1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại MB– CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

51 763 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 615 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái CHƯƠNG l NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo lãnh, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi ro. Do đó cần phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:  Căn cứ vào mục đích sử dụng: + Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp. + Cho vay bất động sản. + Cho vay nông nghiệp. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. + Cho vay tiêu dùng cá nhân.  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Cho vay ngắn hạn. + Cho vay trung hạn. + Cho vay dài hạn.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng: + Cho vay không đảm bảo. + Cho vay có đảm bảo. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 1 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái  Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay: + Cho vay bằng tiền. + Cho vay bằng tài sản.  Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay: + Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo hạn. + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. + Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.  Căn cứ vào phương thức cho vay: + Cho vay theo món. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân. Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Các mục đích tiêu dùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, chi phí cho việc đi du học, … 1.2 Những đặc điểm của cho vay tiêu dùng tại các NHTM. Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, ta so sánh nó với cho vay kinh doanh.  Về mục đích vay: Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân nhưng cho vay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 2 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái  Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh.  Về rủi ro: Phương thức cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do vậy khi bị mất việc, ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc làm trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi cho vay tiêu dùng. Và vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái. Mặt khác người tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trên hợp đồng. Thêm một đặc điểm khác là người tiêu dùng thường chỉ vay một lần, ít có nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu ngân hàng không có giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này.  Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vay tiêu dùng có giá trị không lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt hàng xa xỉ nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng này lại khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng cao. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 3 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái 1.3 Các hình thức CVTD tại NHTM. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc nhân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dựng. Cho vay tiêu dùng có thể chia thành ba loại 1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay:  CVTD cư trú (Residentia/ Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hay hộ gia đình  CVTD phi cư trú (Nonresiđentia/ Loan) : CVTD phi cư trú là các khoản nho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch 1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:  CVTD trả góp (Installment Consumer Loan): Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị lởn, hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một tần số nợ vay Đối với loại cho vay này, NH thường chú ý tới một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:  Loại tài sản được tài trợ Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai. Do đó, NH nền tài trợ cho những TS có thời hạn sử dụng lâu bền  Số tiền phải trả trước Thông thường NH yêu cầu KH vay phải thanh toán trước một phần giá trị TS cần mua sắm. Số tiền này gọi là số tiền trả trước, phần còn lại NH sẽ cho vay. Số tiền trả trước này phải đủ lớn để: SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 4 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái - Đủ cho người đi vay có động lực nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của TS, nhằm tăng thiện chí trả nợ - Giúp NH hạn chế rủi ro trong trường hợp phải phát mại TS vay Số tiền trả trước là cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Loại TS: Đối với các TS có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại - Thị trường tiêu thụ TS đã qua sử đụng: nếu TS sau khi sử dụng vẫn có thể dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng thì số tiền trả trước thấp và ngược lại - Năng lực của người đi vay - Môi trường kinh tế  Chi phí tài tr ợ Là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro, và mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH  Điều khoản thanh toán Khi xác định điều khoản thanh toán cho khoản vay, NH cần lưu ý các yếu tố sau: - Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập của KH, và trong mối tương quan với các khoản chi tiêu khác của KH. - Giá trị của TS tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi - Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH - Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Bới vì thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị