- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Giáo viên chốt ý Bước 2: + Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ + Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bảnđồ và trình bày kết quả làm việ
Trang 1Ngày / /
Tiết 1: ĐỊA LÍ
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I MỤC TIÊU:
-Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam :
+Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển , đảo và quần đảo
+Những nước giáp phần đất liền nước ta :Trung Quốc, Lào chia
,Cam-pu Ghi nhớ phần đất liền Việt Nam : khaỏng 330 000 km2
-Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ)
*HSkhá,giỏi :
+Biết được 1 số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại +Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S
- Tự hào về Tổ quốc
II CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
+ Quả Địa cầu (cho mỗi nhóm)
+ 2 Lược đồ trống (tương tự hình 1 trong SGK)
+ 2 bộ bìa 7 tấm nhỏ ghi: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, TrungQuốc, Lào, Cam-pu-chia
- Học sinh: SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2’ 2 Bài cũ:
- Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và
hường dẫn phương pháp học bộ môn
- Học sinh nghe hướng dẫn
1’ 3 Giới thiệu bài mới:
- Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp
các em tìm hiẻu những nét sơ lược về vị
trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân
yêu của chúng ta
- Học sinh nghe
30’ 4 Phát triển các hoạt động:
1 Vị trí địa lí và giới hạn
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc - Hoạt động nhóm đôi, lớp
Trang 2theo cặp)
Phương pháp: Bút đàm, giảng giải, trực
quan
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát hình 1/ SGK và trả lời vào
phiếu học tập
- Học sinh quan sát và trả lời
- Đất nước Việt Nam gồm có những bộ
phận nào ?
- Đất liền, biển, đảo và quần đảo
- Chỉ vị trí đất liền nước ta trên lược đồ
- Phần đất liền nước ta giáp với những
nước nào ?
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền
của nước ta ?
- đông, nam và tây nam
- Kể tên một số đảo và quần đảo của
nước ta ?
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc,Côn Đảo
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Giáo viên chốt ý
Bước 2:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt
Nam trên bản đồ
+ Học sinh chỉ vị trí Việt Nam trên bảnđồ và trình bày kết quả làm việc trướclớp
+ Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh
hoàn thiện câu trả lời
Bước 3:
+ Yêu cầu học sinh xác định vị trí Việt
Nam trong quả địa cầu
+ Học sinh lên bảng chỉ vị trí nước tatrên quả địa cầu
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc
giao lưu với các nước khác ?
- Vừa gắn vào lcụ địa Châu A vừa cóvùng biển thông với đại dương nên cónhiều thuận lợi trong việc giao lưu vớicác nước bằng đường bộ và đường biển
Giáo viên chốt ý ( SGV/ 78)
2 Hình dạng và diện tích
* Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm) - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng
giải
Bước 1:
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo 6
nhóm + Học sinh thảo luận
- Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ? - Hẹp ngang , chạy dài và có đường bờ
biển cong như chữ S
- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta - 1650 km
Trang 3dài bao nhiêu km ?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? - Chưa đầy 50 km
- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao
nhiêu km2 ? - 330.000 km
2
- So sánh diện tích nước ta với một số
nước có trong bảng số liệu +So sánh:S.Campuchia < S.Lào < S.Việt Nam <
S.Nhật < S.Trung Quốc
Bước 2:
+ Giáo viên sửa chữa và giúp hoàn
thiện câu trả lời
+ Học sinh trình bày
- Nhóm khác bổ sung
Giáo viên chốt ý _HS hình thành ghi nhớ
* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Trò chơi học tập, thảo
luận nhóm
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Dán 7
bìa vào lược đồ khung
- Học sinh tham gia theo 2 nhóm, mỗinhóm 7 em
- Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc - Học sinh đánh giá, nhận xét
1’ 5 Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Địa hình và khoáng sản”
- Nhận xét tiết học
Trang 4-Chỉ được 1 số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): thanở Quảng Ninh,sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phái nam , …
*HS khá , giỏi : biết khu vực có núi và 1 số dãy núi có hướng núi tây đông nam,cánh cung
bắc-* GDBVMT:HS có ý thức bảo vệ môi trường
II Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình của bài trong SGK được phóng lớn - Bản đồ tựnhiên Việt Nam và khoáng san Việt Nam
- Trò: SGK
III Các hoạt động:
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’ 2 Bài cũ:
- VN – Đất nước chúng ta - Học sinh nghe hướng dẫn
1’ 3 Giới thiệu bài mới:
“Tiết Địa lí hôm nay giúp các em
tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm
chính về địa hình và khoáng sản
của nước ta”
- Học sinh nghe
30’ 4 Phát triển các hoạt động:
1 Địa hình
* Hoạt động 1: (làm việc cá
nhân)
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Bút đàm, giảng
Trang 5giải, trực quan, hỏi đáp
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1,
quan sát hình 1/SGK và trả lời
vào phiếu
- Học sinh đọc, quan sát và trả lời
- Chỉ vị trí của vùng đồi núi và
đồng bằng trên lược đồ hình 1
- Học sinh chỉ trên lược đồ
- Kể tên và chỉ vị trí trên lược đồ
các dãy núi chính ở nước ta
Trong đó, dãy nào có hướng tây
bắc - đông nam? Những dãy núi
nào có hướng vòng cung?
