Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trong ngành dược

Một phần của tài liệu QTBH :nhành dược việt nam báo cáo thực tập (Trang 32)

- Doanh nghiệp sản xuất dược phẩ mở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trong ngành dược

BMI dự báo trong vòng 5 năm tới, tỉ lệ giá trị sử dụng thuốc qua đơn sẽ tăng lên 74.6% từ 73.3% vào năm 2012 so với tổng giá trị bán thuốc. Điều này là do khu vực nông thôn sẽ có nhiều cơ hội được đi khám bệnh và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Theo đó, tỉ lệ thuốc bán không qua đơn sẽ giảm từ 26.67% xuống 25.44%. Vẫn tập trung sản xuất thuốc generic hơn là thuốc đặc hiệu Do công nghệ trong nước còn kém, cộng với sự đầu tư của nước ngoài còn chưa cao, dẫn tới các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong khâu sản xuất dược phẩm có dạng bào chế công nghệ cao. Theo BMI, tuy doanh thu bán thuốc có bản quyền sẽ tăng với tốc độ trung bình là 12.7%/ năm, tỉ lệ dòng thuốc này trên tổng doanh thu giảm xuống từ 22.7% năm 2012 xuống còn 18.51% vào 2020. Theo đó, dòng thuốc thông thường vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường. Việt Nam có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất thuốc này hơn do sức mua thị trường còn kém.

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trong ngànhdược dược

Tiêu thu tăng hàng năm vì nhu cầu người tiêu dùng tăng. nhu cầu tăng vì những lí do sau:

- Giáo dục sức khỏe

- Mức sống, thu nhập người bình quân đầu người Việt Nam cao hơn những năm trước.

II. Các yếu tố tác động đến hoạt động bán hàng của ngành 1. Giá cả thị trường

Trong năm 2013, số thuốc tăng giá chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ. Mức tăng trung bình của thuốc nội là 5.4%, thuốc ngoại là 6.1%. tỷ lệ tăng giá thuốc ngoại tăng khá đều, ít biến động, tăng mạnh vào cuối năm. Giá thuốc nội biến động nhiều hơn do ảnh hưởng nhiều bởi NPL nhập khẩu.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược Việt Nam, giá dược phẩm từ ngày 20-12-2009 đến 20-1-1010 tiếp tục có sự điều chỉnh. Nhiều mặt hàng thuốc nội và ngoại tăng từ 3% - 10%, như : Prednisolon, Ciprofloxacin, vitamin B1, B6, Berberin, Nicionex... Trong khi đó, một số mặt hàng điều chỉnh giảm chỉ 1%- 3%, như: Kim tiền thảo, Cortonyl, Clorocid, Amoxicilin, Cephalexin, Ampicillin. Nhìn chung, giá dược phẩm trung bình vẫn tăng với tốc độ trung bình là 7.7%. nguyên nhân chủ yếu do CPI của toàn quốc tăng, cùng với sự tăng lên của các chi phí chính như dược liệu, tiền lương và giá điện nước.Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Cuối năm 2013, biện pháp dự trữ quốc gia được thực hiện nhằm ổn định giá thuốc năm tới. hiện 3 công ty nhà nước tham gia kế hoạch dự trự này là công ty Dược phẩm TW!, Dược phẩm TW2 và TW3 đang có sẵn trong kho khảng từ 3000 – 3500 mặt hàng thuốc dự trữ. Với mức tăng CPI năm 2016 dự tính ở mức 7 – 8% về quy chế chặt hơn, mức tăng giá thuốc của năm tới được nhà nước dự kiến sẽ duy trì ở mức 3 – 5%. Điều này làm tăng sự bình ổn giá cả thuốc trên thị trường trong tương lai, giữ vững sự tiêu thụ dược phẩm của khách hàng.

2. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành - Cạnh tranh doanh nghiệp trong nước

Thuốc Tiffy – thuốc chống cảm Thuốc Lix – thuốc giảm béo

-> quảng cáo chỉ sử dụng các sản phẩm dược thông thường, có thể mua ở những nhà thuốc sĩ lẽ. người tiêu dùng tăng thêm sự hiểu biết về các sản phẩm dược, có nhiều lựa chọn hơn.

- Cạnh tranh doanh nghiệp nước ngoài

Quan niệm người Việt về sử dụng sản phẩm nội và ngoại: tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%- 30% thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này.

- Cạnh tranh các loại thuốc giả, thuốc lậu đang bày bán tràn lan trên thị trường.

Có thể là do sự thỏa thuận ngầm giữa nhà sản xuất nước ngoài và nhà nhập khẩu trong nước. Ví dụ như trường hợp của chi nhánh GSK tại Việt nam, vào tháng 6 năm 2012, đã thỏa thuận với công ty trong nước để nâng giá bán lên 4 – 5 lần so với giá gốc.

3. Mạng lưới phân phối sản phẩm

Hệ thống phân phối thuốc rộng khắp cả nước với trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ. Tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 3000 nhà thuốc tư nhân, tại Hà Nội hơn 1000 nhà thuốc tư nhân. Những quầy bán lẻ thuốc quy mô nhỏ, số lượng chủng loại thuốc ít và chủ yếu là các loại thuốc thông thường phục vụ cho người dân tập

trung tại các vùng nông thôn, tỉnh lẻ.Tại các thành phố lớn, số lượng các nhà thuốc tư nhân chiếm áp đảo.

