- Để đối phó với hiện trang thiếu hụt lương thực do chiến tranh, ngày 8/5/1989 thành phố ký quyết định thành lập nhà máy xay xát lúa Sài Gòn Satake nhằm kích thích lương thực trong thu m
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
-* -ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
-* -BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Đề tài: Xí nghiệp lương thực Sài Gòn Satake
GVHD:
TP HCM, tháng năm
Trang 2MUÏC LUÏC:
I/ Tổng quan xí nghiệp lương thực Sài Gòn Satake trang 2 1) Giới thiệu chung: trang 3 2) Lịch sử nhà máy: trang 3 3) Hoạt động của nhà máy: trang 3 4) An toàn lao động: trang 3
II/ Sơ lược về nguyên liệu và sản phẩm: trang 4
1) Nguyên liệu: trang 4 2) Tổng quan về lúa: trang 4 3) Các chỉ tiêu kiểm tra sản phẩm : trang 6 4) Tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm: trang 6 5) Lưu trữ, bảo quản: trang 7
III/ Quy trình công nghệ và thiết bị: trang 7 1) Trình tự quy trình: trang 7 2) Các công đoạn và thiết bị thực hiện: trang 8
IV/ Ý kiến, nhận xét: trang 17
Trang 3I/Tổng quan xí nghiệp lương thực Sài Gòn Satake
1) Giới thiệu chung:
- Nhà máy lương thực Sài Gòn là công ty TNHH một thành viên trực thuộc tổng công ty lương thực TPHCM
- Nhà máy sở hữu dây chuyền xay xát đánh bóng gạo xuất khẩu đầu tiên miền Nam theo công nghệ Nhật Bản
- Chủ yếu sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm
2) Lịch sử nhà máy:
- Sau khi niềm Nam giải phóng, nhu cầu về lương thực thực phẩm cho dân cư có ý nghĩa vô cùng to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội
- Để đối phó với hiện trang thiếu hụt lương thực do chiến tranh, ngày 8/5/1989 thành phố ký quyết định thành lập nhà máy xay xát lúa Sài Gòn Satake nhằm kích thích lương thực trong thu mua, vận chuyển, bào quản, xay xát và chế biến
- Nhà máy được cung cấp thiết bị theo hình thức chuyển giao công nghệ trọn gói từ Nhật Bản
- Ngày nay một số máy móc thiết bị đã được nhà máy nâng cấp cải tạo lại
- Địa điểm: Nhà máy xay xát lúa Sài Gòn – Satake, số 9 đường Nguyễn Hữu Trí, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3) Hoạt động của nhà máy:
- Nguyện liệu chủ yếu là lúa, gạo, hoạt động với công suất tối đa 600 tấn lúa/ 1 ngày đêm
- Gạo được chế biến để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước là nguồn sản phẩm chính, ngoài ra còn có sản phẩm phụ là tấm, cám
- Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà nhà máy sản xuất các loại gạo theo tiêu chuẩn khác nhau
- Ngày nay một số máy móc thiết bị đã được nhà máy nâng cấp cải tạo lại
Nhà máy đã góp phần rất lớn cho hoạt động chế biến và cung cấp lương thực nội địa, hiện nay nhà máy dự trữ lương thực bình ổn giá cả và xuất khẩu gạo thơm
4) An toàn lao động:
Tuân thủ các quy định sau:
- Phải nắm vững các quy định công nghệ trước khi vận hành máy
Trang 4- Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động và an toàn kỹ thuật lao động.
