1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại Công Ty TNHH Da Giầy TH

19 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 37,61 KB

Nội dung

* Nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh của công ty Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty bao gồm: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giầy, dép phục vụ nhu cầu trong nước và x

Trang 1

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DA GIẦY TH

1.1 Qúa trình hình thành của công ty

Tên công ty: Công Ty TNHH Da Giầy TH

Địa chỉ: Thôn Liêu Thượng, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Số đăng kí kinh doanh: 0900858873

Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Hương

Mã số thuế: 0900858873 (từ ngày 01/6/2010 số đăng ký kinh doanh và mã số

thuế là một theo nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính Phủ)

Điện thoại: 03213.975152 Fax: 03213.975227

Phương thức sở hữu: Công Ty TNHH

Ngành Nghề đăng ký kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh Xuất - Nhập khẩu giầy

- dép các loại

Công ty TNHH Da Giầy TH, trước đó là doanh nghiệp mang tên công ty da giầy

TH được thành lập theo quyết định số 858/QĐ – UB ngày 14/7/1994 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hưng Yên),

Theo quyết định số 1066/ QĐ- UB của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 02/ 11/ 2004 công ty Da Giầy TH đã đổi tên thành công ty TNHH Da Giầy TH

* Nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh của công ty

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty bao gồm:

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giầy, dép phục vụ nhu cầu trong nước

và xuất khẩu

Trang 2

- Tiến hành kinh doanh và nhập khẩu trực tiếp, gia công các sản phẩm giầy, dép có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của pháp luật

1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty

Sản phẩm giầy, là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết Do

đó Công ty đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao

- công nghệ phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm cao

Những mặt hàng giầy dép chủ yếu sau:

+ Giầy, dép giả da xuất khẩu các loại

+ Giầy vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao

+ Giầy, dép nữ thời trang cao cấp

1.3.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của công ty

Công ty sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Đức Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy vào form, cắt dán “OZ”(đường viền quanh

đế giầy), các dây chuyền có tính tự động hoá

Quy trình công nghệ sản xuất giầy của công ty có thể biểu diễn như sau: (Phụ lục 01)

- Vải (vải bạt, vải các loại) đưa vào cắt may thành mũ giầy sau đó dập OZê

- Crêp (cao su, hoá chất) đưa vào cán, luyện, đúc dập ra đế giầy

- Mũi giầy vải kết hợp với đế cao su hoặc nhựa tổng hợp đưa xuống xưởng gò lắp ráp, lồng mũi giầy vào form giầy, quết keo vào đế và dán mũi giầy, ráp đế giầy

Trang 3

- Gò mũ, mang gót, dán cao su làm nhãn giầy, sau đó dàn đường trang trí lên giầy ta được sản phẩm giầy sống, lưu hoá trong 120-135 độ C ta được giầy chín Công đoạn cuối cùng là xâu dây giầy kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

- Sơ đồ tổ chức bộ máy (Phụ lục 02)

1.4.1 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong công ty

1.4.1.1 Ban giám đốc

- Giám đốc công ty: là người phụ trách cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo toàn bộ công ty theo chế độ thủ trưởng

- Phó giám đốc điều hành kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm về tổ chức nghiên cứu thị trường và về mặt kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị

- Phó giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

- Phó giám đốc điều hành nội chính: có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc sắp xếp các công việc của Công ty

1.4.1.2 Các phòng ban chức năng và các xí nghiệp

- Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu mẫu hàng về mặt kỹ thuật cũng như tình trạng máy móc kỹ thuật trong công ty

- Phòng kế hoạch: tham mưu cho phó giám đốc điều hành sản xuất của công ty, báo cáo phó giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Phòng kho: tham mưu cho phó giám đốc điều hành sản xuất về dự trữ, bảo quản các loại văn thư, văn phòng phẩm, đảm bảo nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, dự trữ và bảo quản hàng hoá trước khi xuất kho

Trang 4

- Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi nhập kho, kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm trước khi giao hàng

