1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QTBH :nhành dược việt nam báo cáo thực tập

48 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,35 MB

Nội dung

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng trong ngành 3.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập dữ liệu qua các thông tin sơ cấp, thứ cấp từ các trang web, người tiêu dùng hoặc các cuộc phỏng vấn sâu để làm cơ sở phân tích chính xác tình hình thị trường tùy theo mức độ cần thiết của cửa hàng. Nghiên cứu tại hiện trường: người nghiên cứu ra ngoài hiện trường để tiếp cận đối tượng. nghiên cứu như người tiêu dùng, nhân viên bán hàng trực

A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngành dược luôn là một đề tài nóng hổi, được quan tâm nhiều nhất bởi lợi ích của nó mang lại cho con người là vô cùng to lớn. Nói đến dược thì ai cũng đều nghĩ ngay đến các loại thuốc: thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc bổ nâng cao sức khoẻ Thị trường thuốc ngày nay đa dạng với các loại thuốc ngoại, thuốc nội, thuốc giả đan xen lẫn nhau tạo nên một thị trường vô cùng phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bán hàng trong ngành dược. Vì thế đề tài nhóm tôi đưa ra nhằm mong muốn đi sâu phân tích rõ các vần đề có liên quan đến các hoạt động bán hàng trong ngành dược và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng bán hàng trong ngành. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nắm rõ tổng quan ngành dược Việt Nam, doanh nghiệp dược nhanh chóng dành thị phần trong thị trường, thu hút khách hàng. - Phân tích được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng trong thị trường ngành dược tại Việt Nam - Thực hành các lý thuyết về quản trị bán hàng, nhận diện khó khăn đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng trong ngành 3.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập dữ liệu qua các thông tin sơ cấp, thứ cấp từ các trang web, người tiêu dùng hoặc các cuộc phỏng vấn sâu để làm cơ sở phân tích chính xác tình hình thị trường tùy theo mức độ cần thiết của cửa hàng. - Nghiên cứu tại hiện trường: người nghiên cứu ra ngoài hiện trường để tiếp cận đối tượng. nghiên cứu như người tiêu dùng, nhân viên bán hàng trực tiếp… để thu thập thông tin sơ cấp qua sự quan sát, hỗ trợ của các thiết bị máy chụp ảnh, quay phim và phỏng vấn 4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động bán hàng trong ngành dược Việt Nam năm 2014 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ năm 2009- 2014 Không gian: thị trường Việt Nam 6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu này giúp nhóm chúng tôi tổng hợp kiến thức về lĩnh vực bán hàng, quản trị bán hàng. Đồng thời giúp nhóm chúng tôi vận dụng lý thuyết môn học vào thực tế thị trường. 7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Đề tài này được trình bày trong ba chương:  Chương 1: Tổng quan ngành dược  Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trong ngành dược  Chương 3: Nhận xét, đề xuất giải pháp B. Phần nội dung Chương 1: Tổng quan về ngành dược I. Ngành dược thế giới Ngành dược phẩm thời hiện đại đã phát triển được gần 100 năm từ những năm 20 của thế kỷ trước. Nếu tính theo quy mô phát triển công nghiệp, lĩnh vực này đã có lịch sử gần 50 năm. - Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đa số các tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới hiện nay được thành lập. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp dược phẩm, theo sau đó là các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Bỉ và Hà Lan. - Vào những năm 1960, rất nhiều loại thuốc được phát triển từ thập niên 50 được đưa vào sản xuất đại trà và tung ra thị trường. Trong đó, nổi tiếng nhất là các thuốc như “The Pill” (thuốc tránh thai), Cortisone (thuốc trị huyết áp) và nhiều loại thuốc tim mạch, chống trầm cảm khác. - Từ thập niên 70, thuốc điều trị ung thư bắt đầu được sử dụng phổ biến. Nền công nghiệp dược phẩm thế giới bắt đầu phát triển mạnh. Các quy định pháp lý về việc cho phép các thuốc phát minh “bom tấn” được quyền bán với giá cao nhằm bù đắp các chi phí đầu tư nghiên cứu trước đó bắt đầu có hiệu lực tại nhiều quốc gia - Vào giữa thập niên 80, hợp nhất sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn hơn trở thành xu thế và rất nhiều thương vụ M&A đã được thực hiện. Sau giai đọan này, nền công nghiệp sản xuất dược phẩm được thu gom về dưới sự kiểm soát của một số tập đoàn dược phẩm không lồ thống trị thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới. - Bắt đầu từ những năm 90, môi trường kinh doanh của ngành dược phẩm có sự thay đổi đáng kể với tiêu điểm là hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu và chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các hoạt chất mới và thử nghiệm lâm sàng. - Năm 1997, hoạt động quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua kênh radio và TV gia tăng nhanh chóng. Cũng trong giai đoạn này, mạng lưới Internet giúp người tiêu dùng có thể mua thuốc trực tiếp từ các hãng dược, các hãng dược có thể mua nguyên liệu trực tiếp từ nhà sản xuất… và làm thay đổi về căn bản môi trường kinh doanh. - Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng 1 loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Đồng thời, trong thời gian gần đây, nhiều tranh cãi đã xuất hiện xoay quanh các tác dụng phụ của thuốc và các chiến lược marketing không minh bạch của các hãng dược phẩm. II. Ngành dược Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngành dược Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ khi còn sản xuất thủ công cho đến khi hội nhập công nghệ dược thế giới. Từ đầu chiến tranh thế giới thứ 2 (từ năm 1940 – 1945), một số nhà thuốc đã bắt đầu sản xuất thuốc bằng phương pháp thủ công của phòng pha chế theo đơn, thuốc sản xuất theo phương pháp cổ điển dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, đã hình thành các xưởng dược quân dân từ Việt Bắc đến Khu III – IV, Khu V và Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ các xưởng sản xuất dược đã được tái lập lại tại miền Trung, miền Đông và miền Tây Nam Bộ và tiếp tục hoạt động cho đến hết chiến tranh (1975). Các giai đoạn phát triển - Giai đoạn 1975 – 1990: ngành dược Việt Nam trong thời bao cấp. Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất không đáng kể. Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5- 1USD/năm. Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng. - Giai đoạn 1991 – 2005: ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Các xí nghiệp, công ty nhà nước trong ngành được thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tư sản xuất, đầu tư vào chiều sâu, nâng cấp để thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất GMP. Số lượng thuốc được sản xuất ngày càng nhiều, từ 175 hoạt chất (năm1997) lên đến 384 hoạt chất (năm 2002). Cơ quan quản lý cấp cao của ngành dược là Cục Quản Lý Dược thành lập. Luật Dược cũng được ban hành, làm cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực dược để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. - Giai đoạn 2006- 2007: ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng 18% - 20%/ năm. Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho ngành dược. Năm 2006-2007, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, ngành dược đạt tốc độ tăng trưởng cao khoảng 18% - 20%/năm. Đây cũng là giai đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP-ASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO. - Giai đoạn 2008 – 2009: ngành dược Việt Nam có những chuẩn bị và chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng và an toàn. Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng, ngành dược Việt Nam dần bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cạnh tranh cơ bản. Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường. - Giai đoạn 2010 – 2014: ngành dược ngày càng phát triển, mức độ tiêu thụ thuốc trong nước ngày càng tăng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng và các thuốc thay thế đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm tăng gia mức độ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều tranh cãi đã xuất hiện xoay quanh các tác dụng phục của thuốc và các chiến lược marketing không minh bạch của các hãng dược phẩm. Theo ý kiến các chuyên gia y tế, xu hướng phát triển chung của ngành dược phẩm là không ngừng tìm kiếm các loại thuốc điều trị các căn bệnh mới và các căn bệnh ác tính hiện hữu, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật. Đây như một trào lưu nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ hơn. 2. Tình hình ngành dược hiện nay Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi chính sách về quản lý ngành dược tại các quốc gia này. Thị trường giàu tiềm năng: Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020 (BĐ1). Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong năm 2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại được bán lẻ ở hệ thống các quầy thuốc (OTC) (BĐ2). Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (20%) (BĐ3). Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, năm 2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD, Singapore:138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam. BĐ1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm 3. 4. 5. Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS). 6. BĐ2: Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam 7. Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt, BMI Pharmaceuticals & Healthcare Report. BĐ3: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013 8. 9. Nguồn: Hang T. Nguyen, Ngành dược phẩm Việt Nam, 2014; Cục Quản lý Dược 3. Đặc điểm ngành dược Việt Nam Ngành Công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Dược phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua rất nhiều kênh, từ các bệnh viện cho đến các phòng khám, trạm y tế hay các quầy bán lẻ thuốc trong khu vực. Trong đó doanh thu thuốc từ các bệnh viện chiếm khoảng 70%. Nguồn doanh thu này đến từ việc sử dụng thuốc điều trị trực tiếp tại bệnh viện và qua các đơn thuốc mà các bác sĩ, dược sĩ kê khai. Việc người dân có thói quen đi khám bác sĩ tăng lên tạo điều kiện cho sự tăng trưởng doanh thu ngành. Tính riêng trên các loại sản phẩm thuốc nội địa, con số này chưa đến 50% và hiện nay tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện trên cả nước là không giống nhau. Các bệnh viện tuyến trung ương chỉ sử dụng 12% thuốc nội địa, các bệnh viện tỉnh sử dụng 34% còn các trạm y tế huyện sử dụng đến hơn 60% thuốc nội. Còn tại các quầy thuốc bán lẻ tại Việt Nam, số lượng thuốc bán ra khá cao chiếm 50- 60%. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc bán ở các quầy bán lẻ đều là thuốc thông thường hay thuốc bổ nên giá cả thấp hơn so với các loại thuốc đặc trị được bán tại các bệnh viện. Vì vậy thu nhập ngành tại các quầy thuốc chỉ chiếm 26,5% thị phần. Ngành xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn chưa đủ mạnh, cán cân thương mại của ngành dược vẫn luôn âm trong nhiều năm vừa qua. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước vẫn đang tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 4. Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam Với sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tang của người dân Việt Nam, doanh thu ngành thuốc không ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 18.8%/năm. Sự tăng trưởng này ngược chiều so với các ngành kinh tế khác trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2013 vừa qua, do mặt hàng dược phẩm là mặt hàng thiết yếu và không thể thay thế. BMI đã dự báo lượng tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên 117,802.35 tỷ VND vào năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 15.5%. Hơn nữa, tỉ lệ đóng góp của ngành cho GDP của cả nước cũng tăng qua các năm và được dự đoán tiếp tục giữ xu hướng này trong vòng 5 năm tới. BĐ7: Cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam BĐ 8: đóng góp vào GDP của ngành dược Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP. BĐ 9: Tốc độ tăng GDP và tăng doanh thu ngành dược GDP Ngành dược Ngành dược Việt Nam mới phát triển ở mức trung bình – thấp. Chi tiêu cho y tế mới chiếm 1,6% GDP (2009) Báo cáo Ngành Dược - 2010 Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành 1. Các yếu tố vĩ mô 1.1 Chính trị - pháp luật Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước. Các cơ quan tham gia quản lý thị trường dược phẩm Việt Nam bao gồm: - Bộ y tế Việt Nam - Cục quản lý dược ( trực thuộc Bộ Y tế) - Bộ Công thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [...]... năm 2013, Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu Bảng 1: Nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc của Việt Nam Nguồn: VINANET, NG.Hương,Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013 Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, Bộ Y Tế và Cục quản lý dược, 85.5% nguyên liệu tân dược sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang... rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm, vì vậy họ có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam Theo VPBS, ngành dược Việt Nam đang hội tụ nhiều tiềm năng Sự nhận thức về sức... đoán rằng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 86.8 triệu trong năm 2008 lên hơn 100 triệu trong năm 2019 Những nhân tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu cho dược phẩm theo đầu người dự đoán là sẽ tăng từ 16,45 USD trong 2008 lên 60,30 USD trong 2019 Điều này tạo nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng ngành dược ở Việt Nam 2 Ảnh hưởng của các yếu tố vi mô tới ngành Chuỗi giá trị của ngành dược Việt Nam được chia làm... loài thảo dược, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về đa dạng sinh học Hơn nữa, tỉ lệ sử dụng đông dược ngày càng tăng, và theo dự báo của bộ Y tế, con số này sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới Vì vậy, đông dược là phân ngành đầy tiềm năng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu của ngành dược phẩm nói chung Các nguyên liệu sản xuất dược phẩm thường thông qua 2 con đường để tiếp cận với công ty dược: - Con... Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như atisô, đinh lăng, cam thảo, cao ích mẫu, diệp hạ châu,… BĐ4: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam Nguồn: 2014: Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical industry in Vietnam; ICE processing of General Statistics Office data BĐ5: Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013 Nguồn:... Agency, Brief sector note on pharmaceutical industry in Vietnam; ICE processing of General Statistics Office data - Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở Việt Nam Các doanh nghiệp (DN) dược phẩm Việt Nam mới phát triển sau năm 1990, có tuổi đời khá trẻ so với thế giới Hiện có 178 DN sản xuất thuốc, trong đó có 98 DN sản xuất tân dược, 80 DN sản xuất đông dược và 30 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Hệ thống... với 100% vốn sở hữu tại Việt Nam tức là họ phải liên doanh với các công ty dược phẩm trong nước thì ngày nay các công ty con với 100% vốn sở hữu nước ngoài đã được cho phép Kể từ năm 2009, các công ty dược phẩm nước ngoài cũng đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam Vì vậy, sự cạnh tranh giữa nội bộ ngành dược lại càng gay gắt hơn Bên cạnh việc gia nhập WTO, Bộ Công Thương Việt Nam đã cam kết cắt giảm... lượng và được FDA hay EMA công nhận 2.2 Nhà sản xuất dược phẩm Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế giới và chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1990 Cả nước hiện có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược) hầu hết các doanh nghiệp đều tập trun gsanr xuất các dòng thuốc phổ biến trong... trị cao hoàn toàn do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh Tại Việt Nam, các nhà sản xuất dược được chia thành nhiều nhóm theo các tiêu chí phân loại như sau: Theo hình thức sỡ hữu: - Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Sanafi - Aventis Việt Nam, Euvipharm, United Pharma… Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa: Dược Hậu Giang, Domesco, Traphaco… Theo phân khúc sản phẩm: -... cổ phần Dược Hậu Giang SPM - Công ty cổ phần SPM DBT - Công ty cổ phần Dược phẩm IMP - Công ty cổ phần Dược phẩm Bến IMEXPHARM DHT - Công ty cổ phần Dược phẩm DMC - Công ty cổ phần Xuất nhập Hà khẩu LDP - Công ty Cổ phần Dược Lâm Y tế Domesco Tre Tây TRA - Công ty cổ phần Traphaco Đồng DCL - Công ty cổ phần Dược phẩm VMD - Công ty cổ phần Y Dược Cửu phẩm Long Vimedimex OPC - Công ty cổ phần Dược phẩm

Ngày đăng: 26/05/2015, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w