1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Tiêu chảy nhiễm trùng

4 31,6K 328

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46,6 KB

Nội dung

Để làm được Kế hoạch chăm sóc hay Quy trình chăm sóc thì buộc mỗi nhân viên Điều dưỡng phải nắm rõ triệu chứng lâm sàng nhằm một đích nhận tình tình trạng bệnh một cách có hiệu quả. Mỗi phần trong bài quy trình điều liên hệ mật thiết với nhau Vd: Đặc điểm của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng thì WBC ( bạch cầu tăng ) trong khoảng 3 ngày đầu có thể kèm theo sốt

Chăm sóc bệnh nhân Tiêu chảy nhiễm trùng Lưu ý: Để làm được Kế hoạch chăm sóc hay Quy trình chăm sóc thì buộc mỗi nhân viên Điều dưỡng phải nắm rõ triệu chứng lâm sàng nhằm một đích nhận tình tình trạng bệnh một cách có hiệu quả. Mỗi phần trong bài quy trình điều liên hệ mật thiết với nhau Vd: Đặc điểm của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng thì WBC ( bạch cầu tăng ) trong khoảng 3 ngày đầu có thể kèm theo sốt Triệu chứng lâm sàng: Tiêu chảy từ 4 – 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn, được xem là tiêu chảy mất nước, với các biểu hiện kèm theo như sau: Bệnh nhân thấy khát nước, thường xuyên đòi uống nước. Lượng nước tiểu ít hẳn đi và có màu vàng sẫm. Khám lưỡi và môi thấy khô, mắt trũng sâu, nhịp tim và nhịp thở đều nhanh hơn bình thường. Dùng hai ngón tay véo vào da bệnh nhân rồi buông ra sẽ nhìn thấy các nếp da nhăn còn lại, qua một thời gian mới mất đi. Ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi, có hiện tượng thóp lõm, trẻ ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt. Tiêu chảy trên 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn nhiều, trong phân có thể có máu hoặc dịch nhầy, được xem là tiêu chảy mất nước nặng, với các biểu hiện kèm theo tương tự như tiêu chảy mất nước, nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là: Bệnh nhân đi tiểu rất ít hoặc có thể hoàn toàn không tiểu. Trẻ em không khó ngủ nữa mà thường ngủ nhiều, nhưng là kiểu ngủ lơ mơ như thiếp đi ngay khi đang ngồi. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG A- THU NHẬP DỮ KIỆN 1. Hành chánh: Họ tên BN: Tuổi: Phái: Giường Nghề nghiệp: Địa chỉ: 2.Ngày nhập viện: 3.Lý do nhập viện: 4.Bệnh sử: 5.Tiền căn Cá nhân: Gia đình: 6.Xét nghiệm cận lâm sàng: -XN công thức máu ( ngày ) WBC : tăng ( bạch cầu) -XN sinh hóa ( ngày ) -Kết quả Siêu âm, X-Quang, Điện tim 7.Chẩn đoán xác định của khoa: Tiêu chảy nhiễm trùng Hướng điều trị: Nội khoa: Bù nước, điện giải -Kháng sinh - Hại sốt -Hỗ trợ tiêu hóa 8.Tình trạng hiện tại: 9.Chẩn đoán điều dưỡng: 1. Bệnh nhân sốt 38.5oC do nhiễm trùng 2. Bệnh nhân tiêu phân lỏng do tổn thương niêm mạc ruột 3. Bệnh nhân nôn 4 lần / 24h do tăng co bóp dạ dày 4. Bệnh nhân ăn ít 1 chén thịt x 3/ ngày do rối loạn tiêu hóa 5. Bệnh nhân tiểu ít do lượng dịch vào cơ thể ít 6. Nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải do tiêu chảy 7. Nguy cơ tiêu chảy kéo dài và tái phát do thiếu kiến thức Chú ý: S li u mình ph i ghi chi ti t và c th ra.