1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lớp 2 tuần 29 năm 2011

30 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011 TUẦN 29 MÔN: TẬP ĐỌC NHỮNG QUẢ ĐÀO I. MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật. - Hiểu ND: Nhờ quả đầu, ông biết tính nến các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các CH trong SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. - Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ: (3’) Cây dừa - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới:(30’) Giới thiệu: - Hỏi: Nếu bây giờ mỗi em được nhận một quả đào, các con sẽ làm gì với quả đào đó? - Ba bạn nhỏ Xuân, Vân, Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn đã làm gì với quả đào của mình? Để biết được điều này chúng ta cùng học bài hôm nay Những quả đào.  Hoạt động 1: Luyện đọc a.GV đọc mẫu: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới: - HD luyện đọc từng câu - HD luyện đọc từ khó - HD luyện đọc từng đoạn - GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. - Giải nghĩa từ mới: - LĐ trong nhóm. - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh. - Hát - 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi. - HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn. - Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng. - Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - HS nối tiếp nhau LĐ từng câu. - HS LĐ các từ: chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, thốt lên. - HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài. - HS LĐ: với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt. - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đọan trong bài. TIẾT 2 Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động (1’)  Hoạt động 1: Tìm hiểu bài + Người ông dành những quả đào cho ai? + Xuân đã làm gì với quả đào ông cho? + Ông đã nhận xét về Xuân ntn? + Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho? + Ông đã nhận xét về Vân ntn? +Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy? + Việt đã làm gì với quả đào ông cho? + Ông nhận xét về Việt ntn? + Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy? + Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?  Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài. - Yêu cầu HS đọc lại bài theo vai. - Hát + Người ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ. +Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành 1 cây đào to. + Người ông sẽ rằng sau này Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi. + Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. + cháu của ông còn thơ dại quá. + Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì ăn xong rồi vứt hạt đào đi luôn. + Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào lên gườn bạn rồi trốn về. + Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu. + Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm. + Em thích Xuân vì cậu có ý thức giữ lại giống đào ngon. + Em thích Vân vì Vân ngây thơ. + Em thích Việt vì cậu là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương bạn bè, biết san sẻ quả ngon với người khác. - 5 HS đọc lại bài theo vai. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương - Nhận xét tiết học. MÔN: TOÁN TIẾT 136: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU - Nhận biết được các số từ 111 đến 200. - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200. - Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200. - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị. - Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ: (3’) Các số đếm từ 101 đến 110. - GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới:(29’) Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 111 đến 200.  Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 200 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111. - Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.  Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Viết (theo mẫu) - Yêu cầu HS TLN4 Bài 2: Số? - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hát - Một số HS lên bảng thực hiện. + Có 1 trăm, HS lên bảng viết 1 vào cột trăm. + Có 1 chục và 1 đơn vị. HS lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. + HS viết và đọc số 111. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - HS đọc đề nêu yêu cầu. - HS TLN4 làm vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kl: - Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = - Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. - Viết lên bảng: 123 . . . 124 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 123 và số 124. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 123 và số 124 với nhau. - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 123 và số 124 với nhau. - Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123<124 hay 124 lớn hơn 123 và viết 124 > 123. - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. - Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn có nói đúng hay sai? - Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau. - Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau. vào chỗ trống. + Chữ số hàng trăm cùng là 1. + Chữ số hàng chục cùng là 2. + 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn 3. 123 < 124 120 < 152 129 > 120 186 = 186 126 < 122 135 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 200 - Bạn học sinh đó nói đúng. - 155 < 158 vì trên tia số 155 đứng trước 158, 158 > 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. - Nhận xét tiết học. MÔN: ĐẠO ĐỨC BÀI 14: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1) I. MỤC TIÊU: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quú và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở công cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu thảo luận nhóm. - HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2) - GV đưa ra 2 tình huống, HS giải quyết tình huống đó. -GV nhận xét 3. Bài mới (29’) Giới thiệu: (1’) Bảo vệ loài vật có ích.  Hoạt động 1: Phân tích tình huống. - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm: + Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay… + Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao? * Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.  Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật - Yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn  Hoạt động 3: Nhận xét hành vi. - Yêu cầu HS sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt mếu (sai) và khuôn mặt cười (đúng) để nhận xét hành vi của các bạn HS trong mỗi tình huống sau: + Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó. + Tình huống 2: Nhà Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon để nó ăn. - Hát - HS trả lời. - Bạn nhận xét. - Nghe và làm việc cá nhân. - Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau: + Mặc các bạn không quan tâm. + Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn. + Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ. + Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con. - 1 số HS trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - HS tự nêu con vật mà mình thích, bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng. - Nghe GV nêu tình huống và nhận xét bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý hoặc không đồng ý với hành động của bạn HS trong tình huống đó. + Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi. + Hằng đã làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng. + Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân. + Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoả mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú 2 cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn. + Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai. + Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Để bảo vệ động vật có ích các em cần phải làm gì?. - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 MÔN: KỂ CHUYỆN NHỮNG QUẢ ĐÀO I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu (BT1). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ: (3’) Kho báu. - Gọi 3 HS lên bảng, và yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới:(29’) Gi i thi u: ớ ệ Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện A) Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn? - Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1? - SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn? - Bạn có cách tóm tắt nào khác? - Nội dung của đoạn 3 là gì? - Nội dung của đoạn cuối là gì? - Nhận xét phần trả lời của HS. B) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý: Bước 1: Kể trong nhóm - Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. - Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. Bước 2: Kể trong lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. - Tổ chức cho HS kể 2 vòng. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. - Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. - Khi HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn cho HS. C) Kể lại toàn bộ nội dung truyện: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Hát - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - Theo dõi và mở SGK trang 92. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. + Đoạn 1: Chia đào. + Quà của ông. + Chuyện của Xuân. + HS nối tiếp nhau trả lời: Xuân làm gì với quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai./… - Vân ăn đào ntn./ Cô bé ngây thơ./ Sự ngây thơ của bé Vân./ Chuyện của Vân./ … - Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu?/ Vì sao Việt không ăn đào./ Chuyện của Việt./ Việt đã làm gì với quả đào?/… - Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các HS khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Mỗi HS trình bày 1 đoạn. - 8 HS tham gia kể chuyện. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở Tuần 1. - HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. T IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng. - Nhận xét tiết học. MÔN: TOÁN TIẾT 137:CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ:(3’) Các số từ 111 đến 200. - Kiểm tra HS về thứ tự và so sánh các số từ 111 đến 200. - Hát - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới:(29’) Giới thiệu: Các số có 3 chữ số.  Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 3 chữ số. a) Đọc và viết số theo hình biểu diễn. - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục? - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị? - Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. - Yêu cầu HS đọc số vừa viết được. + 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? - Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252. b) Tìm hình biểu diễn cho số: - GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.  Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3:Viết (theo mẫu) - GV yêu cầu HS TLN4 + Có 2 trăm. + Có 4 chục. + Có 3 đơn vị. - 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243. - 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba. + 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. - HS làm bài và kiểm tra bài làm của bạn theo yêu cầu của GV. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số. - Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc. - 315 – d; 311 – c; 322 – g; 521 – e; 450 – b; 405 – a. - HS đọc đề nêu yêu cầu. - HS TLN4, làm trên bảng nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’) - Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. - Dặn dò HS về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc số và cách viết số có 3 chữ số. - Chuẩn bị: So sánh các số có ba chữ số. - Nhận xét tiết học. MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 29: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) - Gọi 1 HS hát bài hát Con cá vàng. - Hỏi HS: Trong bài hát Cá vàng sống ở đâu? - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.  Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước - Hát - 1 HS hát – cả lớp theo dõi. - Sống dưới nước. [...]... 23 4 và 23 5 + Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 23 4 và 23 5 - Khi đó ta nói 23 4 nhỏ hơn 23 5, và viết 23 4 < 23 5 Hay 23 5 lớn hơn 23 4 và viết 23 5 > 23 4 b) So sánh 194 và 139 - Hướng dẫn HS so sánh 194 ô vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh 23 4 và 23 5 ô vuông - Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng c) So sánh 199 và 21 5 - Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 21 5 hình... + 23 4 và 23 5, số nào bé hơn, số nào lớn hơn? - Dựa vào việc so sánh 23 4 ô vuông và 23 5 ô vuông, chúng ta đã so sánh được số 23 4 và số 23 5 Trong toán học, việc so sánh các số với nhau được thực hiện dựa vào việc so sánh các chữ cùng hàng Chúng ta sẽ thực hiện so sánh 23 4 và 23 5 dựa vào so sánh các số cùng hàng với nhau + Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 23 4 và 23 5 + Hãy so sánh chữ số hàng chục của 23 4... Bài mới: (29 ’) Giới thiệu: So sánh các số có 3 chữ số  Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số a) So sánh 23 4 và 23 5 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 23 4 và hỏi: - Có 23 4 ô vuông Sau đó lên bảng viết số 23 4 vào dưới hình biểu diễn số này Có bao nhiêu ô vuông nhỏ? - Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 23 5 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông? Hỏi: 23 4 ô vuông và 23 5 ô vuông... có hàng chục lớn hơn sẽ ntn so với số kia? - Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì? - Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số - Có 23 5 ô vuông Sau đó lên bảng viết số 23 5 - 23 4 ô vuông ít hơn 23 5 ô vuông, 23 5 hình vuông nhiều hơn 23 4 - 23 4 bé hơn 23 5, 23 5 lớn hơn 23 4 + Chữ số hàng trăm cùng là 2 + Chữ số hàng chục cùng là 3 +4 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194 - 21 5 ô vuông nhiều hơn 199 ô vuông, 199 ô vuông ít hơn 21 5 ô vuông - Hàng trăm 2 > 1 nên 21 5 > 199 hay 199 < 21 5 - Bắt đầu so sánh từ hàng trăm - Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn - Không cần so sánh tiếp - Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau - Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn - Ta phải so sánh tiếp đến hàng đơn vị - Số có hàng đơn vị lớn... động 2: Luyện tập, thực hành - HS đọc đề nêu yêu cầu Bài 1:>, 121 vì hàng trăm cùng là 1, hàng chục cùng là 2 nhưng hàng đơn vị 7 Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? >1 - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số lớn nhất - Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì? và khoanh vào số đó - Phải so sánh các . số hàng chục cùng là 2. + 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn 3. 123 < 124 120 < 1 52 129 > 120 186 = 186 126 < 122 135 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 20 0 - Bạn học sinh đó. so sánh chữ số hàng trăm của 23 4 và 23 5. + Hãy so sánh chữ số hàng chục của 23 4 và 23 5. + Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 23 4 và 23 5. - Khi đó ta nói 23 4 nhỏ hơn 23 5, và viết 23 4 < 23 5 phải so sánh các số với nhau. - Viết lên bảng: 123 . . . 124 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 123 và số 124 . - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 123 và số 124 với nhau. - Hãy so sánh chữ

Ngày đăng: 23/05/2015, 19:00

Xem thêm: Giáo án lớp 2 tuần 29 năm 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1

    - Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương

    TIẾT 136: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

    BÀI 14: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1)

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w