TS tài trợ bị giảm mạnh, hơn thế nữa động lực trả nợ của KH cũng bị suy giảm Số tiền mà KH phải thanh toán cho NH ở một định kỳ có thể được tính bằng một trong các phương pháp sau: SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 5 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái  Phương pháp gộp (Add-on Method) Phương pháp này thường được áp dụng cho CVTD trả góp do tính đơn giản và dễ hiểu của nó: V L T n + = , Với L = V x r x n Trong đó T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ L : chi phí tài trợ (lãi vay) V: vốn gốc n: số kỳ hạn r: lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn Công thức áp dụng để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau: 2 ( 1) mL i V n = + Trong đó : i: lãi suất hiệu dụng/1 năm m: số kỳ hạn thanh toán trong một năm Ngoài ra có thể áp dựng công thức sau: 2 ( 1) n i r n = × + Trong đó: i: lãi suất hiệu dụng ( 1 kỳ) r: lãi suất kỳ thanh toán n : số kỳ thanh toán  Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method) Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tỉnh đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả NH ở mỗi định kỳ được tính trên số tiền KH thực sự còn thiếu NH. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 6 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái  Phương pháp hiện giá (Present Value Method) Theo phương pháp này, tổng số tiền mà KH phải trả NH ở mỗi kỳ (gốc và lãi) là đều nhau. Và tiền lãi cũng được tính trên dư nợ giảm dần.  Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian: Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán, hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hoặc năm tài chính. Tuy nhiên phân bổ lãi vay theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng hơn. Các phương pháp phổ biến dùng để phân bổ lãi vay bao gồm:  Phương pháp đường thẳng (Straight-line Method) hay còn gọi là phương pháp tỷ lệ cố định: Theo phương pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với tỷ trọng số tháng tính 1ãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay.  Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effeđive Yield Method): Phương pháp này còn gọi là phương pháp quy tắc 78 . Đây là phương pháp phổ biển nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản cho vay trả góp.  Phương pháp lãi (Interest Method) : Theo phương pháp này, trước hết lãi suất cho vay được quy đổi ra thành lãi suất hiệu dụng. Sau đó, lãi suất hiệu dụng này được áp dụng phương pháp hiện giá để tính phần lãi phân bổ cho kỳ đó  Vấn đề trả nợ trước hạn : - Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì yến đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ số vốn gốc còn thiếu và tiền lãi của kỳ hạn hiện tại cho NH. - Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp gộp thì vấn đề phức tạp hơn. Vì theo phương pháp này, lãi được tính trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được KH trả hết cho đến khi kết thúc hợp đồng. Vậy nên nếu KH trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu. Như vậy số tiền lãi thực sự phải trả cũng có sự thay đổi. Phương pháp áp dụng phổ biến nhất là phương pháp 78. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 7 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái  CVTD phí trả góp (Coninstallment Consumer Loan) Tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn. Hình thức cho vay này chỉ phù hợp với các khoản cho vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn  CVTD tuần hoàn (Revolving Consumer Credit) Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau: + Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh + Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh + Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân 1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ.  CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan) CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. (1) NH và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng NH đưa ra các điều kiện về đối tượng KH bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại TS bán chịu. (2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 8 Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng 1 4 5 6 3 2 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái Thông thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị TS (3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng (4) Công ty bán lẻ bán cho NH bộ chứng từ hàng hoá bán chịu (5) NH thanh toán tiền cho công ty bán lẻ (6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho NH Để thích ứng với từng đối tượng KH, NH đưa ra các phương thức khác nhau trong kỹ thuật cho vay gián tiếp:  Tài trợ truy đòi toàn bộ: theo phương thức này, khi bán cho NH các khoản nợ mà người tiêu dừng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho NH toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho NH.  Tài trợ truy đòi hạn chế : theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa NH với công ty bán lẻ. - Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong trường hợp: * Nếu người mua chịu không đủ tiền trả trước một số tiền nhất định * Không đủ các tiêu chuẩn tín dụng do NH đề ra - Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịu cho đến khi NH thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định đúng hạn. - Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn theo một tỷ tệ nhất định so với tổng số nợ trong một thời hạn nhất định - Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn trong phạm vi số tiền dự phòng ký gửi tại NH. Thường số tiền dự phòng được trích ra từ chênh lệch giữa chi phí tài trợ mà công ty bán lẻ tính cho người mua chịu và chi phí tài trợ mà NH tính cho công ty bán lẻ. Đây là trường hợp được các NH áp dụng phổ biến nhất.  