- Hướng TB - ĐN: Dãy HoàngLiên Sơn, Trường Sơn
- Hướng vòng cung: Dãy gồm cáccánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn,Bắc Sơn, Đông Triều
- Kể tên và chỉ vị trí các đồng
bằng lớn ở nước ta
- Đồng bằng sông Hồng → Bắc bộvà đồng bằng sông Cửu Long →
Nam bộ
- Nêu một số đặc điểm chính của
địa hình nước ta
- Trên phần đất liền nước ta ,3/4diện tích là đồi núi nhưng chủyếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tíchlà đồng bằng và phần lớn là đồngbằng châu thổ do được các sôngngòi bồi đắp phù sa
Giáo viên sửa ý và chốt ý - Lên trình bày, chỉ bản đồ, lược
đồ
2 Khoáng sản
* Hoạt động 2: (Làm việc theo
nhóm)
Phương pháp: Thảo luận, trực
quan, giảng giải, bút đàm
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
- Kể tên một số loại khoáng sản
ở nước ta?
+ than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit,bô-xit
- Hoàn thành bảng sau:
Trang 6- Giáo viên sửa chữa và hoàn
thiện câu trả lời
- Đại diện nhóm trả lời
- Học sinh khác bổ sung
Giáo viên kết luận : Nước ta có
nhiều loại khoáng sản như :
than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt,
đồng , thiếc, a-pa-tit, bô-xit
* Hoạt động 3: ( làm việc cả
lớp)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Phương pháp: Thực hành, trực
quan, hỏi đáp
- Treo 2 bản đồ:
+ Địa lí tự nhiên Việt Nam
+ Khoáng sản Việt Nam
- Gọi từng cặp 2 học sinh lên
bảng, mỗi cặp 1 yêu câu:
- Học sinh lên bảng và thực hànhchỉ theo cặp
VD: Chỉ trên bản đồ:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn
+ Đồng bằng Bắc bộ
+ Nơi có mỏ a-pa-tit
+ Khu vực có nhiều dầu mỏ
- Tuyên dương, khen cặp chỉ
đúng và nhanh
- Học sinh khác nhận xét, sửa sai
Tổng kết ý
*GDBVMT: Khi khai thác
khoáng sản cần phải làm gì để
môi trường được sạch ?
- Nêu lại những nét chính về: + Địa hình Việt Nam
+ Khoáng sản Việt Nam
1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Khí hậu”
- Nhận xét tiết học
Trang 7Ngày / /
Tiết 3 : ĐỊA LÍ
KHÍ HẬU
I Mục tiêu:
-Nêu được 1 số đặc điểmchính của khí hậu Việt Nam :
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+Có sự khác nhau giữa hai miền :miềnBắc có mùa đông lạnh, mưa
phùn ; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa ,khô rõ rệt
-Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta,ảnh hưởng tích cực :cây cối xanh tối quanh năm, sản phẩm nông nghiệp
đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai ,lũ lụt, hạn hán , …
-Chỉ ranh giới khí hậu Bắc –Nam (dãy núi Bạch Mã)trên bản đồ (lược đồ) -Nhận xét được bản số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản
*HS khá ,giỏi :
+Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa
+Biết chỉ các hướng gió : đông bắc, tây nam, đông nam
- Nhận thức được những khó khăn của khí hậu nước ta và khâm phục ý trícải tạo thiên nhiên của nhân dân ta
II Chuẩn bị:
- Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, khí hậuViệt Nam
- Trò: Quả địa cầu - Tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt hoặc hạn hán
III Các hoạt động:
4’ 2 Bài cũ: Địa hình và khoáng sản
- Nêu yêu cầu kiểm tra:
1/ Nêu đặc điểm về địa hình nước
ta
- HS trả lời, kết hợp chỉ lược đồ, bảnđồ
2/ Nước ta có những khoáng sản
chủ yếu nào và vùng phân bố của
chúng ở đâu?
