1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.

34 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 497,5 KB

Nội dung

Đây là một báo cáo về một nghiên cứu hướng tiếp cận người dân trong việc sử dung các dịch vụ y tê của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, Cà Mau.

MỤC LỤC MỤC LỤC .1 A.DẪN NHẬP 3 1.Lý do chọn đề tài .3 2.Tình hình nghiên cứu .4 3.Mục tiêu nghiên cứu 6 3.1.Mục tiêu chung 6 3.2.Mục tiêu cụ thể .6 4.Nội dung nghiên cứu .6 5.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .6 5.1.Đối tượng nghiên cứu .6 5.2.Khách thể nghiên cứu .6 5.3.Phạm vi nghiên cứu 7 6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7 6.1.Ý nghĩa lý luận 7 6.2.Ý nghĩa thực tiễn .7 7.Kết cấu đề tài .7 B.NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 1.Cơ sở lý luận 8 1.1.Lý thuyết lối sống 8 1.2.Thuyết lựa chọn hợp lý .9 2.Các khái niệm 10 2.1.Tiếp cận .10 2.2.Cơ sở y tế .10 2.3.Sức khỏe .10 2.4.Tây y (khám, chữa theo phương thức hiện đại) và y học cổ truyền (khám, chữa theo phương thức truyền thống) .11 2.5.Khám chữa bệnh 11 3.Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .11 3.1.Phương pháp thu thập thông tin đinh lượng 11 3.2.Phương pháp thu thập thông tin định tính 11 3.3.Phương pháp thu thập thông tin .12 3.3.1Nguồn dữ liệu 12 3.3.2Thu thập thông tin sẵn có 12 3.4.Phương pháp quan sát .12 4.Câu hỏi nghiên cứu 12 1 CHƯƠNG 2 : SỰ LỰA CHỌN TRONG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KHÁNH HOÀ, U MINH, CÀ MAU .12 1.Sơ lược địa bàn nghiên cứu 13 1.1.Điều kiện kinh tế xã hội .13 1.2.Nông nghiệp 13 1.3.Nuôi trồng thủy sản .13 1.4.Lâm nghiệp .13 1.5.Chăn nuôi và trồng màu .14 1.6.Y tế 14 1.7.Dân số-gia đình .14 1.8.Phương hướng phát triển .14 1.8.1.Về kinh tế 14 1.8.2.Về văn hóa –xã hội 15 1.9.Giáo dục 15 2.Mô tả mẫu nghiên cứu .15 2.1.Nhóm tuổi .15 2.2.Giới tính .16 2.3.Học vấn .18 2.4.Việc làm .19 3.Người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế .20 3.1.Tình hình khám chữa bệnh của người dân xã Khánh hòa 20 3.2.Khoản chi cho việc khám chữa bệnh của người dân cho việc khám chữa bệnh của các thành viên 21 3.3.Việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh .21 3.4.Người dân đánh giá về mức độ đáp ứng của dịch vụ y tế tại địa phương 23 4.Người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương 26 C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .30 1.Kết luận 30 2.Kiến nghị .31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .32 2 A. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. “Sức khỏe là vốn quí nhất của con người”. Xã hội muốn có nguồn lực tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trì cho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêu chí hàng đầu của quốc gia. Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người. Theo chủ trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiều hơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền được hưởng các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và ai cũng có quyền hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đến nay là “ Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Nhưng trên thực tế việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốt nhất, đặc biệt là những người dân ở xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, khi mà xã Khánh Hoà là một xã thuộc vùng nông thôn sâu của tỉnh Cà Mau nói chung và của huyện U Minh nói riêng. Đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, thiếu thốn về thông tin chính sách báo đặc biệt là thông tin Y học. Vậy người dân tiếp cận và sử dụng và tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào? Cũng 3 chính là những câu hỏi băn khoăn đặt ra trên mà tôi chọn đề tài: “Hướng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dẫn xã Khánh Hoà, U Minh, Cà Mau.” 2. Tình hình nghiên cứu Sức khỏe là mối quan tâm không chỉ của một vài người mà là của một cộng đồng người, cả một xã hội, vì thế nó là mối quan tâm của nhân dân , các nhà nghiên cứu , các nhà chức trách có thẩm quyền. Cũng bởi lẽ đó mà có nhiều đề tài của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề sức khỏe trong đó có việc khám chữa bệnh và sức khỏe được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh bởi những tác giả khác nhau: Về nội dung ông James Allman đã khái quát thực trạng kinh tế - văn hóa – xã hội Việt nam từ năm 1945 trở lại