1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Âm nhạc lớp 9 trọn bộ_CKTKN_Bộ 10

38 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 398 KB

Nội dung

Tuần 1: Tiết 1: Học hát: Bài" Bóng dáng một ngôi trường" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 10 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài " Bóng dáng một ngôi trường". - HS biết bài hát " Bóng dáng một ngôi trường" là do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác. 2. Kĩ năng: - HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu mến trường, lớp. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Bóng dáng một ngôi trường" 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp, GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng những tình cảm dược lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy, cô giáo và những bạn bè thân thiết của một thời cắp sách. Những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong chúng ta cùng với những kỉ niệm khó phai mờ. Tiết này thầy sẽ giới thiệu đến các em một bài hát mới , đó là bài "Bóng dáng một ngôi trường" của nhạc sĩ Hoàng Lân. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 22p 13p * Học hát bài " Bóng dáng một ngôi trường". - GV hát mẫu. - GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" - GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nhắc lại, dấu chấm dôi, dấu luyến, dấu nối, khung thay đổi, lặng đơn, lặng đen). - GV chia câu: 6 câu. Câu 1: " Đã bao mùa chốn đây". Câu 2: " Những cánh chim xoá nhoà". Câu 3: " Và tình yêu chúng ta". Câu 4: " Hát mãi kỉ niệm". Câu 5: " Hành cây tuổi thơ". Câu 6: " Một khúc ca bây giờ". - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh. - Dạy từng câu: GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn. Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài: GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài. * Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng dẫn cho HS thực hiện từng câu. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS luyện thanh. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Bóng dáng một ngôi trường" kết hợp với gõ đệm theo phách. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài hát " Bóng dáng một ngôi trường" và học thuộc lời ca. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 2: Tiết 2: Nhạc lí: Giới thiệu về quãng Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1 Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS có khái niệm về quãng, biết có các loại quãng: Trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. 2. Kĩ năng: HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 1. 3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Bóng dáng một ngôi trường" 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong lòng những tình cảm dược lưu giữ từ một mái trường, nơi có các thầy, cô giáo và những bạn bè thân thiết của một thời cắp sách. Những dấu ấn đó sẽ còn đọng mãi trong chúng ta cùng với những kỉ niệm khó phai mờ. Tiết này thầy sẽ giới thiệu đến các em một bài hát mới , đó là bài "Bóng dáng một ngôi trường" của nhạc sĩ Hoàng Lân. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p 22p * Nhạc lí: Giới thiệu về quãng. - GV khái quát: Quãng là một khoảng cách về cao độ giữa 2 âm; vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc. Mỗi quãng mang một tính chất riêng. Tuỳ theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là Trưởng, thứ, tăng, giảm. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn các quãng: 1 Đúng, 2 Trưởng, 2 Thứ, 3 Trưởng, 3 Thứ, 4 Đúng, 5 Đúng, 6 Trưởng, 6 Thứ, 7 Trưởng, 7 Thứ, 8 Đúng, 4 Tăng, 5 Giảm cho HS theo dõi. - GV cho một vài ví dụ cho HS thực hành. * Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1. - GV giới thiệu bài. - GV khái quát và nêu cấu tạo giọng Son Trưởng. - GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 1 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 1 được viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 2/4, 16 ô nhịp, có dấu chấm dôi). - GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu của bài. - GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học. - GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3p) GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2p) GV yêu cầu HS về nhà ôn các quãng và các nốt nhạc. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 3: Tiết 3: Ôn tập bài hát: " Bóng dáng một ngôi trường" Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát thuần thục bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường”. - HS biết một vài ca khúc thiếu nhi phổ thơ. 2. Kĩ năng: HS biết trình bài hát kết hợp với gõ đệm và vận động theo nhạc. 3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu thích môn âm nhạc. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - Bảng phụ, băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Bóng dáng một ngôi trường" 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài. 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 3 p) Để các em có thể hát thuần thục hơn bài hát" Bóng dáng một ngôi trường" cũng như đọc nhạc tốt hơn. Hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau đi ôn tập bài hát" Nối vòng tay lớn", ôn tập TĐN số 3, phần thứ ba chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 13p 12p 10p * Ôn tập bài hát " Bóng dáng một ngôi trường". - GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát. - GV đệm đàn cho HS ôn tập. - GV chú ý sửa sai. - GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện. - GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. - Trình bày bài hát: GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng. * Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1. - GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS gõ lại tiết tấu bài TĐN số 1. - GV đệm đàn cho HS đọc bài TĐN số 1. - GV cho HS ghép lời ca. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - GV chi lớp thành 2 tổ: Tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 đọc lời ca và ngược lại. * Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. - GV gọi 1 HS đọc bài: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. - GV khái quát về Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. - GV hỏi HS 1 số câu hỏi về nội dung của bài. ( Thế nào là ca khúc thiếu nhi phổ thơ, em hãy nhận xét về ca khúc thiếu nhi phổ thơ ) - HS lắng nghe. - HS ôn tập. - HS sửa sai. - HS thực hiện. - HS ôn tập. - HS thực hiện. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS đọc bài - HS lắng nghe. - HS trả lời. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập các nốt nhạc và tìm hiểu thêm về ca khúc thiếu nhi phổ thơ V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 4: Tiết 4: Học hát: Bài " Nụ cười" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Nụ cười". 2. Kĩ năng: - HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Nụ cười". - Băng, đĩa nhạc ghi sẵn bài hát " Nụ cười". 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 p) GV goi vài HS lên bảng kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 2 p) Bài hát “ Nụ cười” là một ca khúc quen thuộc của thiếu nhi nước Nga. Bài hát ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Ở đó, tiếng cười đem lại niềm tin và hạnh phúc, bài hát gồm 2 đoạn có sự tương phản rõ rệt. Đoạn 1 tính chất âm nhạc trong sáng, rộn ràng, diễn tả cuộc sống hạnh phúc tràn đầy niềm tin và tiếng cười. Đoạn 2 giai điệu thoáng buồn rồi trở nên rắn rỏi, nghị lực, thể hiện niềm tin tưởng, tình đoàn kết của bạn trẻ trong tiếng cười lạc quan. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 22p 15p * Học hát bài " nụ cười". - GV hát mẫu. - GV hỏi HS: " Em có cảm nhận gì về bài hát?" ( Bài hát có sắc thái: Vui tươi, nhí nhảnh; Tiết tấu: Hơi nhanh). - GV hỏi HS: " Bài hát có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?" ( Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu miễn nhịp). - GV chia câu: 4 câu. Câu 1: " Cho trời khắp trời". Câu 2: " Nụ cười tiếng cười". Câu 3: " Để làn sóng xô". Câu 4: " Tiếng cười thiếu ta". Câu 5: " Tiếng cười xoá nhoà". - Luyện thanh: GV đánh gam Đô trưởng rồi bắt nhịp cho HS luyện thanh. - Dạy từng câu: GV đánh giai điệu câu một khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với tiếng đàn. Các câu còn lại tương tự. - Hát đầy đủ cả bài: GV dạo nhạc rồi bắt nhịp cho HS hát đầy đủ cả bài. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. * Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - GV thực hiện mẫu cách gõ đệm rồi hướng dẫn cho HS thực hiện từng câu. - GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát lời ca, tổ 2 gõ đệm và ngược lại. - GV gọi 1 vài HS lên bảng trình bày. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS luyện thanh. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS hát lại bài " Nụ cười" kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn bài và học thuộc lời ca. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 5: Tiết 5: Ôn tập bài hát: " Nụ cười" Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ- TĐN số 2 Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát thuần thục bài hát " Nụ cười". - HS đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 2. 2. Kĩ năng: - HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách. - HS biết trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 3. Thái độ: Giáo dục HS sống lạc quan, yêu đời. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài hát " Nụ cười". - Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 2. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc. III. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - GV hướng dẫn HS thực hành. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 p) GV gọi vài HS lên bảng kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: ( 2 p) Tiết trước chúng ta đã cùng nhau học xong bài hát “ Nụ cười”, để các em có thể hát thuân thục hơn cũng như đọc nhạc tốt hơn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập bài hát “ Nụ cười”, Tập đọc nhạc số 2. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p 17p * Ôn tập bài hát: " Nụ cười". - GV bật đĩa nhạc cho HS nghe lại bài hát. - GV đệm đàn cho HS ôn tập. - GV chú ý sửa sai. - GV hướng dẫn lại cách gõ đệm cho HS thực hiện. - GV cho HS ôn tập theo tổ, nhóm. - Trình bày bài hát: GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hòa giọng. GV hướng dẫn cho HS trình bày bài hát kết hợp với vận động theo nhạc. * Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ- TĐN số 2. - GV khái quát và nêu cấu tạo giọng Mi thứ cho HS theo dõi. - GV treo bảng phụ có chép sẵn bài TĐN số 2 cho HS tìm hiểu bài: Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Có những kí hiệu âm nhạc nào? ( Nhịp 3/4, 13 ô nhịp, có dấu chấm dôi, dấu luyến, lặng đen). - GV đệm đàn cho HS luyện cao độ. - GV cho HS đọc cao độ và luyện tiết tấu của bài. - GV cho HS ghép cao độ với tiết tấu vừa học. - GV đệm đàn cho HS đọc nhạc vài lần rồi cho HS ghép lời ca. - GV cho HS trình bày theo tổ, nhóm. - HS lắng nghe. - HS ôn tập. - HS sửa sai. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS theo dõi. - HS trả lời. - HS luyện cao độ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trình bày. 4. Củng cố- Luyện tập: ( 3 p) GV bắt nhịp cho HS đọc lại bài TĐN số 2 kết hợp với gõ đệm theo nhịp. 5. Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 p) GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài hát: " Nụ cười" và các nốt nhạc. V. Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng [...]... cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng - HS biết gọi tên các hợp âm trong gam Đô trưởng 3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Âm nhạc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai- cốp- xki - Tìm hiểu về hợp âm, hợp âm ba, hợp âm bảy 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9 - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai- cốp- xki III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình -... động của GV 15p * Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm - GV khái quát về hợp âm. ( Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng ba) - GV nêu ví dụ về hợp âm - GV giới thiệu và nêu cấu tạo về một số hợp âm ( Hợp âm ba, hợp âm bảy) - GV cho HS tìm và gọi tên các hợp âm trong gam Đô trưởng - GV gọi một vài HS lên bảng GV đánh giá và cho điểm 17p * Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai- cốpski...Tuần 6: Tiết 6: Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai- cốp- xki Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS biết thế nào là hợp âm, hợp âm ba, hợp âm bảy - HS biết nhạc sĩ Trai- cốp- xki 2 Kĩ năng: - HS hát biết kết hợp với gõ đệm theo phách - HS... Tuần 10: Tiết 10: Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng- TĐN số 3 Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 17 tháng 08 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS biết thế nào là dịch giọng - HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 3 2 Kĩ năng: - HS biết dịch giọng những đoạn nhạc đơn giản - HS đọc nhạc biết kết hợp với gõ đệm theo phách 3 Thái độ: Giáo. .. theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng 3 Thái độ: Giáo dục HS biết yêu thích các ca khúc mang âm hưởng dân ca II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Tìm hiểu về các ca khúc mang âm hưởng dân ca - Băng, đĩa nhạc ghi sẵn một số bài hát mang âm hưởng dân ca 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9 - Đọc trước phần âm nhạc thường thức III Phương pháp giảng dạy: GV hướng dẫn... nốt nhạc và ôn tập về Dịch giọng V Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng Hoàng Văn Dưỡng Tuần 11: Tiết 11: Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí và bài hát " Mẹ yêu con" Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2013 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B... Tuần 14: Tiết 14: Ôn tập bài hát: Lí kéo chài Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 10 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy Lớp Sĩ số HS Vắng 9A 9B I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS đọc đúng nhạc và ghép được lời ca bài TĐN số 4 - HS biết một số ca khúc mang âm hưởng dân ca 2 Kĩ năng: - HS biết trình bày bài TĐN số 4 kết hợp với... môn âm nhạc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 3 - Bảng phụ chép sẵn khuông nhạc và khoá Son 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9 - Đọc trước phần nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình - Vấn đáp - GV hướng dẫn HS thực hành IV Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức lớp: ( 2 p) GV bắt nhịp cho cả lớp. .. sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng ba Hợp âm ba gồm ba âm, các âm cách nhau quãng ba, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng năm Hợp âm bảy gồm 4 âm, các âm cách nhau quãng ba, hai âm ngoài cùng cách nhau quãng bảy HS cho ví dụ 5 HS lên bảng trình bày 6 HS lên bảng trình bày V Rút kinh nghiệm bài giảng: Kiểm tra, ngày tháng năm 2013 Tổ trưởng ... hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng 3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc II Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục các bài ôn tập - Băng nhạc ghi sẵn 2 bài hát ôn tập 2 Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9 - Đọc trước bài Ôn tập - Chuẩn bị một vài động tác vận động theo nhạc III Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình - Vấn đáp GV hướng . bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng ba. Hợp âm ba gồm ba âm, các âm cách nhau quãng ba, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng năm. Hợp âm bảy gồm 4 âm, các âm cách nhau quãng ba, hai âm ngoài cùng. Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai- cốp- xki - Tìm hiểu về hợp âm, hợp âm ba, hợp âm bảy. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK Âm nhạc lớp 9. - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai- cốp- xki. III. Phương pháp giảng dạy: -. một số hợp âm ( Hợp âm ba, hợp âm bảy). - GV cho HS tìm và gọi tên các hợp âm trong gam Đô trưởng. - GV gọi một vài HS lên bảng. GV đánh giá và cho điểm. * Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-

Ngày đăng: 23/05/2015, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w