- Lớp nhận xét, tự đánh giá
Giáo viên nhận xét
1’ 3 Giới thiệu bài mới:
“Tiết Địa lí hôm nay sẽ giúp các
em tiếp tục tìm hiểu về những đặc
điểm của khí hậu”
- Học sinh nghe
Trang 830’ 4 Phát triển các hoạt động:
1 Nước ta có khí hậu nhiệt đới
gió mùa
* Hoạt động 1: (làm việc theo
nhóm)
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm,
trực quan, hỏi đáp
+ Bước 1: Tổ chức cho các nhóm
thảo luận để tìm hiểu theo các câu
hỏi:
- HS thảo luận, quan sát lược đồ 1,quan sát quả địa cầu, đọc SGK và trảlời:
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả
Địa cầu?
- Học sinh chỉ
- Nước ta nằm ở đới khí hậu nào? - Nhiệt đới
- Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí
hậu nóng hay lạnh?
- Nói chung là nóng, trừ một sốvùng núi cao thường mát mẻ quanhnăm
-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ở nước ta
- Vì nằm ở vị trí gần biển, trongvùng có gió mùa
- Hoàn thành bảng sau :
Thời gian gió mùa
thổi
Hướng gió chính
Tháng 1Tháng 7
Lưu ý : Tháng 1 : Đại diện cho mùa gió đông bắc Tháng 7 đại diện chomùa gió tây nam hoặc đông nam
+ Bước 2:
- Sửa chữa câu trả lời của học sinh - Nhóm trình bày, bổ sung
- Gọi một số học sinh lên bảng chỉ
hướng gió tháng 1 và hướng gió
tháng 7 trên Bản đồ Khí hậu VN
hoặc H1
- Học sinh chỉ bản đồ
+ Bước 3: ( Đối với HS khá, giỏi )
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên
vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng
xác lập mối quan hệ địa lí
- Thảo luận và thi điền xem nhómnào nhanh và đúng
- Giải thích sơ nét
Trang 9_GV kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gióvà mưa thay đổi theo mùa
2 Khí hậu giữa các miền có sự
khác nhau
* Hoạt động 2: (làm việc cá nhân
hoặc nhóm đôi )
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Hỏi đáp, trực
quan, thực hành
+ Bước 1:
- Treo bản đồ tự nhiên Việt
Namvà giới thiệu
→ Dãy núi Bạch Mã là ranh giới
khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam
- Học sinh lên bảng chỉ dãy núiBạch Mã
- Phát phiếu học tập
- Tìm sự khác nhau giữa khí hậu
miền Bắc và miền Nam về:
- Học sinh làm việc cá nhân để trảlời:
- Sự chênh lệch nhiệt độ:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ trong
tháng 1 và 7
+ Các mùa khí hậu
Trang 10- Các mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: hạ và đông + Miền Nam: mưa và khô
- Vì sao có sự khác nhau đó? - Do lãnh thổ kéo dài và nhiều nơi
núi sát ra tận biển
- Chỉ trên lược đồ H.1 nơi có khí
hậu mùa đông và nơi nóng quanh
năm
- Học sinh chỉ
+ Bước 2:
- Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện - HS trình bày, bổ sung, nhận xét
Chốt ý: Khí hậu nước ta có sự
khác biệt giữa miền Bắc và miền
Nam Miền Bắc có mùa đông lạnh,
mưa phùn ; miền Nam nóng quanh
năm với 2 mùa mưa và mùa khô
rõ rệt
- Lặp lại
3 Ảnh hưởng của khí hậu
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng
giải, trực quan
- Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời
sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Tích cực: cây cối xanh tốt quanhnăm
- Tiêu cực: độ ẩm lớn gây nhiều sâubệnh, nấm mốc, ảnh hưởng của lũlụt, hạn hán, bão
Nhận xét, đánh giá, giáo dục tư
tưởng
- Học sinh trưng bày tranh ảnh vềhậu quả của lũ lụt, hạn hán
* Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm bàn, lớp
Phương pháp: Trò chơi, thực
hành
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên
vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng
xác lập mối quan hệ địa lí
- Thảo luận và thi điền xem nhómnào nhanh và đúng
- Giải thích sơ nét 1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: “Sông ngòi”
- Nhận xét tiết học
Trang 11Ngày / /
Tiết 4 : ĐỊA LÍ
SÔNG NGÒI
I Mục tiêu:
-Nêu được 1 số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam :
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa nưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa
+Sông ngòi có vai trò quan trọnh trong sản xuất và đời sống :bồi đắp
phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện , …
-Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi :nước sông lên,xuống theo mùa ; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nứơc sông hạ thấp
-Chỉ được vị trí 1 số con sông : Hồng ,Thái Bình , Tiền ,Hậu ,Đồng Nai,
Mã ,Cả trên bản đồ (lược đồ)
*HS khá, giỏi :
+Giải thích được vì sao sông miền Trung ngắn và dốc
+Biết những ảnh hưởng do nước sông lên ,xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta : mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại
* GDBVMT :Nhận thức được vai trò to lớn của sông ngòi và có ý thức bảo
vệ nguồn nước sông ngòi, trồng cây gây rừng để tránh lũ do nước sôngdâng cao
II Chuẩn bị:
- Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên
- Trò: Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở ViệtNam
III Các hoạt động:
4’ 2 Bài cũ: “Khí hậu”
- Nêu câu hỏi
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm
khí hậu nước ta?
- Học sinh trả lời (kèm chỉ lược đồ,bản đồ)
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam
-Bắc khác nhau rõ rệt?
Trang 12+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống
sản xuất của nhân dân ta?
Giáo viên nhận xét Đánh
giá
1’ 3 Giới thiệu bài mới:
“Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em
trả lời câu hỏi đó.”
- Học sinh nghe
28’ 4 Phát triển các hoạt động:
1 Nước ta có mạng lưới sông
ngòi dày đặc
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân
hoặc thao cặp)
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Trực quan, bút
đàm, giảng giải
+ Bước 1:
- Phát phiếu học tập - Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả
lời:
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? - Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị
trí một số con sông ở Việt Nam? Ở
miền Bắc và miền Nam có những
con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà,sông Cầu, sông Thái Bình …
- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu,sông Đồng Nai …
- Miền Trung có sông nhiều nhưngphần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốclớn hơn cả là sông Cả, sông Mã,sông Đà Rằng
+ Vì sao sông miền Trung thường
ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gầnbiển
+ Bước 2: - Học sinh trình bày
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn
thiện câu trả lời
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiênViệt Nam các con sông chính
Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi
nước ta dày đặc và phân bố rộng
khắp trên cả nước
- Lặp lại
2 Sông ngòi nước ta có lượng
nước thay đổi theo mùa và có
nhiều phù sa
- Hoạt động nhóm, lớp
Trang 13* Hoạt động 2: (làm việc theo
nhóm)
Phương pháp: Thảo luận nhóm,
trực quan, thực hành
+ Bước 1: Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK, quan sát hình
2, 3, thảo luận và trả lời:
Chế độ nước
sông
Thời gian (từ tháng… đến tháng…)
Đặc điểm Ảnh hưởng tới
đời sống và sản xuất
Mùa lũ
Mùa cạn
+ Bước 2:
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày
Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước
theo mùa do sự thay đổi của chế độ
mưa theo mùa gây nên, gây nhiều
khó khăn cho đời sống và sản xuất
về giao thông trên sông, hoạt động
của nhà máy thủy điện, mùa màng
và đời sống đồng bào ven sông”
- Nhóm khác bổ sung
- Lặp lại
- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn
như thế nào? Tại sao?
- Thường có màu rất đục do trongnước có chứa nhiều bùn, cát (phùsa) vào mùa lũ Mùa cạn nước tronghơn
3 Vai trò của sông ngòi
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng,cung cấp nước cho đồng ruộng và làđường giao thông quantrọng,cungcấp nhiều tôm cá và lànguồn thủy điện rất lớn
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng
giải, trực quan, thực hành
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt
Nam:
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những
con sông bồi đắp nên chúng
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa
Bình và Trị An
- Học sinh chỉ trên bản đồ
Trang 144’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Trò chơi, thực
hành, thảo luận nhóm
*GDBVMT:Cần phải làm gì để
nguồn nước sông luôn sạch ?