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra xem máy có hư hỏng hay không
- Mỗi máy phải có hồ sơ, lý lịch máy, bản quy trình, quy phạm gắn vào máy
- Đảm bảo đúng quy định nhập liệu để máy không quá tải
- Chú ý tiếng máy và còi báo động để đề phòng rủi ro xảy ra
- Tổ sửa chữa cơ điện cần được huấn luyện và tuân thủ chặt chẽ an toàn vận
hành mọi cơ cấu thiết bị, máy móc
- Bảo dưỡng máy định kỳ
II/ Sơ lược về nguyên liệu và sản phẩm:
1) Nguyên liệu:
- Nguồn nguyên liệu nhà máy sản xuất chủ yếu là lúa để phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, nguyên liệu được mua từ các tỉnh miền Tây
- Hiện nay tuy địa điểm tọa lạc của nhà máy khá xa so với nguồn lương thực, nhưng vẫn thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu bằng đường thủy là ghe, tàu và đường
bộ là xe tải
2) Tổng quan về lúa:
Hạt lúa gồm những thành phần:
Trang 5+ Vỏ trấu:
- Là lớp ngoài cùng của hạt lúa
- Các tế bào vỏ trấu được kết hợp với nhau nhờ khoáng và lignin
- Thường có gân nổi xù xì
- Màu sáng vàng, vàng nâu, vàng rơm
- Độ dày tùy thuộc vào loại giống lúa
+ Vỏ quả (Pericarp) và vỏ hạt (Seed Coat)
- Vỏ quả liên kết không bền với vỏ hạt
- Vỏ của thường chứa cellulose, pectin, pentosan và khoáng
- Vỏ quả liên kết chặt chẽ với lớp aleurone
+ Lớp aleurone (Aleurone layer):
- Bao bọc nội nhũ và phôi
- Lớp aleurone chứa nhiều vitamin và khoáng
- Chiếm khoảng 6-12% khối lượng hạt
Vỏ quả, vỏ hạt, lớp aleurone được gọi chung là cám sau khi được tách ra + Nội nhũ:
- Là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt
- Chủa yếu là tinh bột và protein
- Tùy theo giống, điều kiện canh tác, phát triển mà nội nhũ có thể trắng hay đục Nếu nội nhũ có độ trắng cao thì gạo ít nát, tỷ lệ thành phẩm cao, nếu nội nhũ trắng đục thì ngược lại
+ Mầm:
- Chúa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ban đầu
- Các chất dinh dưỡng trong mầm dễ bị biến đổi
- Chúa protid, glucid, lipid, khoáng, các loại vitamin,
Người ta sấy hạt gạo làm mầm và nội nhũ chết đi thuận tiện cho quá trình lưu trữ bảo quản
Trang 63) Các chỉ tiêu kiểm tra sản phẩm:
Hạt gạo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
Hạt nguyên vẹn
Tấm
Tấm mẵn
Hạt bạc phấn
Hạt vàng
Hạt hư hỏng và hạt xanh non
Hạt sọc đỏ và hạt đỏ
Tổng tạp chất
Thóc lẫn
Độ ẩm
Gạo xay và gạo nếp
4) Tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm:
Tất cả các nguyên liệu nhập vào đều được đem đi lấy mẫu và so sánh với tiêu chuẩn đã đưa ra
Hạt lúa:
- Độ ẫm của hạt gạo thành phầm phải đạt 14%, tùy theo yêu cầu
- Tùy theo thời vụ trong năm mà độ ẩm của lúa khác nhau:
o Vụ Đông Xuân: Độ ẩm 16-18%
o Vụ Hè Thu : Độ ẩm 18-20%
Tùy theo độ ẩm mà nhà máy điều chỉnh phương pháp sấy, nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau cho phù hợp Sấy 1 vòng với lúa Đông Xuân, 2 vòng với lúa Hè Thu Gạo lứt:
- Thường độ ẩm là 14-15%
- Tỷ lệ % tấm, % lúa
- Độ đục của hạt gạo
- Độ đồng nhất, độ rạn nứt,
- Gạo lứt sau khi sấy không có độc tố của các tác nhân sấy
Trang 75) Lưu trữ, bảo quản:
- Gạo hoặc lúa được chuyển vào silo chứa dung băng hay gào tải
- Gạo có thể đóng bao và nhập vào kho được kê bục gỗ bên dưới
- Bảo quản nơi thoáng mát, chống thấm, dột nước, hạn chế mọt và các loại côn
trùng làm hại
- Ghi rõ các thông số cần thiệt cho từng lần bảo quản
- Phải thường xuyên vệ sinh nhà kho, khu vực lưu trữ bảo quản
III/ Quy trình công nghệ và thiết bị:
1) Trình tự quy trình:
- Trình tự đơn giản chế biến gạo từ lúa
nguyên
liệu
Hút
Cân
Sàng tạp
chất Sấy
Cân Tồn Trữ
Sàng sạn Xay
Gằn
Đánh Bóng