- Phòng kế toán - tài chính: có trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin và kết quả tài chính của Công ty trong các kỳ sản xuất kinh doanh Thực hiện đúng chế

độ mở sổ ghi chép ban đầu và khoá sổ kế toán

- Phòng tổ chức: tham mưu cho phó giám đốc điều hành nội chính về tổ chức nhân sự

có nhiệm vụ bố trí, tuyển dụng lao động

- Các xí nghiệp của công ty được chia thành hai bộ phận:

+ Bộ phận xí nghiệp sản xuất: thực hiện các công việc sản xuất sản phẩm và mục tiêu do công ty đề ra

+ Bộ phận xí nghiệp dịch vụ: xí nghiệp dịch vụ chuyên chăm lo đời sống cán bộ

công nhân viên, và đời sống văn hoá, xã hội, tinh thần cho cán bộ công nhân viên

1.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm

2013-2014 (phụ lục 03)

Theo bảng tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp, theo đó doanh thu BH&CCDV năm 2014 đạt

29.864.724.000 đ cao hơn so với năm 2013 là 2.264.674.000 đ tương ứng 108.2(%) Tiếp theo là giá vốn hàng bán năm 2014 là 26.350.797.315 đ cao hơn so với năm

2013 là 1.433.198.236 đ tương ứng 105.7 (%) Bên cạnh đó là chi phí bán hàng năm

2014 so với năm 2013 tăng 274.169.600 đ tương ứng 137.6 (%), chi phí quản lý

doanh nghiệp tăng 218.095.380 đ tương ứng 101.7 (%).Về thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 4.800.000 đ tăng 400.000 đ so với năm 2013 tương ứng tăng 109.1

Trang 5

(%), cho thấy công ty ngày càng quan tâm đến giá trị của người lao động cũng như những gì mà người lao động đã bỏ ra

Nhìn chung, công ty đã có những bước tiến bộ trong công việc kinh doanh cũng như trong quản lý

PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

* Sơ đồ bộ máy kế toán (phụ lục 04)

* Đặc điểm tổ chức bộ máy kê toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và

trình độ quản lý ở Công ty Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Hàng

ngày các chứng từ kế toán được chuyển về phòng kế toán công ty để xử lý và tiến hành các công việc kế toán

- Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, là người giúp việc cho phó giám

đốc sản xuất về công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trước cấp

trên về chấp hành pháp luật chế độ tài chính kế toán hiện hành

+ Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn công việc kế toán trong phòng

kế toán…

+ Chịu trách nhiệm lập và nộp đúng hạn báo cáo Tổ chức bảo quản giữ tài liệu chứng từ, giữ bí mật các số liệu theo quy định của Nhà nước

Trang 6

- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán của Công ty, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán và báo cáo kế toán của Công ty theo quý, năm lập chứng từ hạch toán của Công ty, kế toán tổng hợp toàn công ty Kiểm tra chính xác của từng đơn vị nội bộ

- Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hàng ngày viết phiếu thu, phiếu chi, cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ, kiểm kê quỹ và theo dõi nợ, tham gia lập báo cáo quyết toán

- Kế toán vật liệu: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của các loại NVL-CCDC, hướng dẫn, kiểm tra, đối chiếu với thủ kho về tình hình nhâp - xuất - tồn kho vật tư hàng hoá

- Kế toán TSCĐ và XDCB: có nhiệm vụ lập sổ theo dõi lưu trữ chứng từ tăng giảm TSCĐ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc hạch toán TSCĐ trong trường hợp điều

chuyển nội bộ Công ty lập báo cáo chi tiết, tổng hợp tăng giảm TSCĐ phối hợp cùng các phòng ban và các bộ phận có liên quan làm thủ tục thanh toán TSCĐ đã khấu hao hết, quyết toán các hợp đồng mua bán thiết bị máy móc

- Kế toán tiền lương – BHXH: thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo

lương, thanh toán với cơ quan bảo hiểm cấp trên

- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ theo dõi các khoản chi phí tính giá thành sản phẩm, theo dõi nguyên liệu xuất ra để sản xuất, gia công Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm cụ thể

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày

2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp

Trang 7

- Năm tài chính: áp dụng từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Hình thức kế toán sử dụng: hình thức nhật ký chung (Phụ lục 05)

- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10%

- Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp nhập trước – xuất trước.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Kỳ hạch toán: Theo quý.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao TSCĐ ở Công ty được tính

theo phương pháp đường thẳng căn cứ theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày

25/04/2013 của Bộ Tài chính Và Công ty trích khấu hao TSCĐ theo tháng.