ố ệ ả ế ụ ể 10.Các y lệnh điều trị và y lệnh chăm sóc: a. Y lệnh điều trị: b.Y lệnh chăm sóc: Hướng dẫn pha thuốc ( hydrite, oresol )_Lau mát _ Thực hiện y lệnh thuốc _Hướng dẫn vệ sinh_ Đảm bảo dinh dưỡng 11.Phân cấp điều dưỡng: Chăm sóc II 12.Điều dưỡng thuốc: Tên thuốc | Liều lượng-Thời gian-Đường dùng | Tác dụng chính | Tác dụng phụ | Điều dưỡng thuốc | Nhận xét B- KẾ HOẠCH CHĂM SÓC Ngày giờ | Nhận định | Chẩn đoán điều dưỡng | Yêu cầu chăm sóc | Thực hiện kế hoạch chăm sóc| Đánh giá 1. Bệnh nhân sốt 38.5oC do nhiễm trùng Cho nằm giường thoáng mát Nới rộng quần áo Lau mát ( 5 cái khăn, không đắp khăn ướt lâu ở ngực ) Thực hiện y lệnh thuốc theo y lệnh: Hạ sốt Theo dõi xử lý co giật nếu ở trẻ em Theo dõi nhiệt độ thường xuyên Uống nhiều nước ấm, nước trái cây có vitamin C. Theo dõi lượng dịch ra - vào 24g 2. Bệnh nhân tiêu phân lỏng do tổn thương niêm mạc ruột ( độc tố vi khuẩn ) Theo dõi Dấu hiệu sinh tồn 4h/ lần Theo dõi màu sắc, tính chất, số lượng phân Đánh giá tính chất mất nước: mạch nhanh, HA tuột, mắt trũng, khát nước Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ Hướng dẫn người nhà xử lý phân đúng cách Thực hiện y lệnh thuốc theo y lệnh: Kháng sinh, cầm tiêu chảy, men 3. Bệnh nhân nôn 4 lần / 24h do tăng co bóp dạ dày Cho bệnh nhân nằm nghiêng khi nôn Sau mỗi lần nôn cho bệnh nhân súc miệng bằng nước ấm Theo dõi màu sắc, tính chất, số lượng nôn Theo dõi tri giác Thực hiện y lệnh thuốc: chống co thắt 4. Bệnh nhân ăn ít 1 chén thịt x 3/ ngày do rối loạn tiêu hóa Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng Cho bệnh nhân ăn cân đối giữa các thành phần, phù hợp với tình trạng bệnh lý Ăn đầy đủ calo, đạm, vitamin, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày Ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn bị dị ứng, không ăn rau sống, uống nước lã Giải thích cho bệnh nhân biết tầm quan trọng của ăn uống Theo dõi cân nặng bệnh nhân 5. Bệnh nhân tiểu ít do lượng dịch vào cơ thể ít Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước Hướng dẫn bệnh nhân uống thêm các loại nước ép trái cây, nước dừa Đo lượng nước xuất nhập 24h Theo dõi màu sắc, tính chất, số lượng nước tiểu / 24h 6. Nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải do tiêu chảy 7. Nguy cơ tiêu chảy kéo dài và tái phát do thiếu kiến thức C- GIÁO DỤC SỨC KHỎE a. Khi nằm viện Bệnh nhân mới vào viện phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng liều Hướng dẫn bệnh nhân lao rửa, thay quần áo thường xuyên để tạo cảm giác dễ chịu Hướng dẫn bệnh nhân ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, khuyến kích ăn thức ăn dễ tiêu uống nhiều nước ấm, nước trái cây Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng cách tại khoa b. Khi xuất viện Dặn bệnh nhân tái khám đúng hẹn, uống thuốc theo toa của Bác sĩ Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, quét nhà Bảo quản dụng cụ ăn uống sạch sẽ Bảo quản tốt thực phẩm chống ruồi nhặn, bụi bặm Gia đình phải có hố xí hợp vệ sinh Thực hiện 6 Không của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

Ngày đăng: 25/05/2015, 05:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w