- Thi ghép tên sông vào vị trí sôngtrên lược đồ
- Nhận xét, đánh giá
1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta”
- Nhận xét tiết học
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT CỦA BGH
Trang 15Ngày / /
Tiết 5 : ĐỊA LÍ
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I Mục tiêu:
-Nêu được 1 số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta :
+Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông
+Ở vùng biển Việt Nam , nước không bao giờ đống băng
+Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đườmg giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn
-Chỉ được 1 số điểm du lịch , nghỉ mát ven biển nổi tiếng : Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, …trên bản đồ (lược đồ)
*HS khá ,giỏi :Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng
biển Thuận lợi : khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế ;khó khăn :thiên tai, …
*GDBVMT:Có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác biển một
cách hợp lí
II Chuẩn bị:
- Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ Việt Nam trong khu vực ĐôngNam Á - Bản đồ tự nhiên VN - Tranh ảnh về những khu du lịchbiển
- Trò: SGK
III Các hoạt động:
4’ 2 Bài cũ: “Sông ngòi” - Học sinh trình bày
- Hỏi học sinh một số kiến thức và
kiểm tra một số kỹ năng + Đặc điểm sông ngòi VN+ Chỉ vị trí các con sông lớn
+ Nêu vai trò của sông ngòi
Giáo viên nhận xét Đánh giá
1’ 3 Giới thiệu bài mới:
“Tiết địa lí hôm nay tiếp tục giúp
chúng ta tìm hiểu những đặc điểm
của biển nước ta”
- Học sinh nghe
28’ 4 Phát triển các hoạt động:
8’ 1 Vùng biển nước ta
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Trực quan, hỏi
đáp, giảng giải
Trang 16_Gv vừa chỉ vùng biển nước ta(trên
Bản đồ VN trong khu vực ĐNA
hoặc H 1 ) vừa nói vùng biển nước
ta rộng và thuộc Biển Đông
- Theo dõi
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết
vùng biển nước ta giáp với các
vùng biển của những nước nào?
- Trung Quốc, Phi-li-pin, xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, Thái Lan
In-đô-nê-→ Kết luận : Vùng biển nước ta là
một bộ phận của Biển Đông
8’ 2 Đặc điểm của vùng biển
nước ta
* Hoạt động 2: (làm việc cá
nhân)
- Hoạt động cá nhân, lớp
Phương pháp: Bút đàm, giảng
giải, hỏi đáp
- Yêu cầu học sinh hoàn thành
bảng sau: - Học sinh đọc SGK và làm vàophiếu
Đặc điểm của biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời
sống và sản xuất (tích cực, tiêu
cực)
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có
bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng
lên, có lúc hạ xuống
+ Sửa chữa và hoàn thiện câu trả
lời - Học sinh trình bày trước lớp
+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven
biển nước ta khá đặc biệt và có sự
khác nhau giữa các vùng Có vùng
nhật triều, có vùng bán nhật triều
và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ
triều trên
- Nghe và lặp lại
8’ 3 Vai trò của biển
* Hoạt động 3: (làm việc theo
nhóm)
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thảo luận nhóm,
giảng giải, hỏi đáp
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm để nêu vai trò của biển đối
với khí hậu, đời sống và sản xuất
của nhân dân ta
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết vàSGK, thảo luận và trình bày
- Học sinh khác bổ sung
Trang 17- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa
khí hậu, là nguồn tài nguyên và là
đường giao thông quan trọng Ven
biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát
4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Trò chơi, thảo
luận nhóm
- Tổ chức học sinh chơi theo 2
nhóm: luân phiên cho tớikhi có nhóm không trả lờiđược
* GDBVMT:Cần khai thác
nguồn lợi về biển như thế nào
để được bền vững ?
+ Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tênđiểm du lịch biển, nhóm 2 nói tênhoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thànhphố có điểm du lịch biển đó
1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Đất và rừng “
- Nhận xét tiết học
Ngày / /
Tiết 6 : ĐỊA LÍ
Trang 18ĐẤT VÀ RỪNG
I Mục tiêu:
-Biết các loại đất chính ở nước ta :đất phù sa và đất phe-ra-lit
-Nêu được 1 số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lit :
+Đất phù sa :được hình do sông ngòi bồi đắp , rất màu mỡ, phân bố ở đồng bằng
+Đất phe-ra-lit : có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi
-Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn :
+Rừng rậm nhiệt đới :cây cối rậm, nhiều tầng
+Rừng ngập mặn :có bộ rễ nâng khỏi mặt đất
-Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lit ; của rừng rậm nhiệtđới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ) :đất phe-ra-lit và rừng rậm nhiệtđới phân bố chủ yếu ở vùng đồi , núi ; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ;rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển
-Biết 1 số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta:điều hòa khí hậu , cung cấp nhiều sản vật , đặc biệt là gỗ
*HS khá , giỏi :Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí
* GDBVMT :Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp và bảo vệ rừng
,trồng rừng
II Chuẩn bị:
- Thầy: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đấtchính ở Việt Nam - Phiếu học tập
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất
III Các hoạt động:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’ 2 Bài cũ: “Vùng biển nước ta”
- Biển nước ta thuộc vùng biển nào? - Học sinh chỉ bản đồ
- Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? - Học sinh trả lời
- Biển có vai trò như thế nào đối với
nước ta?
Giáo viên nhận xét Đánh giaù - Lớp nhận xét
1’ 3 Giới thiệu bài mới: “Đất và rừng” - Học sinh nghe
33’ 4 Phát triển các hoạt động:
10’ 1 Các loại đất chính ở nước ta
* Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Trang 19Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực
hành, trực quan
+ Bước 1:
- Giáo viên: Để biết được nước ta có
những loại đất nào → cả lớp quan sát
lược đồ
→ Giáo viên treo lược đồ - Học sinh quan sát
- Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu - Lược đồ phân bố các loại đất chính ở
- Phân bố ở miền núi
- Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèomùn, nhiều sét
- Thích hợp trồng cây lâu năm
- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa
chữa đến loại đất nào giáo viên đính
băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ
sẵn ở giấy A0)
* Đất phù sa:
- Phân bố ở đồng bằng
- Được hình thành do phù sa ở sông vàbiển hội tụ Đất phù sa nhìn chung tơixốp, ít chua, giàu mùn
- Thích hợp với nhiều cây lương thực,hoa màu, rau quả
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng
loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ)
- Học sinh đọc
- Sau đó giáo viên chốt ý - Học sinh lặp lại
10’ + Bước 3: - Hoạt động nhóm bàn
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực
quan, giảng giải
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của
mình để trả lời:
1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?
- Dựa vào vốn hiểu biết, SGK, quan sáttranh ảnh thảo luận trả lời
- Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá củađất nước nhưng nó chỉ có hạn
* GDBVMT:
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và
cải tạo đất?
1 Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ
2 Trồng luân canh, trồng các loại cây họđậu làm phân xanh
3 Làm ruộng bậc thang để chống xóimòn đối với những vùng đất có độ dốc
4 Thau chua, rửa mặn cho đất với những
Trang 20vùng đất chua mặn
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn
thiện câu hỏi
- Học sinh lắng nghe
→ Chốt đưa ra kết luận → ghi bảng - Học sinh theo dõi
9’ 3 Rừng ở nước ta
* Hoạt động 3:
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng
giải, trực quan
+ Bước 1:
+Chỉ vùng phânbố của rừng rậm nhiệt
đới và rừng ngập mặn trên lược đồ
_HS quan sát H 1, 2 , 3 à đọc SGK+Hoàn thành BT
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn
_GV sửa chữa – và rút ra kết luận
4’ 4 Vai trò của rừng
* Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động cá nhân, lớp
_GV nêu câu hỏi :
+Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người
dân phải làm gì ?
* Hoạt động 5: Củng cố
Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Giải thích trò chơi
- Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung
kiến thức vừa xây dựng
- Tổng kết khen thưởng
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc lại
1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh
về rừng
- Nhận xét tiết học
Trang 21Ngày / /
Tiết 7 : ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I Mục tiêu:
-Xác định và mô tả vị trí của nước ta trên bản đồ
-Biết hệ nthống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản :đặc d0iểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình , khí hậu Sông ngòi, đất, rừng
-Nêu tên và chỉ được vị trí 1 số dãy núi , đồng bằng, sông lớn ,các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ
- Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam
II Chuẩn bị:
- Thầy: Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên ViệtNam
- Trò: SGK, bút màu
III Các hoạt động:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’ 2 Bài cũ: “Đất và rừng”
- Học sinh trả lời1/ Kể tên các loại rừng ở Việt Nam vàcho biết đặc điểm từng loại rừng?2/ Tại sao cần phải bảo vệ rừng vàtrồng rừng?