2.3 Thực trạng công tác kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty

2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền

* Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu thu – mẫu 01-TT/BB, phiếu chi – mẫu

02-TT/BB, giấy báo nợ, giấy báo có, và một số chứng từ khác

* Tài khoản kế toán sử dụng

- Tk 111 “ Tiền mặt”

- Tk 112 “Tiền gửi ngân hàng”

- Tk 113 “Tiền đang chuyển”

* Sổ kế toán sử dụng: sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký thu

tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ cái các tài khoản 111, 112, 113…

* Phương pháp kế toán

- Kế toán tiền mặt

Ví dụ: căn cứ phiếu thu sô 15 ngày 04/12/2014 (Phụ lục 06) thu tiền mặt 55.000.000

đ, rút từ tài khoản ngân hàng nhập quỹ tiền mặt Kế toán ghi:

Trang 8

Nợ TK 111: 55.000.000 đ

Có TK 112: 55.000.000 đ

- Kế toán tiền gửi ngân hàng

Ví dụ: nhận được giấy báo có số 05 ngày 06/12/2014 (Phụ lục 07) công ty Tân Á trả

tiền mua hàng, số tiền 170.000.000 đ Kế toán ghi:

Nợ TK 112: 170.000.000 đ

Có TK 131(cty Tân Á): 170.000.000 đ

2.3.2 Kế toán NVL, CCDC

* Chứng từ sử dụng:

+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)

+ Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)

+ Biên bản nghiệm thu vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03- VT)

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04- VT)

+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05- VT)

+ Bảng kê mua hàng (Mẫu 06- VT)…

- Tài khoản sử dụng: TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, TK152 “Nguyên vật

liệu”, TK153 “Công cụ dụng cụ”

- Phương pháp kế toán

Ví dụ: ngày 28/11/2014 công ty nhập kho NVL vải TP và vải bạt K12 của công ty

Chung Tiến (HĐ GTGT 0000181 ngày 28/11/2014) theo phiếu nhập kho số 24 (phụ

lục08), tổng giá chưa thanh toán là 73.984.394 đ, đã bao gồm thuế GTGT 10% Kế

toán ghi:

Nợ TK 152 (NVL vải bạt): 67.258.540 đ

Nợ TK 1331: 6.725.854 đ

Trang 9

Có TK 331(cty Lan Anh): 73.984.394 đ

Ví dụ: căn cứ phiếu xuất kho số 10 ngày 08/12/2014 (phụ lục09), xuất CCDC kéo

cho PXSX để phục vụ sản xuất Giá trị xuất kho là 7.800.000 đ Kế toán ghi:

Nợ TK 627: 7.800.000 đ

Có TK 153: 7.800.000 đ

2.3.3 Kế toán TSCĐ

2.3.3.1 Các loại tài sản cố định ở công ty

+ Tài sản cố định hữu hình: Dây chuyền sản xuất, các phương tiện vận chuyển, máy

móc thiết bị - nhà xưởng, và các tài sản cố định khác…

+ Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, thương hiệu…

2.3.3.2 Đánh giá TSCĐ

- TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản đó

Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, lắp đặt

TSCĐ (không gồm thuế GTGT) chạy thử… (nếu có)

2.3.3.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ

- Chứng từ sử dụng:

+ Biên bản giáo nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ)

+ Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02- TSCĐ)

+ Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (Mẫu số 03- TSCĐ)

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 04- TSCĐ)

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05- TSCĐ)

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06- TSCĐ)

Trang 10

- Tài khoản sử dụng:

