Làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang năng suất lao động thường bị

Một phần của tài liệu An Toàn LAo động Trong Công Nghiệp (Trang 77)

quang năng suất lao động thường bị giảm so với ánh sáng đèn dây tóc khi bảo đảm cùng một tiêu chuẩn chiếu sáng.

Giá thành cao, sử dụng và bảo quảnphức tạp hơn dùng đèn dây tóc. phức tạp hơn dùng đèn dây tóc.

Thiết kế chiếu sáng : là tìm ra phương thức và giải pháp chiếu sáng nhằm bảo đảm yêu cầu ánh sáng cho lao động trong phòng tốt nhất mà lại kinh tế nhất. Có 3 phương thức chiếu sáng cơ bản sau đây :

Phương thức chiếu sáng chung :

 Trong phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên tòan bộ các mặt phẳng lao động.. Dùng trong trường hợp những phòng lao động không đòi hỏi nhiều ánh sáng, không đòi hỏi nghiêm khắc đến hướng của ánh sáng, có mật độ chỗ lao động cao, có cùng một loại công việc nhất định.

Phương thức chiếu sáng cục bộ

 Chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng có một độ sáng khác nhau. Dùng trong trường hợp trong phòng có những khu vực lao động cần có độ sáng cao hơn so với toàn phòng, có yêu cầu hướng của ánh sáng đối với từng vị trí lao động hoặc trong phòng có những nhóm lao động tập trung, thiết bị bố trí cố định.

Phương thức chiếu sáng hổn hợp

 Là phương thức chiếu sáng chung có bổ sung thêm những đèn cần thiết để đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của công nhân, yêu cầu hướng của ánh sáng phải thay đổi trong quá trình làm việc hoặc có những vị trí ánh sáng chung bị thiết bị hay cấu tạo của phòng che lấp, mật độ lao động của phòng không cao.

Bố trí đèn :

 Bố trí đối xứng : bảo đảm ánh sáng đều nhưng tốn điện. 

 Bố trí không đối xứng : có quan tâm đến việc sắp đặt thiết bị, chỗ làm việc, chỗ kiểm tra thường được dùng trong các phân xưởng bố trí thiết bị không đều. Bố trí theo phương pháp này tiết kiệm được điện.

 Xác định khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn Hc . Phụ thuộc vào kiểu đèn và cách bố trí đèn mà tỷ số L/Hc có thể lấy từ 1 - 2 khi bố trí theo hình chữ nhật. 1,7 - 2,5 khi bố trí theo hình thoi.

 Độ cao treo đèn : Hc = H - hc - hp (m)

 H : chiều cao từ sàn nhà đến trần (m)

 hc : chiều cao từ trần đến đèn (m)

 hp : chiều cao từ sàn đến bề mặt làm việc (m). Hc thường lấy từ (0,2-0,25)H

 Để tránh chói mắt khi đèn có công suất nhỏ hơn 200W, độ cao từ sàn nhà đến đèn không được nhỏ hơn 2,5 - 4 m. Công suất lớn hơn 200W, không được nhỏ hơn 4 - 6 m

 Dựa vào tỷ số L/Hc xác định được L

 Khoảng cách dãy đèn ngoài cùng đến tường có thể lấy Lc = (1/2 - 1/3)L

 Khi La = Lb có thể xác định số đèn cần thiết theo công thức :

S

n = ---L2 L2

 Ví dụ:

 Cho một phòng làm việc hình chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Chiều cao từ sàn đến tràn 4m.

 Tính số đèn cần thiết để chiếu sáng đều cho phòng. Đảm bảo

đủ sáng cho cho công việc bình thường.

 Biết:  Chiều cao từ sàn đến mặt phẳng làm việc là 0,7m.  Chiều cao từ đèn đến trần là 0,1m  Dùng đèn huỳnh quang 1,2m, công suất mỗi bóng đèn là 100W  Tỷ lệ L/Hc = 1  Bố trí đèn theo kiểu đối xứng.

Bài giải  Ta có: Hc = H – Hp – Hc = 4 – 0,75 – 0,2 = 3,05 m  L = 1 x Hc = 1 x 3,1 = 3,1 s 60  N = --- = --- = 6,5 ≈ 7 L2 9,3 Do phải bố trí đèn kiểu đối xứng nên ta chọn 8 đèn. Đáp số: Cần 8 bóng đèn để bố trí đối xứng.

PHẦN 5

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu An Toàn LAo động Trong Công Nghiệp (Trang 77)