Giáo viên đánh giaù
1’ 3 Giới thiệu bài mới: “Ôn tập” - Học sinh nghe → ghi tựa bài
30’ 4 Phát triển các hoạt động:
10’ * Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới
hạn phần đất liền của VN
- Hoạt động nhóm (4 em)
Phương pháp: Bút đàm, trực quan,
thực hành
+ Bước 1: Để biết được vị trí giới hạn
của nước, các em sẽ hoạt động nhóm
4, theo yêu cầu trong yếu → xác định
giới hạn phần đất liền của nước ta
- Giáo viên phát phiếu học tập có nội
dung
- Học sinh đọc yêu cầu
- Phiếu học tập in hình lược đồ khung + Tô màu để xác định giới hạn phần
Trang 22- Thảo luận nhiều nhóm nhưng giáo
viên chỉ chọn 6 nhóm đính lên bảng
bằng cách sau:
+ Điền các tên: Trung Quốc, Lào,Campuchia, Biển đông, Hoàng Sa,Trường Sa
+ Nhóm nào xong trước chạy lên đính
ngược bản đồ của mình lên bảng →
chọn 1 trong 6 tên đính vào bản đồ
lớn của giáo viên lần lượt đến nhóm
thứ 6
- Học sinh thực hành
⇒ Giáo viên: sửa bản đồ chính sau đó
lật từng bản đồ của từng nhóm cho
học sinh nhận xét
- Đúng học sinh vỗ tay
- Các nhóm khác → tự sửa
- Mời một vài em lên bảng trình bày
lại về vị trí giới hạn
- Học sinh lên bảng chỉ lược đồ trìnhbày lại
+ Bước 2 :
_GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện
phần trình bày
- Học sinh lắng nghe
Giáo viên chốt
8’ * Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên
Việt Nam
Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút
đàm
- Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào
bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/77) từng
đặc điểm như:
Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt
đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa
thay đổi theo mùa
Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới
sông dày đặc nhưng ít sông lớn
Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính:
đất pheralít và đất phù sa
Rừng: Đất nước ta có nhiều loại
rừng với sự đa dạng phong phú của
thực vật và động vật
- Thảo luận theo nội dung trong thăm,nhóm nào xong rung chuông chạynhanh đính lên bảng, nhưng khôngđược trùng với nội dung đã đính lênbảng (lấy 4 nội dung)
* Nội dung:
1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu 2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng
- Các nhóm khác bổ sung
- Học sinh từng nhóm trả lời viết trênbìa nhóm
4’ * Hoạt động 3 : Củng cố - Hoạt động cá nhân, lớp
- Em nhận biết gì về những đặc điểm
tự nhiên nước ta ?
- Học sinh nêu 1’ 5 Tổng kết - dặn dò:
Trang 23- Chuẩn bị: “Dân số nước ta”
- Nhận xét tiết học
Trang 24Ngày: / /
Tiết 8 : ĐỊA LÍ
DÂN SỐ NƯỚC TA
I Mục tiêu:
-Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam :
+Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới
+Dân số nước ta tăng nhanh
-Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh :gây nhièu lhó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành , chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế
-Sử dụng bản số liệu, biểu đồ để nhận biết 1 số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số
*HS khá , giỏi :Nêu 1 số VD cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở điạa phương
*GDBVMT : Ýù thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình nhằm góp
phần bảo vệ moi trường
II Chuẩn bị:
+ GV: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004
Biểu đồ tăng dân số
+ HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh
III Các hoạt động:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2 Bài cũ: “Ôn tập”.
- Nhận xét đánh giá
3 Giới thiệu bài mới: “Tiết địa lí hôm
nay sẽ giúp các em tìm hiểu về dân số
nước ta”
4 Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Dân số
Phương pháp: Quan sát, Đàm thoại.
+ Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số
liệu dân số các nước Đông Nam Á năm
2004và trả lời:
- Năm 2004, nước ta có số dân là bao
nhiêu?
- Số dân của nước ta đứng hàng thứ
+ Hát + Nêu những đặc điểm tự nhiên VN.+ Nhận xét, bổ sung
+ Nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Học sinh, trả lời và bổ sung
- 78,7 triệu người
- Thứ ba