là
loài chim đẹp, quý, có ở Phú Lương và Võ Nhai (thuộc Thái nguyên ngàynay) và ở hầu hết các tỉnh miền Trung Tuy nhiên, đây chưa phải là các côngtrình nghiên cứu khoa học về chim Tài liệu chim đầu tiên là bản mô tả loài
Gà rừng (Gallus gallus) của Linnaeus với tiêu bản bắt được ở đảo Côn Lôn.
Sau đó 30 năm, năm 1788 Gơmơlanh mô tả loài chim thứ hai bắt được ở
Đông Dương, đó là loài Chim xanh Nam bộ (Chloropsis cochinensis) Mặc dù
vậy, cho đến nay những hiểu biết về tài nguyên động vật của Đông Dương nóichung và chim nói riêng vẫn còn hạn chế
Trang 13Sau khi xâm chiếm miền Nam Đông Dương, người Pháp bắt đầu chú ý đếnnghiên cứu thiên nhiên vùng này Mặc dù vào thời gian đầu họ không tổ chức mộtcuộc sưu tầm nào lớn, nhưng từ năm 1862 đến năm 1874 nhiều đợt nghiên cứuchim khá quy mô do các nhà tự nhiên học nghiệp dư đã sưu tầm được một sốlượng mẫu vật khá lớn và chuyển về Pháp để phân tích (Võ Quý, 1975).
1.2.2 Giai đoạn thế kỷ 20 đến nay
Vào năm 1903, M E Oustalet cho xuất bản công trình “ChimCampuchia, Lào, Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam” và năm 1907, Uxtalê vàGecmanh cho xuất bản tập “Danh sách Chim Nam Bộ” Cũng vào quãng thờigian đó Butan tổ chức sưu tầm chim ở miền Bắc Việt Nam, kết quả được công
bố trong tập “Mười năm nghiên cứu động vật” Ông đã ghi nhận được 90 loài
và một số dẫn liệu về sinh học của một số loài
Năm 1918 một cuộc sưu tầm chim khác ở Đông Dương đã được tổchức dưới sự chỉ đạo của Boden Klox, với kết quả thu được là 1.525 tiêu bản.Kết quả này được Robinson và Klox công bố trong tập “Chim Trung Bộ vàNam Bộ Việt Nam” Công trình này ghi nhận 235 loài và phân loài, trong đó
có 34 dạng mới cho khoa học Cũng trong khoảng thời gian đó nhà Điểu họcngười Nhật Kurôđa đã phân tích bộ sưu tập chim của S Txikia và đã ghi nhậnđược 130 loài và phân loài (Võ Quý, 1975)
Từ năm 1923 đến năm 1938, J Dơlacua, P Jabuiơ, J Grinuây và đồngnghiệp đã tiến hành tất cả 7 cuộc sưu tầm lớn ở nhiều vùng khác nhau trênlãnh thổ Đông Dương, với 23.000 tiêu bản đã được thu thập đưa về Phápgiám định Các tiêu bản này sau đó được phân chia cho các Viện Bảo tàng lớn
ở Pháp, Anh và Mỹ (Võ Quý, 1981)
Từ năm 1941-1950, các mẫu tiêu bản chim thu thập ở Lào và một sốđịa phương ở miền Bắc Việt Nam được gửi về phòng nghiên cứu động vậttrường Đại học Tổng Hợp Đông Dương giám định Các mẫu vật này đã được
Trang 14Buaret phân tích và công bố Trong thời gian này, đáng chú ý có công trìnhnghiên cứu về chim ở Lào của Boliơ Ông đã thu thập được 6.000 tiêu bảncủa 505 loài và phân loài Ngoài ra, nhiều tác giả khác đã công bố một sốcông trình nghiên cứu về chim thu thập được ở vùng Đông Nam Á, trong đó
có 20 dạng mới sưu tầm được trên lãnh thổ Đông Dương Dựa vào các côngtrình mới này, vào năm 1951, Dơlacua lại lần thứ 3 cập nhật danh lục chimĐông Dương (Delacour, 1951) Danh lục mới này bao gồm 1.085 loài và phânloài (Võ Quý, 1981)
Sau khi miền Bắc được giải phóng, một số nhà khoa học Việt Nam bắtđầu nghiên cứu về khu hệ chim ở Việt Nam Đáng chú ý có các công trìnhnghiên cứu của các tác giả Võ Quý, Trần Gia Huấn (1960, 1961); Võ Quý(1962, 1966); Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang (1965), Võ Quý và Anorava N C.(1967) Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác về chim miền BắcViệt Nam Hầu hết các công trình này cũng chỉ mới đề cập đến khu hệ chimcủa một vài vùng nhỏ của Việt Nam Trong những năm cuối của thế kỷ XX,chương trình hợp tác giữa Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng và tổ chức bảo vệchim Quốc tế (BirdLife International) đã tiến hành điều tra một số khu rừngđặc dụng và phát hiện thêm 2 loài chim mới cho khoa học, đó là Khướu Ngọc
Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax
konkakinhensis)
Tóm lại việc nghiên cứu chim ở Đông Dương nói chung và Việt Namnói riêng đã có lịch sử vài thế kỷ, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu làcủa người nước ngoài Các nhà khoa học trong nước tham gia nghiên cứuđang còn ở mức độ rất khiêm tốn Tính cho đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam
đã tìm thấy 828 loài, nếu tính cả phân loài thì khu hệ chim Việt Nam cókhoảng gần 1500 loài và phân loài chim thuộc 81 họ, 19 bộ, chiếm khoảng9% tổng số loài chim trên toàn thế giới (Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen
Trang 15Phillips, 2005)[4] Trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu đối với ViệtNam và khu vực Đông Dương Tuy nhiên, các nghiên cứu trước thập niên 90của thế kỷ XX mang ý nghĩa lập danh lục và phân loại là chính, mục đích bảotồn chưa được quan tâm nhiều trong thời kỳ này
1.3 Lịch sử nghiên cứu thú hoang dã
Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú hoang dã Việt Nam gắn liền với lịch sửnghiên cứu động vật giới Việt Nam và có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
1.3.1 Thời kỳ trước 1954 – bước đầu tiên điều tra thành phần loài khu hệ thú việt Nam
Có thể nói lịch sử nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam được bắt đầu vàođầu thế kỉ 18 với các công trình của các nhà bác học Việt Nam như sách “Vănđài loại ngữ” và “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1724- 1784), sách “Đạinam nhất thống chí” của các nhà bác học Triều Nguyễn (1865- 1882),…Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu tập trung vào thống kê những loài thú cósản phẩm quý giá (như: Voi, Tê giác, Hươu, Nai, Hươu xạ, Gấu, Hổ, Báo,…)liên quan đến việc khai thác các sản phẩm của chúng làm đồ mỹ nghệ trang trícác lâu đài chùa chiền hoặc cống nạp cho các triều đại phong kiến nước ngoài(ngà voi, sừng tê giác, móng châu bò, vuốt và da hổ, báo,…) và làm thuốcchữa bệnh trong nhân dân (mật gấu, mật các loài khỉ, vảy tê tê, xạ hương,nhung hươu,…)
Vào đầu thế kỉ 19, các nhà khoa học nước ngoài bắt đầu các cuộc khảosát thăm dò động vật giới Việt Nam, thu thập các mẫu vật thú chuyển về cácbảo tàng tự nhiên ở Pari (Pháp) và Luân Đôn (Anh) để phân tích Nhà khoahọc người Anh, George Filayson đã tiến hành các cuộc khảo sát thú đầu tiên ởThái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam vào những năm 1821- 1822 Các tiêubản thú thu được trong các đợt khảo sát này dần dần được M.E Dustales
Trang 16(1874, 1893, 1898), R Germain (1887) và J H Gurney (1889) phân tích vàcông bố.
Đến cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, việc khảo sát động vật giới Việt Namtiếp tục được các nhà khoa học nước ngoài thực hiện như: Milne-Edwards(1867- 1874), Morice (1875), Billet (1896- 1898), Butan (1900- 1906),Delacour (1925- 1933), Kelley-Roosevelt (1928- 1929), Kloss (1920- 1926),
…Đoàn nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Đông Dương của Pavie (1879- 1895)
đã tiến hành khảo sát tại Lào, campuchia, Thái Lan và Việt Nam Ở Việt Namđoàn chủ yếu khảo sát ở Nam Bộ Các tiêu bản thú của đoàn Pavie đượcPousargues phân tích và công bố (1904) Cùng thời gian này (1900- 1906), cóđoàn khoa học thường trú Đông Dương Bộ do Boutan dẫn đầu đã khảo sát ởBắc Bộ, thu thập các tiêu bản thú gửi về Pari và được Ménégaux (1905- 1906)phân tích Tiếp đến, là Đoàn Delacour (1925- 1933) khảo sát ở nhiều địaphương trên toàn quốc và đoàn nghiên cứu của Kelley- Roosevelt (1928-1929) đã tiến hành nghiên cứu thú tại Lào Cai, Quảng Trị và Huế Các tiêubản thú của 2 đoàn trên được Thomas (1925- 1929) và Osgood (1932) phântích và công bố
Một số công trình tiêu biểu trong thời kỳ này như: bộ sách của A Paviexuất bản năm 1904 nói về các loài thú ở Đông Dương, công trình của Boutan
“Decades zoologiques, mammiferes, Miss Sc Per Explor Indoch., Hanoi”(1906) nói về các loài thú ở miền Bắc Việt Nam và công trình của Osgood “Mammals of the Kelley-Roosevelts and Delacour Asiatic Expeditions” (1932)thống kê ở Việt Nam có 172 loài và loài phụ thú
Từ năm 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp diễn ra
ác liệt trên toàn quốc đã làm gián đoạn các hoạt động khảo sát động vật hoang
dã ở Việt Nam
Trang 171.3.2 Thời kỳ từ năm 1955 đến 1975 – điều tra thống kê thành phần loài thú ở các địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam
Sau khi miền Bắc được giải phóng và hòa bình được lặp lại vào 1954,
do yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế đất nước cần phải nắm vững nguồntài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật, công tác điều tra độngvật nói chung và thú hoang dã nói riêng được hoạt động trở lại nhưng hoàntoàn do các nhà khoa học Việt Nam đảm nhận
Công tác điều tra nghiên cứu lúc đầu chỉ do một số ít cơ quan, chủ yếu
