Phương phá p:

Một phần của tài liệu An Toàn LAo động Trong Công Nghiệp (Trang 133)

• Vùng cần phải ấn trên lồng ngực là 1/3 dưới xương ức ( không chếch sang phải hoặc trái ).

• Gót bàn tay trái của người cấp cứu đặt trực tiếp lên vùng ấn, còn gót bàn tay kia đặt lên lưng bàn tay trái dùng sức nặng của người dồn thẳng góc qua cánh tay xuống xương ức, xương ức phải lún xuống 3 - 4 cm, không nên ấn mạnh quá. Khi ấn xuống cần giữ yên khoảng 0,5 giây để tim có thời gian tống máu ra rồi giảm nhanh sức ấn để lồng ngực phồng trở lại, tim giản ra tạo điều kiện cho máu trở về.

• Tần số bóp tim khoảng 60 lần/phút, tần số ấy tạm thích hợp cho tuần hoàn não. Trong thời gian bóp tim, lưu lượng máu của tim chỉ còn 25 - 30% lưu lượng bình thường. Do đó không thể ngưng động tác bóp tim quá vài giây.

• Điểm then chốt giữ bền sức của người cấp cứu là phải sử dụng lưng và sức nặng của mình để tạo nên sức ấn ( 40 - 60 kg ).

• Nếu chỉ có một người cấp cứu thì lần lược thao tác :

• Cứ 2-3 lần thổi ngạt, bóp tim 15 lần.

• Thổi vào miệng 2 lần, bóp tim 15 lần và tiếp tục chu kỳ thổi hơi , bóp tim.

• Nếu có 2 người cấp cứu : một người thổi hơi, một người bóp tim.

• Người thứ nhất thổi hơi 1 lần , người thứ hai bóp tim 5 lần và tiếp tục cho đến khi có kết quả.

• Đối với trẻ em :

• Người cấp cứu có thể thổi vào cả miệng lẫn mũi. Cần phải hạn chế sức thổi (trẻ em dưới 1 tuổi chỉ cần phà hơi là đủ. (nhịp tim ở trẻ em là 100 lần/phút trở lên tuỳ theo lứa tuổi ).

Một phần của tài liệu An Toàn LAo động Trong Công Nghiệp (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)