0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

2/ Thổi hơi hô hấp nhân tạo :

Một phần của tài liệu AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP (Trang 125 -125 )

• Trước đây cũng đã có nhiều phương pháp thủ công để cấp cứu nạn nhân nhưng những năm gần đây, phương pháp hô hấp nhân tạo nhanh nhất và hữu hiệu nhất tại chỗ là thổi hơi vào phổi người bệnh. Hơi thổi từ lồng ngực người cấp cứu tuy chỉ có khoảng 16% khi oxy nhưng cũng đủ để duy trì sự sống.

• Có thể thổ hơi bằng cách :

• Miệng thổi miệng.

• Miệng thổi mũi

• Miệng thổi qua ống tiếp nối.

• Phương pháp này có ưu điểm là lượng khí thổi vào được nhiều, không gây tổn thương cho nạn nhân và thao tác lại rất đơn giản có thể tiếp thu nhanh chóng, đở mất sức.

• Nhược điểm : Có thể gây truyền nhiểm và cảm giác kinh tởm cho người cấp cứu. Để khắc phục điều đó, khi thổi không khí vào miệng nạn nhân có thể dùng vải màn, khẩu trang đặt lên miệng nạn nhân. Nếu có ống cao su thì động tác lại nhẹ nhàng và thuận tiện hơn.

Các động tác chính :

• 1. Đặt nạn nhân nằm ngữa, người cấp cứu một tay nâng cổ để đầu nạn nhân ngữa về sau, tay kia bịt hai lổ mũi, trán nạn nhân đẩy về phía sau, tư thế này miệng nạn nhân tự động há.

• 2. Người cấp cứu hít một hơi thật sâu, áp chặc miệng lên miệng đang há của nạn nhân thổi mạnh một luồng khí vào phổi nạn nhân. Mắt nhìn xem lồng ngực nạn nhân có nở ra không. Lồng ngực của nạn nhân phải dãn ra trông thấy lúc thổi hơi vào. Nếu không cần phải kiểm tra lại kỹ thuật và đường thở.

• 3. Rời miệng để thì thở xảy ra một cách thụ động. Hai tay vẫn trong tư thế trên để tiếp tục thổi lần tiếp. Người cấp cứu lại hít thật mạnh rồi lại thổi như cũ.

• Việc thổi khí vào cần làm 12 lần/phút đối với người lớn và 20 lần/phút đối với trẻ em ( tức là mỗi 5 giây 1 lần).

• Ngay sau khi xác nhận nạn nhân ngừng thở, cần phải tiến hành ngay : thổi 3- 5 lần vào lồng ngực nạn nhân sau đó xem lại mạch cổ và mạch bẹn của nạn nhân. Nếu mạch tốt, tiếp tục hô hấp nhân tạo đến khi người bệnh thở tự nhiên. Nếu không có mạch cần làm ngay động tác bóp tim ngoài lồng ngực.

• Nếu vì lý do nào đó không thổi vào được miệng nạn nhân thì phải bịt kín miệng để thổi mũi như nạn nhân vở hàm chẳng hạn ).

• Nếu thổi miệng không có hiệu quả thì chuyển sang phương pháp miệng thổi mũi. Lưu ý trong lúc để thì thở xảy ra thụ động phải giữ miệng người bệnh há rộng, giảm sức đề kháng của vùng mũi và nóc họng.

Một phần của tài liệu AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP (Trang 125 -125 )

×