là các trường đại học, tiến hành với lực lượng cán bộ còn nhỏ, trình độ thấp.Địa bàn điều tra hẹp, nội dung điều tra tập trung vào thu thập mẫu vật vàthống kê thành phần loài Trong những năm 1955- 1959, chủ yếu gồm các đợtkhảo sát lẻ tẻ của Khoa Sinh Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đạihọc Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để phục vụ chogiảng dạy và học tập của sinh viên Từ sau năm 1959, đã có một số đợt điềutra tổng hợp về động vật với lực lượng cán bộ và số cơ quan tham gia ngàycàng lớn Phạm vi điều tra được ở rộng trên toàn miền Bắc Nội dung điều tracũng phong phú hơn, bao gồm cả điều tra thành phần loài, nghiên cứu sinhhọc, sinh thái, phát hiện trữ lượng và khả năng khai thác sử dụng các loài cógiá trị kinh tế
Vào những năm 1960 – 1975, công tác nghiên cứu ở miền Bắc ViệtNam do 3 cơ quan chính đảm nhận là: Ban Sinh vật- Địa học của Ủy banKhoa học và Kỹ thuật Nhà Nước (UBKHKTNN); Khoa Sinh vật học củatrường Đại học tổng hợp Hà Nội; Viện Điều tra quy hoạch Rừng của Tổngcục Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Ngoài ra,
có một số cơ quan khác cũng tiến hành nghiên cứu như Viện Vệ sinh Dịch tễ,Trường Đại học quân y thuộc Bộ Y tế và Khoa Sinh vật học Trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội
Trang 18Ngoài những đợt điều tra do các cơ quan trên độc lập tiến hành,UBKHKTNN còn tổ chức và chủ trì Đoàn Điều tra liên hợp Động vật – Kýsinh trùng và côn trùng, với sự tham gia của 5 cơ sở nghiên cứu lớn thuộc 3
bộ (Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục).Trong đó, Bộ môn Động vật học của Trường Đại học Tổng hợp và Tổ Độngvật học thuộc Ban Sinh vật – Địa học của UBKHKTNN đảm nhận phần điềutra động vật có sương sống Trong thời gian 1962- 1966, Đoàn đã thực hiệnđược 5 đợt điều tra tại 12 tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,
Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Sơn La, Thanh Hóa, Quảngbình, Hà Tĩnh và Nghệ An
Các kết quả nghiên cứu về thú trong giai đoạn này được các nhà khoahọc Việt Nam phân tích và công bố trên các tạp chí trong nước (Tạp chí Sinhvật – Địa học, Tạp chí Hoạt động khoa học,…) và một số tạp chí khoa họcnước ngoài (Zoologicheskii Zhurnal của liên xô cũ, Mitteilungen aus demZoologische Múeum in Berlin của Đức, Zeitchrift fur Saugertierkunde, Zool.Ann,…) Một số nhà khoa học đã có nhiều công trình công bố qua trọng nhưĐào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Hiền Hòa, Lê Vũ Khôi,
… Trong thời kỳ này (1955- 1975), các nhà khoa học đã thống kê được ởmiền Bắc Việt Nam có 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32 họ và 11
bộ (UBKHKTNN, 1981)
Ở miền Nam Việt Nam, do bị đế quốc Mỹ chiếm đóng nên công tácđiều tra nghiên cứu thú hầu như không được tiến hành Đáng chú ý có côngtrình của Výõng Ðình Sâm – giáo sư Trường Nông-Lâm-Súc Sài Gòn (1960-1970) Ông đã biên soạn giáo trình giảng dạy cho sinh viên của trường, trong
đó có phần “thú lạp” mô tả nhiều loài thú thuộc các bộ Dơi, Gặm nhấm, Linhtrưởng, Móng guốc, Thú ăn thịt có ở miền Nam Việt Nam
Trang 19Trong những năm 1960 – 1970, để phục vụ cho quân đội Mỹ đóng tạimiền Nam Việt Nam một số nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành khảo sátnghiên cứu các nhóm thú có liên quan đến dịch tễ học, chủ yếu là các loài thúthuộc bộ Gậm nhấm (Rodentia) Một số công trình đã công bố như: VanPeenen et al.(1967, 1969, 1970,1971) Ducan et al (1970,1971) Công trình
“Preliminary identification manual for mammals of south Vietnam” của VanPeenen et al (1969) đã thống kê 151 loài thú ở miền Nam Việt Nam (từQuảng Trị trở vào)
1.3.3 Thời kỳ từ 1975 đến nay – điều tra thống kê thành phần loài và đánh giá các giá trị khu hệ thú của các địa phương trên toàn quốc
Sau khi miền Nam được giải phóng (1975), hòa bình được lập lại vàĐất nước được thống nhất, bước vào thời kỳ phục hồi, xây dựng và phát triểnkinh tế, công tác điều tra nghiên cứu động vật nói chung và nghiên cứu thúnói riêng càng trở nên quan trọng hơn, do đó đã có những bước phát triển lớn.Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào:
- Điều tra thống kê, đánh giá giá trị khu hệ và tài nguyên thú ở các địaphương phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học
- Nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái một số nhóm thú có giátrị kinh tế cao hoặc có tầm quan trọng bảo tồn gen cao và xây dựng kế hoạchquản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững chúng
Địa bàn nghiên cứu được mở rộng ra toàn quốc, đặc biệt là các tỉnhphía Nam Lực lượng tham gia cũng được phát triển mạnh cả về số lượng vàchất lượng nghiên cứu, bao gồm các viện nghiên cứu (Viện Sinh vật học nay
là Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra Qui hoạch Rừng, ViệnSinh học Nhiệt đới,…), các trường đại học trong cả nước (Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh,…) Không những các cơ quan đã độc lập tổ chức các đợt
Trang 20điều tra nghiên cứu, mà nhà nước cũng có một số chương trình trọng điểmquốc gia như: Chương trình 52-02 điều tra tổng hợp Tây Nguyên (1981-1986), Chương trình CT-48C ( 1987- 1900), chương trình nghiên cứu điều trađộng vật vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ doViện Khoa học Việt Nam chủ trì, chương trình kiểm tra tài nguyên rừng do bộLâm nghiệp chủ trì, chương trình động vật chí Việt Nam do Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam chủ trì (1996- 2005),…
Đặc biệt, trong thời kỳ này có sự phát triển đáng kể về hợp tác quốc tếtrong điều tra nghiên cứu động vật ở nước ta Trước hết là sự hợp tac với Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (Trung quốc, hungary, Ba lan,Đức,…) Đáng kể nhất là chương trình hợp tác Việt-Xô nghiên cứu tổng hợp
hệ sinh thái rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng (Gia Lai) giữa Viện Sinh vật họcthuộc Viện Khoa học Việt Nam Và Viện Hình thái Tiến hóa và Sinh tháiĐộng vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Viện Hình thái Tiến hóa vàsinh thái Động vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (1981- 1985)
Sau những năm 1985, với những chính sách mới và mở cửa, sự hợp táckhông chỉ mở rộng sang các nước xã hội chủ nghĩa (Anh, Pháp, Hà Lan,Nhật, ) Một số tổ chức quốc tế đã mở văn phòng đại diện và có những đónggóp tích cực vào công tác điều tra nghiên cứu động vật ở nước ta như: Hiệphội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quĩ Quốc tế về Bảo tồn Thiênnhiên (WWF), Tổ chức Birdlife Quốc tế, Tổ chức Bảo tồn Động thực vậtQuốc tế (FFI), Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga,…
1.4 Lịch sử nghiên cứu bò sát và ếch nhái
Từ năm 1997 đến nay có rất nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về bòsát, ếch nhái tại nhiều địa phương trong cả nước Chẳng hạn như: nghiên cứu
ở khu vực Đông Bắc Việt Nam của Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúctrên 11 tỉnh suốt từ năm 1997 đến năm 2003; nghiên cứu của Ngô Đắc Chứng
Trang 21và Hoàng Thị Nghiệp từ năm 2004 đến năm 2006 ở tỉnh Đồng Tháp; các tácgiả Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng và Ngô Cao Thắngvới 20 chuyến khảo sát từ tháng 2/2005 đến tháng 12/2006 trên 3 tỉnh BắcGiang, Hải Dương và Quảng Ninh; hay báo cáo khoa học về kết quả nghiêncứu thành phần loài Bò sát, Ếch nhái ở phía Tây tỉnh Đắc Nông của Ngô ĐắcChứng và Trần Hậu Khanh…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp rất nhiều thôngtin về thành phần loài bò sát, ếch nhái ở khu vực nghiên cứu cũng như nhữngđóng góp loài mới cho khoa học (Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc,2005) Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên đều chưa đề cập sâu tới phươngpháp nghiên cứu Mặc dù phương pháp nghiên cứu được giới thiệu nhưng sẽhạn chế rất nhiều cho những ai đang quan tâm trên lĩnh vực này vì không nắmđược các tác giả điều tra nghiên cứu như thế nào
Năm 2007, Viện Khoa học công nghệ đã phối hợp với các cơ quan hữuquan xuất bản tập “Phân bộ rắn” trong tập “Động vật chí Việt Nam” Ngô
Thái Lan đã xác định mùa sinh sản của Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus
frenatus Schlegel, 1836) ở Vĩnh Phúc
Nhìn chung công tác nghiên cứu bò sát, ếch nhái từ năm 1954 đến nayngày càng được quan tâm Những năm gần đây, từ nghiên cứu khu hệ đãchuyển dần sang nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài có giá trị kinh tế
Lê Vũ Khôi (2007) đã chỉ ra rằng bò sát, ếch nhái có ý nghĩa quan trọng trongquần xã sinh vật, nhất là ở miền nhiệt đới Chúng bắt nhiều loài sâu bệnh hạicây trồng, côn trùng…hại nông nghiệp; bên cạnh đó chúng còn là thức ăn chonhiều loài động vật khác như chim, thú và cả bò sát lớn, chúng là mắt xíchtrong thành phần hệ sinh thái Ngoài ra, bò sát, ếch nhái là nguồn thực phẩm,làm nguồn dược liệu, là các mặt hàng có giá trị cho con người (Lê Vũ Khôi,
Trang 222007) Giá trị kinh tế, sinh thái, bảo tồn của bò sát, ếch nhái còn đề cập tớitrong sách đỏ Việt Nam 2007 từ trang 219 đến trang 262.