đây, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Những khó khăn chính vào thời kì này là ngân sách eo hẹp, sự xuống cấp của hệ thống y tế nói chung…Tuy nhiên từ sau chính sách đổi mới năm 1986 , nhiều tổ chức phi chính phủ đã chọn Việt Nam làm mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhờ vậy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày một cải thiện. Sự ra đời của bệnh viện tư cũng tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Bệnh viện tư còn khắc phục được những hạn chế của bệnh viện công như: có sự nhanh gọn, thái độ phục vụ , thuận tiện, rõ ràng. Bởi vì thế mà nó đánh đúng vào tâm lý của người khám chữa bệnh, của những người sử dụng các dịch vụ y tế. Người nghèo cũng có thể đến đó để khám chữa và chăm sóc sức khỏe. Sự ra đời của các bệnh viện tư đó cần xét đến cùng cũng là yếu tố đảm bảo tính bình đẳng cho phía người cung cấp dịch vụ.( theo Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường, 2004). Cuộc khảo sát của 2 tác giả cho thấy được những mặt tốt của việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân, còn hạn chế thì 2 tác giả nêu được là chi phí ở các bệnh viện tư khá cao, đa phần người đến khám nhiều chỉ là những người có thu nhập cao, nghề nghiệp ổn định, và là dân thành thị nhiều hơn. Tình hình tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo Tp. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về kinh tế. đưa ra được nhưng phương thức khám chữa bệnh của người nghèo ở TP.HCM. Đề tài cũng chỉ ra được sự đánh giá cao các chương trình chăm sóc sức khỏe mở rộng định kì vì tính thiết thực và không tốn phí như: chương trình khám thị lực cho người trung niên và cao niên,chương trình khám dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em, 4 nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thực trạng chug của người nghèo và quan niệm về sức khỏe. .( Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006). Cũng liên quan đến nội dung khám chữa bệnh thì tác giả Thái Thị Thảo Uyên ( K10, ĐH Bình Dương, năm 2011), nói rõ về việc người nông dân nông thôn khám chữa bệnh, đề tài là một một cái nhìn của người dân tin tưởng vào các cơ sở y tế nhà nước và phương pháp khám chữa bệnh bằng tay y hơn là phương thức cổ truyền, đề tài nêu ra những khó khăn khi người dân đi khám chữa bệnh. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đòng bào dân tộc vùng sâu vùng xa để từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có sơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu xa nói chung cả nước. Bàn về những bất cập quanh chăm sóc sức khỏe, các tác giả cho rằng nguyên nhân thuộc kinh tế thị trường. (Trịnh Hòa Bình - Nguyễn Đức Chính, trích theo Thái Thị Thảo Uyên là sinh viên K10,ĐH Bình Dương). Bên cạnh tình hình chung về hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước, cũng có những nghiên cứu quan tâm về sự không công bằng về y tế sức khỏe giữa các vùng miền, nhóm thu nhập…, đặc biệt là tình hình khám chữa bệnh ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Về phương pháp, mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp khác nhau. Người thì sử dụng một kết quả của một dự án để nói về vấn đề của tác giả quan tâm ( theo Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Trường, 2004) . Có tác giả thì sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu sẵn có, phương pháp tổng hợp (Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam của tác giả James Allman). Song thông tin thu được mang tính tổng quát và nghiêng về lĩnh vực y tế hơn là xã hội học y tế. Bên cạnh đó cũng có những tác giả dùng cả phương phá định lượng và định tính để làm nổi bật, lí giải vấn đề tác giả quan tâm (Thái Thị Thảo Uyên là sinh viên K10,ĐH Bình Dương). Qua những đề tài trên cho thấy mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về mảng y tế, mỗi đề tài đã làm phong phú thêm cho kho tàng nghiên cứu của xã hội học cũng như là y tế. Trong đó đề tài tác giả cũng học hỏi thêm được những bậc tiền bối đi trước về nội dung 5 cũng như phương pháp qua đó rút kinh nghệm cũng như phát huy thêm các vấn đề mà các đề tài trước chưa nhắc đến hoặc chưa khai thác sâu 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các hướng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tạo cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng sử dụng các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. 