- Phân theo loại thuốc

Loại dược phẩm Kênh phân phối

1. Tân dược - Hệ thống phân phối rộng khắp từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tới các quầy thuốc thuộc trạm Y tế.

- Hai kênh phân phối chủ yếu là bệnh viện và nhà thuốc. mạng lưới phân phối thuốc.

2. Đông dược Sản phẩm đông dược được phân phối thông qua hệ thống khá lớn, đây là một tiềm năng lớn của ngành dược Việt Nam. Năm 2011 cả nước có 45 viện y học dân tộc, 242 bệnh viện đa khoa có khoa y học dân tộc, 4000 tổ chẩn trị, 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1000 cơ sở y học cổ truyền tư nhân.

Nhìn chung, hệ thống lưu thông phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, nhưng còn nhiều vấn đề bất cập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược ngày càng gay gắt hơn. Các công ty ngành dược phải đầu tư phát triển mạng lưới phân phối, mới có thể mở rộng thị phần cạnh tranh với các công ty đa quốc gia để tồn tại. Thói quen người tiêu dùng Việt Nam là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm). Việc mua thuốc không kê toa dẫn đến tình trạng hệ thống bán lẻ của Việt Nam bị mất trật tự, xuất hiện nhiều loại thuốc có nguồn gốc không rõ, thuốc giả, thuốc phi mậu dịch. Trước tình hình sử dụng, mua bán thuốc ở Việt Nam còn nhiều bất cập, lộn xộn và thiếu kiểm soát, Bộ y tế cần phải ban hành các quy chế hoạt động cho các doanh nghiệp, xây dựng ban hành các danh mục thuốc không kê đơn và hơn nữa cần kiện toàn những quy định để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân. Điều này sẽ góp phần cải thiện hệ thống phân phối thuốc Việt nam, giúp các doanh nghiệp dược có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

- Phân theo phân phối

Hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau: - Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp.

• Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước.

• Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân.

• Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài. - Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối. - Hệ thống chợ sỉ

- Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân - Hệ thống nhà thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân

Trong đó, có 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam. Chú thích hình ma trận mạng lưới phân phối thuốc tại Việt Nam

- Thuốc sản xuất tại Việt Nam ( mũi tên màu xanh lá cây) - Thuốc nhập khẩu chính ngạch ( mũi tên màu xanh dương) - Thuốc lậu, thuốc kém chất lượng, thuốc giả ( mũi tên màu cam)

-  Kênh bệnh viện (ETC): đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dược phẩm cũng như nhà phân phối nhắm đến. Đặc điểm kênh ETC là - Số lượng tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh.

- Bệnh nhân không có quyền và không đủ kiến thức để mặc cả giá thuốc, chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng như chấp nhận phác đồ điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

- Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất nếu được các bác sĩ tin tưởng kê toa.

- Đối với các bệnh viện trung ương tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các bệnh hiểm nghèo và nghiêm trọng như ung thư, máu huyết, nhi, đa chấn thương, tim mạch, thần kinh… và đòi hỏi sử dụng một lượng lớn các thuốc đặc trị có giá thành rất cao.

Thống kê số lượng bệnh viện và các cơ sở y tế giai đoạn 2003 – 2012

 Kênh nhà thuốc

Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại bộ phận người dân Việt Nam nên hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần người dân khi mắc bệnh. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam, đây gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ.

Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, cả nước có tổng cộng 42.302 dược sĩ (dược sĩ cao cấp/trung cấp/dược tá). Theo quy định hiện hành, chủ một cơ sở

buôn bán thuốc tân dược tối thiểu phải có trình độ dược tá, nên có thể suy ra tại Việt Nam đang có ít nhất khoảng 42.302 hiệu thuốc, phục vụ hơn 90 triệu dân Việt Nam, bình quân khoảng 2.128 người/1 nhà thuốc..

Một số chuỗi nhà thuốc đạt GPP đáng chú ý

- Hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu: 18 cửa hàng tại Tp.HCM. - Hệ thống chuỗi nhà thuốc ECO: 10 cửa hàng tại Tp.HCM - Hệ thống chuỗi nhà thuốc PHANO: 14 cửa hàng tại Tp.HCM

- Một số chuỗi khác của các đơn vị như: SPG Pharmacy (Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn – 13 nhà thuốc), Vimedimex, IC Pharmacy (CTCP Nhà thuốc Đông Dương – 6 nhà thuốc tại Tp.HCM)

 Các phòng khám bệnh tư nhân:

Theo nhiều nguồn thống kê, cả nước đang có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và số lượng các phòng khám đang có xu hướng tăng dần qua các năm, tập trung chủ yếu tại 02 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội. Theo Bộ Y tế, số người hành nghề y tư nhân hiện khoảng 250.000 người. Song song với kênh bệnh viện và kênh nhà thuốc, kênh phòng khám tư nhân cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối thuốc đến tay bệnh nhân tại Việt Nam vì các nguyên nhân sau:

- Đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để tiếp tục hoạt động sau giờ làm việc để tăng thêm thu nhập, trong bối cảnh mức thu nhập bình quân hàng tháng của bác sĩ tại Việt Nam chỉ khoảng 3 triệu VND/tháng.

- Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng và chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện công chưa thể đáp ứng đầy đủ, trong khi các bệnh viện tư nhân vẫn chưa tạo được lòng tin từ người bệnh.

Một phần của tài liệu QTBH :nhành dược việt nam báo cáo thực tập (Trang 32)