Tài trợ miễn truy đòi: SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 9 [...]... tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có … SV: Đỗ Thị Thu Trang 15 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MB – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1 Tổng quan về MB - chi nhánh Hai Bà Trưng: 2.1.1 Thông tin chung về MB: Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Tên tiếng Anh: Military Bank Tên giao... số tiền MB Hai Bà Trưng đã kinh doanh các công cụ tài chỉnh đến 31/12/2012 là: 9.214,3 tỷ đồng, tăng 4.051,5 tỷ đồng tương ứng tăng 78,4% so với cuối năm trước Trong đó: - Đầu tư trái phiếu Chính phủ, các Tổ chức tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp: 8.880,9 tỷ đồng SV: Đỗ Thị Thu Trang 21 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái - Góp vốn đầu tư dài hạn: 333,4 tỷ đồng MB Hai Bà Trưng đã... chưa thực sự bền vững Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tập trung ở nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế với tỷ lệ trên từ 73 -75%, trong đó tập trung vào đối tượng Công ty TNHH và công ty cổ phần - chi m 22.09% và 21.77% trong tổng dư nợ năm 2012 Hiện tại, MB chủ yếu cho vay bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ chi m tỷ trọng nhỏ Năm 2010 và 2011, cho vay theo ngành nghề của MB Hai Bà Trưng chủ yếu tập. .. Trong những năm qua, mặc dù SV: Đỗ Thị Thu Trang 25 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái đạt dược tăng trưởng mạnh từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhưng MB Hai Bà Trưng cũng luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Nhìn chung, chất lượng tín dụng của MB Hai Bà Trưng vẫn nằm trong mức tương đối tốt tuy nhiên đang có xu hướng tăng... 72,7 7,918 82,3 4,314 119,7 b >=12 tháng 1,352 27,3 1,707 17,7 0,355 26,3 183,764 100,0 243,844 100,0 60,080 32,7 TỔNG CỘNG Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2011, 2012 tại MB Hai Bà Trưng SV: Đỗ Thị Thu Trang 17 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái Theo bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động trong năm 2012 tăng 32.7 % so với năm 2011 ứng với mức tăng 60.080 tỷ đồng Nguyên... hàng đầu của Việt Nam 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Hai Bà Trưng trong những năm gần đây Hoạt động huy động vốn: Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2012 tăng 23 %, huy động vốn tăng 24,5% so với cuối năm 2011 (đã trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng) Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2011, 2012 tại MB Hai Bà Trưng Đơn vị : Tỷ đồng STT I Chỉ tiêu VNĐ 2011 Giá trị % 2012 Giá... tăng 11.927 SV: Đỗ Thị Thu Trang 24 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái triệu đồng tương ứng tăng hơn 10 lần so với năm trước - Dịch vụ thanh toán quốc tế: Tổng số giao dịch trong năm 2012 là 4.040 giao dịch, với doanh số TTQT đạt 740,1 triệu USD, tăng 366,7 triệu USD so với năm 2011 - Hoạt động thẻ: Trong năm 2012, MB Hai Bà Trưng đã thực hiện phát hành thẻ Active Plus – 1 loại thẻ... hạn, do MB Hai Bà Trưng huy động phần lớn là vốn với kỳ hạn ngắn SV: Đỗ Thị Thu Trang 22 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái Dư nợ 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % - Ngắn hạn 335 68.0% 2,673 63.9% 3,892 62.2% 7,556 58.9% Trung hạn 158 32.0% 1,134 27.1% 1,552 24.8% 3,925 30.6% - Dài hạn 0.0% 377 9.0% 809 12.9% 1,348 10.5% Tổng 493 4,184 6,253 12,829 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tập trung... Thị Thu Trang 31 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái + Có khả năng tài chính bảo đảm để trả nợ vay + Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của NHTMCPQĐ + Cam kết thực hiện mọi giao dịch chuyển tiền phục vụ cho quá trình du học ra nước ngoài và cho các cơ sở đào tào trong nước tại NHTMCPQĐ Mức cho vay: + Đối với cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp cần thiết phục... đầy đủ năng lực pháp luật nà năng lực hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự + Có hộ khẩu thường trú (hoặc KT3) tại cùng địa bàn hành chính Tỉnh, Thành phố nơi có trụ sở hay các chi nhánh của NHTMCPQĐ + Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp SV: Đỗ Thị Thu Trang 32 Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS Trần Trọng Khoái + Có năng lực tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết với Ngân hàng . Trang Lớp: TC14.23 15 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MB – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1 Tổng quan về MB - chi nhánh Hai Bà Trưng: 2.1.1 Thông. 100,0 60,080 32,7 Hình 2.2 Tình hình huy động vốn qua hai năm 2011, 2012 tại MB Hai Bà Trưng SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 17 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái Theo bảng số liệu ta. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU SV: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: TC14.23 Báo cáo thực tập GVHD: TS. Trần Trọng Khoái CHƯƠNG

Ngày đăng: 25/05/2015, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w