Tài khoản Công Ty sử dụng: - TK 211 TSCĐ hữu hình

- TK 213 TSCĐ vô hình

- Phương pháp kế toán

Ví dụ: theo biên bản giao nhận TSCĐ sô 03 ngày 10/12/2014 (phụ lục 10), công ty

mua 01 xe tải loại 1.5 tấn của công ty Trường Phát với số tiền 330.000.000 đ đã bao gồm thuế GTGT 10% Công ty thanh toán bằng TGNH (GBN số 352 ngày

10/12/2014) Kê toán ghi:

Nợ TK 211: 300.000.000 đ

Nợ TK 1332: 30.000.000 đ

Có TK 112: 330.000.000 đ

Ví dụ: theo biên bản thanh lý TSCĐ sô 01 ngày 10/12/2014 (phụ lục 11), công ty

thanh lý 01 dây chuyền sản xuất với giá 30.000.000 đ chưa bao gồm thuế GTGT 10% Nguyên giá của dây chuyền là 120.000.000 đ, thời gian sử dụng dự kiến là 6 năm, đã khấu hao 90.000.000 đ Kê toán ghi:

BT1: Nợ TK 214: 90.000.000 đ

Nợ TK 811: 30.000.000

Có TK 211: 120.000.000 đ

BT2: Nợ TK 111: 33.000.000 đ

Có TK 711: 30.000.000 đ

Có TK 3331: 3.000.000 đ

2.3.3.4 Khấu hao TSCĐ

- Công ty thực hiện khấu hao theo đường thẳng

Mức KHBQ (năm) = NG TSCĐ / số năm sử dụng

Trang 11

Mức KHBQ (tháng) = mức KHBQ năm / 12 (tháng)

Mức KH của tháng (theo ngày) = (mức KH tháng / tồng số ngày của tháng x)*số ngày tăng (giảm) TSCĐ trong tháng x

MKH tháng = MKH tháng trước + MKH tăng – MKH giảm

- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Tài khoản kế toán sử dụng: 214 “Hao mòn TSCĐ”

+ TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”

+ TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”

+ các tài khoản khác có liên quan

Ví dụ: trong tháng 12 năm 2014 phân bổ KH TSCĐ vào chi phí QLKD là 67.354.520

đ, phân bổ vào chi phí sản xuất chung là 193.714.900 đ

Kế toán ghi:

Nợ TK 627: 193.714.900 đ

Nợ TK 642: 67.354.520 đ

Có Tk 214: 261.069.420 đ

2.3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.4.1 Hình thức trả lương tại công ty

-Lao động trong công ty được chia làm 2 loại:

+ Lao động trong danh sách: những người làm việc theo hợp đồng dài hạn từ 1 năm

trở lên

+ Lao động ngoài công ty: là những lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ dưới 1

năm

Công ty áp dụng theo hai hình thức: Tính lương theo thời gian và tính lương theo sản phẩm

2.3.4.2 Cách tính lương của công ty

- Tính lương theo thời gian:

Trang 12

+ Lương tháng: là tiền lương cố định hàng tháng theo hợp đồng quy định, được tính căn cứ vào chuyên môn của người lao động, thường áp dụng để trả lương cho công nhân gián tiếp như công nhân viên quản lý hành chính, công nhân quản lý kỹ thuật Lương tháng = (Lương căn bản x Giờ công)/26

Lương ngày = (Lương căn bản)/26

Lương giờ = Lương ngày/8

Ví dụ: Anh Ngô Văn Tâm có mức lương cơ bản là 5.500.000đ/tháng, ngày công làm

việc tháng 12 của Anh Tâm là 25 ngày

Lương tháng 12 của Anh Tâm = (5.500.000/26)*25 = 5.288.462 đ

- Tính lương theo sản phẩm:

Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Tiền lương được lĩnh = sản lượng sản phẩm x Đơn giá

trong tháng hoàn thành tiền lương

2.3.4.3 Kế toán các khoản trích theo lương

- Công ty áp dụng tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ hiện hành là

34.5%

- Chứng từ sử dụng: bảng thanh toán lương, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ

lương và các khoản trích theo lương…

Ngày đăng: 24/05/2015, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w