1.5 Nghiên cứu khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh
Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về khu hệ động vật tại KBTTN PhuCanh Cho đến nay chỉ có một nghiên cứu sơ bộ về đa dạng sinh học tạiKBTTN Phu Canh (UBND tỉnh Hòa Bình, 2001) Nghiên cứu này đã thống
kê được 23 loài thú, 21 loài chim và 7 loài bò sát, lương cư Các số liệu nàychưa phản ánh hết giá trị đa dạng sinh học của KBT
Vì vậy, rất cần có các nghiên cứu nhiều hơn nữa về tài nguyên độngthực vật tại KBT cũng như thúc đẩy các hoạt động quản lý và bảo vệ tàinguyên rừng trong khu vực là việc làm cần thiết
Chương 2
Trang 23MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng dữ liệu về khu hệ động vật, đặc biệt là tình trạngcủa các loài quý hiếm nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tại KhuBTTN Phu Canh
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần loài (chim, thú, bò sát, lưỡng cư) và hiện trạngcác loài quý hiếm có giá trị quý hiếm tại KBTTN Phu Canh
- Xác định các mối đe dọa chủ yếu đến khu hệ động vật và đề xuất một
số giải pháp bảo tồn trong khu vực nghiên cứu
2.2 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài động vật hoang dã thuộc 4 lớp: chim, thú, bò sát và ếch nháitại KBTTN Phu Canh và người dân địa phương trong khu vực nghiên cứu
2.2.2 Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại xã Đồng Chum, Đồng Ruộng, Đoàn Kết và TânPheo thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu về thành phần loài, tìnhtrạng của một số loài động vật quý hiếm đang sinh sống trong KBT và các tácđộng của người dân địa phương đến khu hệ động vật trong khu vực
2.3 Nội dung nghiên cứu
Trang 24Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dungsau:
1 Điều tra thành phần loài động vật tại KBTTN Phu Canh
2 Xác định các loài động vật quý hiếm và hiện trạng của chúng tạiKBTTN Phu Canh
3 Xác định các mối đe dọa đến khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh
4 Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn động vật tại khu vựcnghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều trathực địa nhằm xác định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như những vùngphân bố quan trọng, tập tính, sinh cảnh ưa thích của loài trong KBT
- Đối tượng phỏng vấn: Người có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn và cán
bộ của KBT có hiểu biết tốt về các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái
- Cách thức phỏng vấn: Các thông tin về sự có mặt của các loài độngvật được trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn, các đặc điểm hình tháicủa các loài động vật mà người dân địa phương bắt gặp được tìm hiểu từ tổngquát đến chi tiết Để kiểm chứng lại các thông tin, hình ảnh chuẩn về hình tháicủa các loài cũng được đưa cho các đối tượng phỏng vấn xem và nhận diện.Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn các đối tượng phỏng vấn luôn đượckhuyến khích để cho xem những mẫu vật còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sửdụng cho một số mục đích khác trong nhà (vật nuôi, mẫu nhồi, lông, …) Đây
là những bằng chứng về sự có mặt của loài, tuy nhiên nguồn gốc của mẫu vậtcần được xác định rõ ràng Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn đượcchúng tôi sử dụng làm cơ sở cho quá trình thiết kế điều tra thực địa
2.4.2 Điều tra thực địa
Trang 25Để thu thập thông tin về các loài động vật hoang dã trong KBT, nhiềuphương pháp khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng đã được sửdụng, cụ thể như sau:
2.4.2.1 Điều tra thú
2.4.2.1.1 Điều tra theo tuyến, điểm và dấu chân
Tuyến điều tra được sử dụng để điều tra sự có mặt của các loài thú tạikhu vực điều tra Tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng địa hình, sinhcảnh, đai cao có trong khu vực Điểm xuất phát của tuyến điều tra trong từngkhu vực thường bắt đầu từ các điểm khảo sát (nơi cắm trại) Các điểm khảo sátđược phân bố rộng khắp Khu bảo tồn, trong đó các khu vực rừng còn tốt, dọctheo khe suối và các đỉnh núi cao được ưu tiên điều tra Tại mỗi điểm khảo sátlập 3-4 tuyến chính dài 4-5km và một số tuyến phụ Thời gian điều tra đượctiến hành cả ngày bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30 Ngoài ra, với các loàithú ăn đêm, các đợt điều tra bổ xung vào buổi tối cũng được tiến hành
Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển vớitốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặctrên đỉnh giông khoảng 30 phút Các địa điểm như vũng nước, điểm muối vàdọc theo bờ suối nơi thú thường hay lui tới cũng được chúng tôi sử dụng đểquan sát dấu chân thú
Vị trí các tuyến điểm khảo sát, tuyến điều tra và điểm phát hiện cácloài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu(GPS) Trong quá trình điều tra, Thông tin về sự có mặt của loài được ghinhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp Dấu hiệu trực tiếp trongđiều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa Các dấu hiệugián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, sừng, lông, phân, dấu chân,tiếng kêu Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào cácbiểu điều tra thiết kế sẵn (biểu 2.1) và sổ tay ngoại nghiệp
Trang 26Bảng 2.1: Điều tra thú theo tuyến
Người điều tra:……… Ngày điều tra:………Thời tiết:……… Địa điểm điều tra: Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:……….Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Dạng sinh cảnh:………
Thời gian Loài Số lượng Dấu hiệu Hoạt động Ghi chú
2.4.2.1.2 Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá
Xác định các loài thú tại thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết cóhình vẽ màu của Francis (2001; 2008) và Nadler và Nguyễn Xuân Đặng(2008) [23]
Các loài quý hiếm được đánh giá dựa trên 3 nguồn thông tin Danh lục đỏIUCN (2012) [15], Sách đỏ Việt Nam (2007) [1], Nghị định 32/2006-CP [2]
Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo Đặng Huy Huỳnh và cộng
sự (2007) [13], Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) [6], Groves(2001; 2004) Những tài liệu tham khảo khác được trình bày trong mục tàiliệu tham khảo
2.4.2.2 Điều tra chim
Trang 27đầu từ 5h30 đến 10h00 và và từ 3h00 đến 17h30 Hai thời điểm chính sángsớm và chiều tối được tập trung điều tra vì đây là thời điểm chim hoạt độngmạnh Các loài chim ghi nhận được ghi vào bảng 2.2.