Phối trộn Tách màu
Cân Đóng gói Sản phẩm
Trang 82) Các công đoạn và thiết bị thực hiện:
a Hút:
- Máy hút sẽ hút nguyên liệu nhập vào nhà máy từ ghe, tàu hay xe tải sau đó đẩy nguyên liệu xuống băng hoặc gào tải, xích tải theo đường ống đến các silo để chứa chuẩn
bị thực hiện các khâu xử lý tiếp theo
- Nhà máy có tổng cộng 16 silo với sức chứa 1000 tấn
Hệ thống cần hút và gàu tải Các silo chứa nguyên liệu
b Sàng tạp chất:
Thiết bị:
- Máy sàng có năng suất lớn, có các loại bỏ tạp chất triệt để và hiệu quả, có hệ thống quạt hút lớn làm tăng hiệu quả phân tách tạp chất
- Sự sắp xếp hợp lý và hiệu quả của các loại lưới sàng giúp máy đạt năng suất lớn
- Lúa được cho vào trên đỉnh bụi và tạp chất nhỏ được tách ra nhờ quạt hút và được đưa ra ngoài
- Máy sàng lắc: năng suất 23-25 tấn/giờ đối với lúa thô và 30-35 tấn/giờ đối với lúa khô
Thực hiện:
Trang 9- Lúa từ silo đầu tiền sẽ được đem đi cân để phục vụ cho việc tính toán sau đó sẽ được chuyển đến máy sàng tạp chất
- Các loại tạp chất như cát, bụi sẽ được loại bỏ ra khỏi lúa được giữ lại trên máy sàng
c Sấy:
Thiết bị:
- Có bảng điều khiển để vận hành máy
- Có vít tải để phân phối liệu cho buồng sấy
- Bộ phận cảm biến được đặt trong tháp báo hiệu mức độ chứa đầy
- Sử dụng van để xả liệu xuống gàu tải
- Tháp sấy sản xuất tại Nhật Bản với buồng đốt và quạt sấy có nhiệt độ 45-55oC
Thực hiện:
- Đầu tiên lúa được tiến hành đo độ ẩm
Nếu lúa có độ ẩm thấp thì sẽ được chuyển về trở lại silo chứa bảo quản,
Nếu lúa có độ ẩm cao sẽ được đưa vào các silo nhỏ để chuẩn bị đem đi sấy
- Lúa sau khi sấy đã đạt được độ ẩm mong muốn lại được chuyển vào silo chứa
- Nếu chưa đạt độ ẩm cần thiết thì sẽ được sấy tiếp tục
Trang 10d Tách sạn :
Thiết bị:
- Dòng nhập liệu được phân phối điều chỉnh tránh để tách nghẽn và đến các khay, các mặt sàng có nhiều mắt lưới
- Sạn được thoát ra ngoài nhờ van tháo đi xuống hộp chứa ra ngoài
- Có các quạt thổi và quạt hút
Thực hiện:
Trang 11- Từ silo, lúa được chuyển tới máy sàng để tách tạp chất, năng suất 3,5-4 tấn/h (đối với hạt dài), 4-5 tấn/h (đối với hạt tròn)
- Máy h oạt động theo nguyên lý khí động học
- Dưới tác động của khí vào lớp lúa, lúa có trọng lượng nhỏ sẽ nổi lên trên, sạn có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống và đưa ra ngoài
- Sạn sẽ được tách ra khỏi nguyên liệu, nguyên liệu không lẫn sạn để đảm bảo an toàn cho các quá trình hoạt động tiếp theo
e Xay:
Thiết bị:
- Tỷ lệ bóc vỏ máy xay là 85-90%
- Phễu dùng để chứa nguyên liệu, bộ cảm biến cảm biến mức nhiên liệu,
- Trục quay ép và chà xát để vỏ trấu tách khỏi hạt lúa.
Thực hiện:
- Lúa sau khi đã tách hết sạn qua máy sàng được chuyển đến máy xay bằng tải.
- Trước khi vào máy xay phải xác định đặc tính hạt thóc: Động đồng đều, phần trăm tạp chất, độ rạn nứt,
- Tách vỏ trấu ra khỏi hạt mà vẫn giữ hạt nguyên vẹn.
- Sản phẩm gồm 3 loại:
Trấu được đẩy ra kho chứa
Thóc được hoàn lưu trở lại máy xay
Gạo lức được chuyển đến máy gằn
- Nếu hạt có độ ẩm cao khả năng bóc võ trấu sẽ giảm.
f Gằn:
Thiết bị:
- Sàng gằn là thiết bị phân riêng hoạt động dựa trên sự khác nhau về trọng lượng
giữa thóc và gạo
- Nhập liệu vào các khay phân tách, các khay gằn sẽ phân thóc và gạo ra, có bộ
phận điều chỉnh góc nghiêng của các khay
- Năng suất 2,4-3,6 tấn/h (đối với hạt ngắn), 1,8-2,8 tấn/h (đối với hạt dài)
Thực hiện:
- Tách thóc còn lẫn trong gạo lức, gạo lứt được tách riêng ra còn thóc sẽ lấy ra và
đem đi xay lại
Trang 12g Xát trắng:
Trang 13Thiết bị:
- Gồm phễu, vít tải, hệ thống gạt,
- Tách cám nhờ ma sát.