3.2. Mục tiêu cụ thể Nêu rõ việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người xã Khánh Hoà ,huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Người dân đánh giá về các dịch vụ y tế tại địa phương như thế nào? Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao mức độ sử dụng y tế, và nâng cao chất lượng y tế tại địa phương. 4. Nội dung nghiên cứu Trong đề tài này tác giả tập chung vào các nội dung sau: Hướng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ y tế của địa phương. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Hướng tiếp cận y tế của người dân. 5.2. Khách thể nghiên cứu Người dân xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Cán bộ chính quyền địa phương. 6 5.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài được thực hiện tại ấp 2, ấp 5, ấp 6, ấp 7, ấp 8, ấp 14 ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Thời gian: Bắt đầu từ ngày 20 tháng 06 năm 2013. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về mức độ sử dụng các dịch vụ y tế , đặc biệt là hướng việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân như thế nào. Việc vận dụng các cách tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tra và xử lý số liệu thuộc lĩnh vực xã hội học, kết hợp với những tài liệu tham khảo của các nghiên cứu có liên quan. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ và chứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với những phân tích trong đề tài này, tôi muốn đem lại một cái nhìn sâu sắc về những khó khăn trong việc sử dụng và hướng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hòa . Bên cạnh đó là việc đề xuất những hướng giải quyết (nếu có) giúp người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế được tốt hơn. Bản thân cảm thấy đây là một việc làm có ý nghĩa đối với sự phát triển của địa phương đặc biệt là khi nơi đây người dân còn khá nghèo và tiếp cận các thông tin về y tế còn hạn chế. 7. Kết cấu đề tài Đề tài này gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu gồm có: cơ sở lý luận, nguồn dự liệu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.Chương 2: Hướng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân xã Khánh Hoà, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Gồm có một là đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu, hai là mô tả mẫu nghiên cứu, ba người dân xã Khánh Hoà có sự lựa chọn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, bốn là người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương. 7 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý thuyết lối sống Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các quan hệ xã hội khác, đặc trưng sinh học của họ là những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Lối sống được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện sinh thái. Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen, phong tục tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn mặc, cách ở, cách sinh hoạt… Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp. Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động, sinh hoạt, văn hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng thể các khối cơ bản thì không thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện nhau. Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết lối sống để lý giải được những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan đã tác động đến nhận thức và hành vi chăm sóc sức của người dân xã Khánh Hoà. Về điều kiện khách quan về về điều kiện sinh thái, người dân xã Khánh Hoà sống ở sông nước, vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại khó khăn nên không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; kinh tế người dân xã Khánh Hoà đa số là hộ nghèo nên ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. 8 1.2. Thuyết lựa chọn hợp lý Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động. Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hoá. Đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý nhằm xem xét những hành vi tiếp cận các dịch vụ y tế như thế nào? Trong đề tài này, tác giả vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý để có thể chứng minh sự lựa chọn lý của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Người dân có những lựa chọn khác nhau trước các vấn đề chăm sóc sức khỏe. Như người dân xã Khánh Hoà có thể nhận thức được việc khám phòng chống bệnh hơn là trị bệnh, nhưng vì kinh tế gia đình nghèo cần phải 9 làm việc để có cái ăn, người dân sẽ lựa chọn làm việc làm việc thay vì việc đi khám bệnh khi có biểu hiện bệnh. 2. Các khái niệm 2.1. Tiếp cận Khái niệm tiếp cận trong đề tài này được hiểu là sự lựa chọn và những cách thức mà người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu cầu. Tiếp cận trong trường hợp này bao gồm: cách nam giới, nữ giới đi đến cơ sở y tế, sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế ( khám chữa bệnh, phòng ngừa, tư vấn, phục hồi). [5] 2.2. Cơ sở y tế Cơ sở y tế là đơn vị cả hệ thống y tế, giúp thực hiện vai trò và chức năng của hệ thống y tế. Cơ sở y tế bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế. Tùy thuộc vào mỗi cách phân chia, có nhiều cách gọi cơ sở y tế khác nhau, ví dụ như theo quy mô, có trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám, trạm y tế . hoặc theo quyền quản lý trực tiếp có bệnh viện công, bệnh viện tư, hoặc theo cách thức chữa trị, lại có cơ sở y tế tây y và cơ sở y tế y học cổ truyền [ 2 ] . 2.3. Sức khỏe Theo định nghĩa của Tổ chức y thế giới (WHO- World Health Organization) [3] , sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật. Như vậy một cá nhân khỏe mạnh phải thỏa mãn 3 yêu cầu: thể chất, tinh thần và xã hội. Trong ba yếu tố trên, chỉ có thể chất được đo lường định lượng, còn hai yếu tố còn lại: tinh thần và xã hội rất thiên về định tính nhiều hơn, vì vậy, trên một phương diện nào đó, sức khỏe toàn diện của con người khó kiểm tra bằng chỉ số định lượng. Bởi vì một lí do đơn giản, không thể định lượng một cách chính xác những niềm vui, nỗi buồn, niềm phấn khởi, sung sướng và khổ đau ., mà nó là yếu tố cấu thành nên sức khỏe. [4]  2 ] :nguồn:my opera.com/healthyck/blog/show.dml/10521161.  3] Theo định nghĩa của tổ chức y thế giới ( WHO –World Hearth Organization, 1947).  4] www.binhduong.com.vn [5] , [6] Trích theo tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 10 [...]...2.4 T y y (khám, chữa theo phương thức hiện đại) và y học cổ truyền (khám, chữa theo phương thức truyền thống) T y y [6] là nền y học sử dụng phương pháp khám chữa bệnh hiện đại ( y học hiện đại) Phương pháp điều trị sử dụng T y y mang tính định lượng, là ứng dụng từ công nghệ giện đại và mang lại hiệu quả nhanh Y học cổ truyền là nền y học được khai sinh đồng thời với... trạm y tế xã khi được hỏi thì đa số người dân chọn phương án khám bệnh tại cơ sở trên huyện vì đi đến trạm y tế xã thì xa hơn đến huyện do phải di chuyển bằng ghe do chưa có đường lộ Tuy rằng người dân cũng rất muốn sử dụng dịch vụ y tế tại xã: Hỏi: Dạ khoảng cách từ gia đình mình đến trạm xá là bao nhiêu xa v y cô ? Đáp: Lên trạm xã tới 7 c y, còn ra đ y là 4 c y Hỏi: Cô th y trang thiết bị của trạm y. .. uống, hay trình độ của y bác sĩ , y tá, còn hạn chế C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua việc tìm hiểu các hướng tiếp cận của người dân trong việc sử dụng dịch vụ y tế tác giả đã đưa ra một cái nhìn chung về tình hình tiếp cận và xu hướng sử dụng dịch vụ y tế của người dân Từ số liệu khảo sát được, xu hướng chính trong việc tiếp cận các dịch vụ 30 khám chữa bệnh của người dân xã Khánh Hòa, huyện U... nghèo thì cũng v y à ! (Nguồn: trích từ PVS, trường hợp hộ có con xuất cư, nữ, 54 tuổi, người dân.) Như v y, ưu tiên hàng đầu khi người dân gặp vấn đề về sức khỏe người dân thường ra trạm y tế xã để được chăm sóc về vấn đề sức khỏe V y người dân nơi đ y có xu hướng tiếp cận các dịch vụ y tế tại địa phương 22 Ngoài ra, theo số liệu khảo sát thì ngoài tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tại trạm y tế xã người... 28 Thái độ phục vụ của các y bác sĩ, y tá đối với bệnh nhân đang là vấn đề nóng bỏng tốn nhiều gi y bút của báo trí, tuy nhiên theo số liệu khảo sát được về mức độ đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của các y bác sĩ, y tá tại đ y thì được người dân đánh giá rất cao với mức độ tốt chiếm tỷ lệ 11.96% trong đó mức độ trung bình chỉ chiếm 7.16%, như v y, tuy còn hạn chế về nhiều mặt nhưng thái độ... truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao kiến thức phòng chống dịch của người dân Duy trì công tác báo dịch hàng ng y ” (Nguồn: Tư liệu sẵn có, Báo cáo kết quả công tác hoạt động y tế của trạm y tế xã Khánh Hoà 2013) Từ việc còn thụ động với các dịch vụ y tế đáp ứng cho việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại địa phương Giờ đ y dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của địa phương ng y càng hiện đại hơn, phong cách. .. việc tiếp cận các dịch vụ y tế? Câu 2: Người dân ng y càng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương? CHƯƠNG 2 : SỰ LỰA CHỌN TRONG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KHÁNH HOÀ, U MINH, CÀ MAU 12 1 Sơ lược địa bàn nghiên cứu Xã Khánh Hoà nằm ở phía bắc huyện U Minh, cách trung tâm huyện khoảng 2 km, ranh giới hành chính được xác định như sau: phía đông giáp thị trấn U Minh, phía t y. .. thuốc, bốc thuốc đông y, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, dưỡng sinh Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đánh giá “ hiện nay, y học cổ truyền vẫn đang hoạt động chăm lo sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho gần 3/4 nhân loại, một bộ phận của nhân loại đang chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế - xã hội và ít có cơ may tiếp cận, hưởng thụ những thành quả mới nhất của y học cổ hiện đại”... vụ tại trạm y tế xã người dân còn có hướng tiếp cận các nguồn chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh như: bệnh viện tuyến trên, bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân, tự khám ở nhà… Như v y việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân nơi đ y khá nhiều lựa chọn nhằm đảm bảo cho sức khỏe của mình Bảng 4: Tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh khác Nơi khám Bệnh viên huyện Bệnh viện tư nhân Con làm bác sĩ nên tự... trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế?” Ngoài ra, với việc tìm hiểu về mức độ đánh giá của người dân về các dịch vụ y tế tại địa phương qua phân tích tác giả đã tìm hiểu được người dân ng y càng hài lòng về việc sử dụng các dịch vụ y tế tại địa phương với những mức độ hài lòng về các lĩnh vực khác nhau người dân đánh giá khá cao về cơ sở hạ tầng, thái độ phục vụ, và mức độ thuận tiện Với một xã nghèo

Ngày đăng: 02/01/2014, 15:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Quỹ dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNFPA), Kiến thức và hành vi của cộng đồng dân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức và hành vi của cộng đồngdân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản
8. Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng, Nhân học y tế, NXB. ĐH Huế, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học y tế
Nhà XB: NXB. ĐH Huế
9. Bế Văn Hậu, Những yếu tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới thực trạng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở miền núi hiện nay, TC. Dân tộc học, số 1, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới thực trạng chăm sóc sức khỏecộng đồng ở miền núi hiện nay
2. Đoàn Kim Thắng, (2007), Sức khỏe và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 4/2007, trang 21-28 Khác
3. Tư liệu điền dã trong đợt thực tập của tập thể giảng viên và sinh viên khoa Nhân học, thuộc đề tài Tri thức bản địa của GS.TS. Ngô Văn Lệ, tháng 5/2012 Khác
4. Đoàn Kim Thắng, (2007), Sức khỏe và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 4/2007, trang 21-28 Khác
5. Đặng Thị Hoa, Nghiên cứu nhân học y tế ở vùng Dân tộc thiểu số nước ta, trong Thông báo dân tộc học năm 2004, NXB. KHXH, HN, 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng thể hiện trình độ học vấn của người dân. - CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.
Bảng 1 Bảng thể hiện trình độ học vấn của người dân (Trang 18)
Bảng 2: Bảng thể hiện việc làm của người dân - CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.
Bảng 2 Bảng thể hiện việc làm của người dân (Trang 19)
Bảng 3: Mức chi tiêu cho việc khám chữa bệnh của người dân trong 6 tháng - CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.
Bảng 3 Mức chi tiêu cho việc khám chữa bệnh của người dân trong 6 tháng (Trang 21)
Bảng 4: Tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh khác. - CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.
Bảng 4 Tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh khác (Trang 23)
Bảng 5: Mức đánh giá của người dân về mức đáp ứng của trạm y tế xã. - CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ TIẾP CẬN Y TẾ.
Bảng 5 Mức đánh giá của người dân về mức đáp ứng của trạm y tế xã (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w