Bảng 2.2: Biểu điều tra chim theo tuyến
Người điều tra:……… Ngày điều tra:………Thời tiết:……… Địa điểm điều tra: Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:……….Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:……… Dạng sinh cảnh:………
Thời gian Loài Số lượng Khoảng cách
quan sát
Đặc điểm chính Ghi chú
2.4.2.2.2 Bẫy chim bằng lưới mờ
Sử dụng lưới mờ bẫy chim là phương pháp có nhiều ưu điểm, đặc biệtvới các loài chim sống ở tầng thấp và khó quan sát Sáu lưới mờ được sử dụng
để điều tra một số loài chim tại KBT Trong đó, có 5 lưới mờ kích thước 9x3
m và 1 lưới mờ kích thước 12 x 3m Vị trí giăng lưới mờ thường ở chỗ có sựbiến động về ánh sát để tránh sự phát hiện của chim Thời điểm giăng lưới làlúc sáng sớm Lưới được kiểm tra 30 phút một lần Những cá thế chim dínhlưới được gỡ ra cẩn thận nhằm tránh gây tổn thương hoặc làm chim chết, sau
đó được định loại, chụp hình và thả lại tại nơi dính lưới Các thông tin ghinhận được điền vào mẫu bảng 2.3
Bảng 2.3: Kết quả điều tra chim bằng lưới mờ
Người điều tra:……… Ngày điều tra:………Thời tiết:……… Địa điểm điều tra:
Trang 28Lưới số:………Dạng sinh cảnh:……….Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:………
2.4.2.2.3 Điều tra qua tiếng hót
Ngoài quan sát trực tiếp, phương pháp xác định loài thông qua giọnghót cũng được áp dụng trong điều tra này Nhiều loài chim thường có giọnghót hoặc phát ra những tiếng kêu rất đặc trưng cho loài và đó là cơ sở quantrọng giúp chúng ta nhận biết chúng Đối với những loài dễ dàng nhận biếtqua giọng hót, chúng tôi xác định tên loài ngay ngoài thực địa Đối với nhữngloài khó phân biệt qua giọng hót, chúng tôi sử dụng máy ghi âm ghi lại tiếnghót của chim để so sánh, xác định loài và dẫn dụ các loài chim đến gần đểquan sát Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 2.2
2.4.2.2.4 Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá
Các loài chim được nhận dạng ngoài thực địa bằng sách hướng dẫnnhận biết chim có hình vẽ màu của Robson (2000) và Nguyễn Cử et al (2000)[3] Tên phổ thông và tên khoa học theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) [24]
Để đánh giá các loài quý hiếm, chúng tôi dựa vào 3 nguồn thông tin đó
là Danh lục đỏ IUCN (2012), Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định
32/2006-CP Ngoài ra, những loài hiện đang là đối tượng khai thác mạnh cũng đượccoi là các loài quan trọng, cần bảo tồn
2.4.2.3 Điều tra bò sát và lưỡng cư
2.4.2.3.1 Điều tra theo tuyến
Trang 29Các tuyến lập có chiều dài từ 3-5km, đi qua các dạng sinh cảnh khácnhau, bám theo hệ thống các khe suối, đường mòn và các vũng nước trongrừng Việc phân chia các dạng sinh cảnh dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu cóliên quan đến Khu BTTN Phu Canh, bản đồ địa hình và hiện trạng của khuvực nghiên cứu Kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 2.4.
Bảng 2.4 Điều tra bò sát, ếch nhái theo tuyến
Người điều tra………Ngày điều tra………Tuyến điều tra số……… Lần điều tra………Điểm xuất phát……….điểm kết thúc………
Độ dài tuyến điều tra………….thời tiết……….nhiệt độ………
St
t
Thời gian Tên loài Số lượng Sinh cảnh Ghi chú
2.4.2.3.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu bò sát, ếch nhái
Phương pháp thu mẫu
Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thumẫu chính: Bắt bằng tay và bằng vợt Vợt có cán dài 1m, miệng vợt có hìnhtròn đường kính 25cm và mắt lưới cỡ 0,5 x 0,5cm Khi quan sát thấy đốitượng, dùng vợt chụp lại và quay miệng vợt 900 tránh ếch nhái thoát ra ngoài
Do các vị trí thu mẫu thường không bằng phẳng nên việc bắt mẫu chủ yếubằng tay
Mẫu ếch nhái thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính20cm và độ sâu 40cm Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung
Trang 30vào một túi Khi trở về nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ bộ, chỉgiữ lại 2-3 mẫu cùng loại, số mẫu còn lại được thả lại tự nhiên
Xử lý mẫu ngoài thực địa
Mẫu được xử lý theo phương pháp của Phạm Nhật và cộng sự (2003),các bước sau:
Bước 1: Gây mê mẫu vật bằng cách cho mẫu vào hộp nhựa rồi phunfoocmon 8- 10% lên cơ thể làm con vật mê và mất phản xạ nhảy Để mẫutrong tư thế tự nhiên, chụp ảnh
Bước 2: Tiêm cồn 900 vào bụng và các cơ chi (đối với những mẫu cókích thước lớn) để định hình nội quan và các cơ, tránh cho mẫu vật không bịthối rữa
Bước 3: Cố định mẫu bằng cách đặt mẫu lên gối bông mỏng có kíchthước 45x45cm, xắp xếp mẫu ở tư thế tự nhiên, các ngón chân và tay đượccăng ra Sau đó phun cồn 900 lên các khớp tay, chân và màng da nối các ngónchân tay và trên toàn cơ thể rồi phủ khăn bông lên số mẫu đã được định hình
và giữ mẫu ở tư thế như vậy trong khoảng thời gian 1 giờ
Bước 4: Gắn etiket cho mỗi mẫu Sau đó chuyển các mẫu đã được cốđịnh ngâm vào cồn 700 trong túi nilông, những mẫu nhỏ được để riêng vàotrong những lọ nhựa và xếp trong xô nhựa có nắp
2.4.2.3.3 Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá
Phân loại ếch nhái theo hệ thống phân loại của Frost (2009), bò sát theoUetz et al (2005) và Khóa định loại ếch nhái Việt Nam của Đào Văn Tiến(1977) và Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng et al.(2009) Tên Việt Nam của các loài theo Nguyễn Văn Sáng et al (2005)
Trang 31Để đánh giá các loài quý hiếm, chúng tôi dựa vào 3 nguồn thông tin đó là:Danh lục đỏ IUCN (2012), Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006-CP
2.4.3 Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ động vật
Đánh giá tác động của dân cư lên sinh cảnh như: sử dụng các nguồn tàinguyên, chăn thả gia súc, gia cầm, sự di dân, phong tục tập quán của dân tộc…
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý của KBT, người dânđịa phương, thợ săn, chính quyền địa phương để có những nhận định về côngtác quản lý tài nguyên rừng nói chung và động vật rừng nói riêng ở khu vực.Bên cạnh đó, đề tài tiến hành đánh giá qua điều tra khảo sát để có cái nhìnkhách quan hơn về vấn đề Các thông tin thu thập được ghi vào bảng 2.5
Bảng 2.5: Ghi chép về tác động của con người
Địa điểm điều tra:…… Ngày: Thời gian bắt đầu:…… Thời gian kết thúc: Tuyến số:……… Quãng đường đi: Người điều tra:……… Hoạt động
1 Khai thác gỗ
2 Đào đãi vàng
3 Chăn thả gia súc, gia cầm
4 Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ)
5 Nương rẫy
6 Canh tác nông nghiệp
7 Đường mòn đi lại
Sau khi xác định được các mối đe dọa với KBTTN Phu Canh, tiến hànhđánh giá cho điểm các mối đe dọa dựa trên ba tiêu chí: diện tích ảnh hưởng,cường độ ảnh hưởng và tính cấp thiết của các mối đe dọa theo phương phápcủa Margoluis and Salafsky (2001)
Trang 32Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởimối đe dọa trong KBT Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng đếndiện tích lớn nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnhhưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa: Là mức độ phá hủy của mối
đe dọa tới sinh cảnh (mối đe dọa phá hủy toàn bộ sinh cảnh hay chỉ mộtphần) Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng lớn nhất và giảm dầntheo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa
Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay sẽ xảy
ra trong tương lai Việc cho điểm tương tự như với các tiêu chí trên, mối đe dọanào có tính nguy cấp nhất cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính cấp thiết
2.4.4 Xử lý số liệu
Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiêncứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi có sử dụng toánthống kê và một số phần mềm như Excel, Photoshop và MapInfo
+ Sử dụng Excel để tính toán các chỉ số đa dạng và xử lý số liệu điều tra.+ Sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ
+ Ảnh về các loài chụp được và các sinh cảnh dùng photoshop đểchỉnh sửa
Trang 33Hình 2.1: Bản đồ tuyến điều tra động vật tại KBTTN Phu Canh
Trang 34Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh - Huyện Đà Bắc - Tỉnh Hoà Bìnhthuộc địa giới quản lý hành chính của 4 xã: Đồng Chum, Đồng Ruộng, ĐoànKết và Tân Pheo, có tọa độ địa lý:
20°56'18" vĩ độ Bắc105°1'4" kinh độ Đông
Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 5.644 ha, gồm 1 phân khu bảo vệnghiêm ngặt với diện tích trên 2.400 ha, 2 phân khu phục hồi sinh thái trên3.200 ha Trong đó, diện tích đất có rừng là 4.213 ha chiếm 74% diện tíchKBT, diện tích đất chưa có rừng là 1.337 ha, diện tích đất khác là 96 ha
Phía Bắc giáp khoảnh 11, 14, 15 xã Đồng Chum, khoảnh 11, 14, 19 xãTân Pheo
Phía Nam giáp khoảnh 1 xã Yên Hoà, khoảnh 23 xã Đoàn Kết
Phía Đông giáp với khoảnh 15, 23, xã Tân Pheo, khoảnh 1, 5, 8, 12, 16,
xã Đoàn Kết
Phía Tây giáp khoảnh 9, 12, 13, 18 xã Đồng Ruộng, khoảnh 17, 23, 31
xã Đồng Chum
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có địa hình vùng núi cao, gồm 3 dảidông núi chính và các dải dông núi phụ Điểm có độ cao tuyệt đối cao nhất làđỉnh Phu Canh 1349m, độ cao thấp nhất là 250m, độ cao trung bình là 900m
so với mặt nước biển Độ dốc bình quân ≈ 29˚, chiều dài sườn dốc 1000 2000m, hiểm trở, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc quản lý cũng như thống
Trang 35-kê kiểm soát tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên động vật rừng nói riêng
ở khu vực này
3.1.3 Điều kiện khí hậu thuỷ văn
3.1.3.1 Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có khí hậu chung của tỉnh Hoà Bình,
có hai mùa rõ rệt trong một năm
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1800mmchiếm 80% lượng mưa cả năm
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân130mm chiếm 20% lượng mưa cả năm
Số ngày mưa trong năm từ 110 - 130 ngày Độ ẩm không khí bình quân80% cao nhất 90%, thấp nhất 74% Nhiệt độ không khí bình quân 20˚C, caonhất 28˚C, thấp nhất 12˚C cá biệt có ngày xuống tới 5˚C Số giờ nắng 1600-1670h/năm Mùa hè chủ yếu gió Đông và gió Tây Nam, mùa đông có gió Bắc
và Đông Bắc thổi thành từng đợt từ 6-10 ngày
Trang 36đẩy quá trình phong hoá đá, đất mạnh, đất tốt, thực vật rừng sinh trưởng vàphát triển nhanh, tổ thành loài cây phong phú đa dạng đã tạo điều điện chokhu vực có sự đa dạng về sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật.