- Hạt gạo được mài xát bằng đá mài quay hình trụ với các thanh xát bằng cao su
- Buồng xát được phân thành nhiều cột xát độc lập Sử dụng gió để tách và thu hồi
phần cám sinh ra
Thực hiện:
- Gạo sau khi được tách vỏ trấu sẽ được chuyển đến máy xát
- Máy sát sẽ tách lớp vỏ cám của gạo.
- Gạo lức nhập vào phễu thông qua các van được vít tải chuyển xuống buồng xát để
xát trắng sau đó được đưa ra ngoài
h Đánh bóng:
Trang 14Thiết bị:
- Gồm phễu nhập liệu, vít tải, khoang đánh bong,
- Đánh bóng nhờ lực ma sát.
- Quạt hút tạo dòng khí hút các lớp cám còn lại trên hạt gạo.
Thực hiện:
- Gạo sau khi đã tách lớp cám được đem đi đánh bong để làm trắng và bong hạt gạo
- Nhập gạo vào phễu, và được gào chuyển xuống khoang đánh bóng, đảo trộn và lấy sạch cám còn lại sau khi xát, đánh bong các hạt gạo làm tăng thẩm mỹ cảm quan của hạt gạo
Trang 15- Tùy theo yêu cầu sản xuất, gạo sẽ được đánh bóng 1 lần hoặc 2 lần.
- Nếu thực hiện đánh bóng 2 lần thì gạo được đưa vào thùng làm mát trước để hạ
nhiệt độ vì nhiệt độ cao trong quá trình đánh bóng lần 1 có thể làm hư gạo.
i Tách màu:
Thiết bị:
- Gồm phễu nhập liệu, máng rải liệu, van tách, hoang ra thành phẩm, khoang ra tạp
phẩm, khu vực nhận dạng hạt, đèn huỳnh quang,
- Gồm 2 lần tách màu.
Thực hiện:
- Máy phân loại những hạt trắng,vàng, đỏ và thóc lẫn.
- Tùy theo yêu cầu khách hàng mà gạo sau khi phối trộn sẽ được đưa vào
máy tách màu
Trang 16 Tách hạt màu trong gạo xát
- Hạt gạo cuối quá trình tách màu thì đã hoàn tất các quá trình.
Tùy theo chất lượng và chỉ tiêu từng đợt nguyên liệu mà sẽ có thêm khấu sàng lần 1
đễ phân loại hỗn hợp trong nguyên liệu và sàng lần 2 để tách hỗn hợp tấm gạo ra
j Đóng gói:
Thiết bị:
Thực hiện:
- Cuối cùng hạt gạo ra khỏi máy đánh bóng được đem cân sau và đóng gói lại thành
sản phậm được chuyển đi tiêu thụ hoặc chuyển đến kho chứa bảo quản chờ xuất kho
IV/ Ý kiến và nhận xét:
- “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Sau chuyến đi tham quan thực tế tại xí nghiệp lương thực Sài Gòn-Satake chúng em đã học hỏi được rất nhiều thứ
- Sau 2 năm học tập những kiến thức đại cương cũng như làm quen với những môn học chuyên sâu, đây là lần đầu tiên chúng em được tận mắt chừng kiến và tiếp xúc với một quy trình hệ thông sản xuất thực thụ Một hệ thống được khuyếch đại lên rất nhiều lần so với những gì chúng em được biết trên những trang sách Hệ thống sản xuất của nhà máy rất chặt chẽ và linh động tùy vào những sản phẩm và tiêu chuẩn đặt ra của khách hàng
Trang 17- Bên cạnh đó vì chưa quen, với rất nhiều giai đoạn xử lý sản phẩm liên tiếp theo một dây chuyền nên khi bước vào nhà máy chúng em cảm thấy rất lúng túng và phức tạp Với sự chia sẻ nhiệt tình, kỹ càng của chú hướng dẫn và sự thân thiện của các cô chú trong nhà máy mà chúng em đã dần nắm được các bố cục và trình
tự cũng như vị trí chức năng của từng thiết bị trong nhà máy
- Chúng em hy vọng sẽ có nhiều cơ hội đến với nhà máy để được tiếp tục học hỏi và tích lũy thêm thật nhiều kiến thức giúp ích cho việc học tập về sau
- Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường và ban điều hành và tất cả các cô chú trong nhà máy đã tạo điều khiện cho chúng em tham quan và thực tập tại xí nghiệp lương thực Sài Gòn-Satake