3.2 Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số và lao động
3.2.1.1 Dân số và dân tộc
Khu bảo tồn và vùng đệm của KBT có 12 thôn, bản với tổng 2.5027 hộgia đình và 11.763 nhân khẩu Hiện nay chưa có chủ trương để chuyển cácthôn bản ra khỏi KBT Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giớiKBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiệnbằng việc làm nhà ở và sống định cư, trồng cây lấy gỗ, cây ngắn ngày, cây lâunăm và các cây lâm sản ngoài gỗ khác, điều này thường dẫn đến việc xâm lấnđất rừng thuộc phạm vi KBT
Trong khu vực có ba dân tộc chính: dân tộc Tày có 10.194 người chiếm86,7% dân số toàn KBT, dân tộc Mường có 735 người chiếm 6,2% dân số,dân tộc Dao có 642 người chiếm 5,5% dân số Ngoài ra, còn một số ít dân tộcKinh với 192 người chiếm 1,6% dân số
3.2.1.2 Lao động
Tổng số lực lượng lao động là 5.529 người chiếm 47% tổng dân số.Trong đó, lao động nông nghiệp là 5197 người chiếm 94% tổng số lao động,lao động phi nông nghiệp: 332 người chiếm 6% tổng số lao động Tỷ lệ tăngdân số là 1,3%/năm
3.2.2 Tình hình sản xuất và đời sống
Sản xuất nông nghiệp: Là hoạt động sản xuất chính, mang lại nguồn thunhập chủ yếu của các hộ nông dân Trong sản xuất nông nghiệp trọng tâm làtrồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm
Trang 37- Trồng trọt
Cây trồng chủ yếu là cây ngô, lúa nước và cây màu các loại Tổng diệntích đất trồng lúa của 4 xã là 215ha, năng suất lúa bình quân165kg/người/năm
- Chăn nuôi: Tổng số đàn trâu, bò có 3.502 con, đàn lợn có 4.253 con,đàn gia cầm có 25.450 con
- Sản xuất lâm nghiệp
Bằng nguồn vốn 661, thực hiện từ năm 1999 đến 2007, Ban quản lý dự án
tổ chức hợp đồng với nhân dân 4 xã đầu tư bảo vệ 2464,9 ha rừng tự nhiên ,86,4
ha rừng trồng Trồng mới 76,7 ha rừng, chăm sóc 238,9 ha rừng trồng, khoanhnuôi tái sinh tái sinh tác động mức độ cao 54,4 ha Tuyên truyền vận động ngườidân địa phương bảo vệ và giữ được 3912,9 ha rừng tự nhiên hiện có
- Các ngành nghề khác chậm phát triển
Do người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp họ vẫn c ̣n các phongtục tập quán lạc hậu như: đốt nương làm rẫy, săn bắn các loài thú trong rừng,đốt ong, chăn thả gia súc và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã làm cho môitrường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tác động mạnh mẽ tới môi trường sốngcủa các loài côn trùng khiến chúng bị suy giảm mạnh về số lượng và một sốloài đang trong nguy cơ bị xóa sổ
Trang 38- Tuyến đường từ xã Yên Hoà đi xã Đồng Ruộng dài 12km.
3.2.3.2 Thuỷ lợi
Có 3 đập ngăn nước, 5046 mét mương dẫn nước tưới cho 215 ha ruộng nước
3.2.3.3 Điện, nước sinh hoạt
Hầu hết các xã đã có điện lưới đến trung tâm xã và các xóm bản tậptrung dân cư sinh sống Tổng số có 5 trạm biến áp; 25,9km đường dây hạ thế,
1751 hộ được dùng điện lưới, chiếm 70% tổng số hộ của cả khu vực
Nước sinh hoạt: hiện có 51 bể, 2002 giếng, 304 km đường ống dẫnnước, đảm bảo trên 97% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh
Các công trình cơ sở hạ tầng khác: Trường học, trạm y tế xã, Uỷ bannhân dân xã đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu học tập, khám chữa bệnh chongười dân
3.2.4 Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội
Nhìn chung đời sống của nhân dân 4 xã trong vùng dự án ngày càngđược nâng lên so với trước đây, tỷ lệ hộ nghèo giảm do được dự án giảmnghèo (WB), dự án các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, dự ánrừng phòng hộ Sông Đà, dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội đầu tưcác công trình cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển sản xuất, hỗ trợ giống, vốncho các hộ nghèo, chuyển giao kỹ thuật đưa giống mới vào trồng trọt, chănnuôi, do đó kinh tế hộ gia đình ngày càng ổn định và nâng cao
Với hệ thống giao thông thuận tiện, thông tin đại chúng phát triển, do
đó trình độ dân trí ngày một nâng cao, những hủ tục mê tín dị đoan được xoá
bỏ, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn
Trang 39Hình 3.1: Bản đồ ranh giới KBTTN Phu Canh