1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ontap sinh 11 hk ii

53 281 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC BÀI 1. TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT Câu 1: Câu nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với đời sống của cây? A. Dung môi hòa tan các chất khoáng. B. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. C. Điều hòa hoạt động các enzim. D. Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Câu 2: Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước? A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. B. Có khả năng ăn sâu và rộng. C. Có khả năng hướng nước. D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút. Câu 3: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua: A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì. C. tế bào biểu bì. D. tế bào nhu mô vỏ. Câu 4: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào? A. Con đường qua thành tế bào - không bào. B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào. C. Con đường qua không bào – gian bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào. Câu 5: Nước và ion khoáng hấp thụ vào rễ cây nhanh và không được chọn lọc theo con đường nào sau đây? A. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào. B. Con đường qua không bào – gian bào. C. Con đường qua thành tế bào - gian bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào. Câu 6: Đặc điểm nào của tế bào lông hút không thích nghi với chức năng hấp thụ nước A. Số lượng tế bào lông hút nhiều, dễ bị tiêu biến trong môi trường axit, thiếu ôxi. B. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. C. Có một không bào trung tâm lớn. D. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. Câu 7: Vận chuyển nước trong thân cây chủ yếu qua con đường nào? A. Con đường qua thành tế bào - gian bào. B. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào. C. Con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. D. Con đường qua mạch rây từ rễ lên lá. Câu 8: Vận chuyển nước trong thân cây chủ yếu qua con đường nào? A. Con đường qua mạch rây từ rễ lên lá. B. Con đường ngang từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Con đường ngang từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. Câu 9: Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ động lực nào có vai trò chính? A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. B. Lực đẩy của rễ. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. D. Lực khếch tán của nước khi có sự chênh lệch về nồng độ. Câu 10: Đặc điểm của tế bào lông hút có liên quan đến quá trình hô hấp của rễ là A. áp suất thẩm thấu rất cao. B. có không bào trung tâm rất lớn. C. thành tế bào mỏng. D. số lượng tế bào lông hút nhiều. . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -1- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tt) Câu 1: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi: A. đưa cây ra ngoài sáng. B. tưới nước cho cây. C. bón phân cho cây. D. đưa cây vào trong tối. Câu 2: Thoát hơi nước qua lá qua những con đường nào? A. Qua khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu. B. Qua khí khổng là thứ yếu và lớp cutin là chủ yếu. C. Qua lớp biểu bì là chủ yếu và qua lông hút là thứ yếu. D. Qua mạch gỗ là chủ yếu và qua mạch rây là thứ yếu. Câu 3: Con đường thoát hơi nước nào ở lá không được điều chỉnh? A. Qua tầng biểu bì. B. Qua khí khổng. C. Qua tầng cutin. D. Qua mạch gỗ. Câu 4: Nhân tố nào có liên quan trực tiếp làm đóng mở khí khổng? A. Lượng nước trong cây. B. Lượng ánh sáng. C. Nhiệt độ không khí. D. Độ ẩm của đất. Câu 5: Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh A. sự điều hòa thân nhiệt của cây. B. sự đóng mở khí khổng. C. sự điều hòa quá trình sinh lí trong cây. D. sự tổng hợp lớp cutin của tế bào biểu bì. Câu 6: Khi hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng thì A. lượng nước trong tế bào khí khổng tăng lên làm mở khí khổng. B. lượng nước trong tế bào khí khổng ra ngoài làm khí khổng mở. C. tế bào khí khổng mất nước khí khổng đóng. D. tế bào khí khổng trương nước khí khổng mở. Câu 7: Thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây? A. Tạo ra lực hút nước ở rễ. B. Giảm nhiệt độ cho lá. C. Tạo điều kiện cho CO 2 khuếch tán vào lá. D. Giúp các quá trình sinh lí của cây diễn ra bình thường. Câu 8: Khi nói về cân bằng nước của cây điều nào sau đây không đúng? A. Khi lượng nước hập thụ vào bằng lượng nước thoát ra thì cây cân bằng nước. B. Khi lượng nước hấp thụ vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây chết. C. Khi lượng nước hấp thụ vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra thì cây mất cân bằng nước, lá héo. D. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu nước hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. Câu 9: Nhân tố ngoại cảnh nào vừa ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ vừa ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Dinh dưỡng khoáng. Câu 10: CO 2 được hấp thụ vào cây trong trường hợp A. cây cần CO 2 để quang hợp. B. cây hấp thụ nhiều nước. C. cây mở khí khổng để thoát hơi nước. D. cây hô hấp ở lá mạnh. BÀI 3. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT Câu 1: Chất nào sau đây thuộc nhóm khoáng đại lượng? A. Nitơ, photpho, sắt. B. Kali, canxi, mangan. C. Lưu huỳnh, magiê, nitơ. D. Bo, Clo, Kẽm. Câu 2: Chất nào sau đây thuộc nhóm khoáng vi lượng? A. Nitơ, photpho, sắt. B. Kali, canxi, mangan. C. Lưu huỳnh, magiê, nitơ. D. Bo, Clo, Kẽm. . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -2- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC Câu 3: Nguyên tố khoáng nào chủ yếu đóng vai trò cấu trúc tế bào? A. Nitơ, photpho, lưu huỳnh. B. Nitơ, canxi, sắt. C. Sắt, đồng, kẽm. D. Mangan, Clo, kali. Câu 4: Nguyên tố khoáng nào chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim? A. Nitơ, photpho, lưu huỳnh. B. Mangan, Bo, sắt. C. Sắt, đồng, Magiê. D. Mangan, Clo, kali. Câu 5: Nguyên tố nào là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng? A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt. Câu 6: Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng? A. Muối khoáng được hấp thụ từ đất vào cây qua 2 cơ chế là thụ động và chủ động. B. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng gọi là cơ chế thụ động. C. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ ngược chiều građien nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế chủ động. D. Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, không cần tiêu tốn năng lượng gọi là là chế thụ động. Câu 7: Nồng độ Ca 2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca 2+ bằng cách nào? A. Hấp thụ thụ động. B. Hấp thụ chủ động. C. Khuếch tán. D. Thẩm thấu. Câu 8: Muối khoáng được vận chuyển chủ yếu theo con đường A. thành tế bào – gian bào. B. chất nguyên sinh – không bào. C. mạch gỗ từ dưới lên. D. mạch rây từ trên xuống. BÀI 4. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT (tt) Câu 1: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ trong đất ở dạng nào? A. nitrat ( 3 NO − ) và amôni ( 4 NH + ). B. Nitơ tự do (N 2 ) và nitrat ( 3 NO − ). C. amôni ( 4 NH + ) và Nitơ tự do (N 2 ). D. NH 3 , 3 NO − , 4 NH + . Câu 2: Đặc điểm nào của bộ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ khoáng? A. Rễ ăn sâu, lan rộng. B. Rễ có khả năng hướng nước. C. Trên rễ có rất nhiều tế bào lông hút. D. Phát triển nhanh về bề mặt tiếp xúc. Câu 3: Nội dung nào sau đây nói không đúng về vai trò của nitơ? A. Tham gia vào thành phân các enzim và hoocmôn B. Điều tiết các quá trinh sinh lí, hóa sinh trong tế bào và cơ thể. C. Thành phần cấu tạo các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,…) D. Không quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng. Câu 4: Quan sát sơ đồ chưa hoàn chỉnh về chuyển hóa nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn: Chất hữu cơ (A) 4 NH + (B) 3 NO − . Để quá trình xảy ra hoàn chỉnh thì (A) và (B) lần lượt là gì? A. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn amôn hóa. C. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn. D. Vi khuẩn nitrogenaza, vi khuẩn azotobacter Câu 5: Quá trinh cố định nitơ trong khí quyển nhờ các loại vi khuẩn tự do nào? A. Azotobacter, anabaena. B. Rhizobium, anabaena azollae. C. Rhizobium, anabaena. D. Azotobacter, anabaena azollae. Câu 6: Quá trinh cố định nitơ trong khí quyển nhờ các loại vi khuẩn cộng sinh nào? . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -3- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC A. Azotobacter, anabaena. B. Rhizobium, anabaena azollae. C. Rhizobium, anabaena. D. Azotobacter, anabaena azollae. Câu 7: Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện của quá trình cố định nitơ trong khí quyển? A. Có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh. B. Có cung cấp ATP. C. Điều kiện môi trường kị khí. D. Có enzim khử - ređuctaza. Câu 8: N N≡ → NH ≡ NH → NH 2 – NH 2 → 2NH 3 . Đây là sơ đồ thu gọn chưa đầy đủ của quá trình nào sau đây? A. Cố định nitơ trong cây. B. Cố định nitơ trong khí quyển. C. Đồng hóa NH 3 trong cây. D. Đồng hóa NH 3 trong khí quyển. Câu 9: Quá trình khử 3 NO − cần có sự tham gia của loại enzim nào sau đây? A. ređuctaza. B. nitrogenaza. C. feređoxin. D. protêaza. Câu 10: Khi trong cây bị NH 3 tích lũy nhiều gây ngộ độc, phản ứng nào sau đây giúp cây tồn tại? A. Axít hữu cơ + NH 3 + 2H + → Axít amin. B. Axít đicacbôxilic + NH 3 + 2H + → Amit. C. Axít piruvic + NH 3 + 2H + → Alanin + H 2 O. D. Axit fumaric + NH 3 → Aspactic + H 2 O. Câu 11: Quá trình khử 3 NO − ( 3 NO − → 4 NH + ): A. thực hiện ở trong cây. B. là quá trình ôxi hóa nitơ trong không khí. C. thực hiện nhờ enzim nitrogenaza. D. bao gồm phản ứng khử 2 NO − thành 3 NO − BÀI 5. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT (tt) Câu 1: Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này? A. P, K, Fe. B. S, P, K. C. N, K, Mn. D. N, Mg, Fe. Câu 2: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ, nội dung nào sau đây là không hợp lí? A. Đất chua lại nghèo dinh dưỡng, do các ion khoáng bị H + thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở trạng thái tự do dễ bị rữa trôi. B. Môi trường đất thoáng khí làm tăng cường hô hấp rễ tạo điều kiện tốt cho hấp thụ nước và dinh dưỡng khoáng. C. Độ ẩm đất cao làm lông hút rễ dễ tiêu biến, giảm bề mặt tiếp xúc của rễ ảnh hưởng xấu đến trao đổi nước và khoáng. D. Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt với quá trình quang hợp và trao đổi nước. Câu 3: Để bón phân đủ lượng cho cây trồng ta căn cứ vào: A. nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất, hệ số sử dụng phân bón. B. dấu diệu bên ngoài của lá cây. C. bón thúc, bón lót, bón qua lá của cây. D. đúng loại, đúng lượng, đúng cách, đúng lúc. Câu 4: Để bón phân đúng thời kì cho cây trồng ta căn cứ vào: A. nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất. B. dấu diệu bên ngoài của lá cây. C. bón thúc, bón lót, bón qua lá của cây. D. đúng loại, đúng lượng, đúng cách, đúng lúc. Câu 5: Cách bón phân cho cây gồm có: . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -4- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC A. nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất, hệ số sử dụng phân bón. B. dấu diệu bên ngoài của lá cây. C. bón thúc, bón lót, bón qua lá của cây. D. đúng loại, đúng lượng, đúng cách, đúng lúc. Câu 6: Trong phương pháp bón phân hợp lí cho cây trồng, để xác định đúng loại phân bón cho cây ta dựa vào: A. từng loại cây trồng và giai đoạn phát triển của cây. B. hệ số sử dụng phân bón. C. khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất. D. nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. BÀI 7, 8 Câu 1: Quang hợp mạnh nhất khi tiếp nhận ánh sáng có màu: A. lục B. vàng C. lam D. đỏ Câu 2: Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Calvin: A. năng lượng ánh sáng B. CO 2 C. H 2 O D. ATP Câu 3: Các thực vật nào sau đây được cố định bằng con đường CAM? A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng B. Dứa, mía, xương rồng C. Lúa, khoai, sắn D. Lúa, dứa, mía Câu 4: Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng nhưng chúng cũng không thường xảy ra vào ban đêm. Tại sao? A. Trời quá lạnh về đêm để các phản ứng này diễn ra B. Nồng độ CO2 giảm về đêm C. Chu trình Calvin phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng. D. Về đêm cây không thế sản xuất được nước cần thiết cho chu trình Calvin. BÀI 9. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP Câu 1. Phát biểu nào không đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp? A. CO 2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. B. Cường độ ánh sáng càng tăng cao thì cường độ quang hợp tăng mạnh. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối. D. Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cấp H + và êlectron cho phản ứng sáng. Câu 2. Chọn đáp án để hoàn thành câu sau đây: Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp…………. ; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp……………………. A. Tăng dần/giảm dần B. Giảm dần/tăng dần C. Tăng dần/tăng dần D. Giảm dần/giảm dần Câu 3. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại được gọi là A. điểm bão hòa ánh sáng B. điểm bù ánh sáng C. điểm bù quang hợp D. điểm dừng quang hợp Câu 4. Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp không chỉ ở cường độ mà còn ở thành phần quang phổ của ánh sáng đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng A. xanh lục B. vàng C. đỏ D. xanh tím BÀI 10. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG Câu 1. Để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng, nhà Sinh lý thực vật người Nga, Nhitriporovich, đã đưa ra biểu thức sau: N kt = (F CO2 . L. K f ,. K kt ). n (tấn/ha) Biện pháp kĩ thuật hiệu quả nhất nhằm tăng hệ số F CO2 trong biểu thức trên là . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -5- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC A. chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao B. bón phân, tưới nước và trồng với mật độ hợp lí C. chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, hoặc trồng vào vụ thích hợp D. trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo Câu 2. Năng suất sinh học là A. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây B. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây C. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây D. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây Câu 3. Năng suất kinh tế là A. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với đời sống con người B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với đời sống con người C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với đời sống con người D. một phần năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với đời sống con người Câu 4. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng? A. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất cây trồng B. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất cây trồng C. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất cây trồng D. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng BÀI 11, 12, 15 1. Đường phân xảy ra ở A. tế bào chất. B. ti thể. C. lục lạp. D. nhân tế bào. 2. Đường phân là quá trình phân giải A. axit piruvic đến axit lactic B. axit piruvic đến rượu êtilic. C. glucôzơ đến axit piruvic D. glucôzơ đến rượu êtilic. 3. Bao nhiêu ATP được hình thành từ 1 phân tử glucose bị phân giải trong đường phân? A. 1 ATP. B. 2 ATP. C. 36 ATP. D. 38 ATP. 4. Phân giải kị khí diễn ra theo con đường lên men rượu có sản phẩm là A. rượu êtilic và khí CO 2 . C. axit lactic và khí CO 2 . B. rượu êtilic và khí O 2 . D. axit lactic và khí O 2 . 5. Phân giải kị khí diễn ra theo con đường lên men lactic có sản phẩm là A. rượu êtilic. C. axit axêtic. B. khí CO 2 . D. axit lactic. 6. Chu trình Crep trong hô hấp hiếu khí xảy ra ở A. màng trong nguyên sinh chất. B. chất nền của ti thể. C. màng trong của ti thể. D. diệp lục. 7. Một phân tử glucôzơ qua phân giải hiếu khí giải phóng A. 1 phân tử CO 2 . B. 3 phân tử CO 2 . . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -6- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC C. 6 phân tử CO 2 . D. 36 phân tử CO 2 . 8. Phân giải hiếu khí và kị khí có giai đoạn nào giống nhau? A. Đường phân. B. Lên men. C. Hô hấp hiếu khí. D. Chuỗi chuyền electron. 9. Một phân tử glucose khi hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng năng lượng là: A. 2 ATP. B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38 ATP. 10. Nhiệt độ tối thích là gì? A. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu hô hấp B. Nhiệt độ mà ở đó cây bắt đầu giảm cường độ hô hấp. C. Nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp với cường độ cao nhất D. Khoảng nhiệt độ mà ở đó cây hô hấp bình thường. 11 Nếu tăng nồng độ CO 2 trong không khí thì hô hấp giảm. Nguyên nhân chủ yếu là: A.Nồng độ CO 2 tăng làm giảm nồng độ O 2 . B. Nồng độ CO 2 tăng làm tăng nồng độ O 2 . C. Nồng độ CO 2 tăng làm cho quá trình thải CO 2 của cơ thể tăng D. Nồng độ CO 2 cao trong môi trường ức chế thải CO 2 của cơ thể 12. Các loại quả: cam, xoài, nho, lê bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả cao? A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO 2 cao. B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO 2 cao. C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh. D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO 2 cao 13. Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa diễn ra ở: A. Bên ngoài tế bào B. Bên trong tế bào C. Bên ngoài cơ thể D. Bên trong cơ thể 14. Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào? A. Trùng biến hình B. Thủy tức C. Giun D. Côn trùng 15. Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Trùng biến hình B. Thủy tức C. Giun D. Chim 16. Hình thức tiêu hóa ở ruột khoang là: A. Tiêu hóa nội bào B. Tiêu hóa cơ học và hóa học trong túi tiêu hóa C. Tiêu hóa trong ống tiêu hóa D. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào trong túi tiêu hóa 17. Hệ số hô hấp (RQ) là gì? A. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích lũy ở dạng ATP, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ. B. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng thoát ra ở dạng nhiệt khi phân giải 1 phân tử glucôzơ. C. Là tỉ số giữa phân tử C0 2 hút vào với số phân tử O 2 thải ra khi hô hấp D. Là tỉ số giữa phân tử C0 2 thải ra với số phân tử O 2 hút vàokhi hô hấp 18. Nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô hấp trong khoảng nào? A. 10 o C- 20 o C B. 35 o C- 40 o C C. 15 o C- 25 o C D. 0 o C- 10 o C 19. Quá trình hô hấp ở thực vật là gì? A. Là quá trình hấp thụ khí O 2 , thải khí CO 2 của thực vật B. Là quá trình hấp thụ O 2 , tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể C. Là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H 2 O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết D. Là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -7- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC 20. Hô hấp sáng xảy ra ở các bào quan: A. lục lạp, perôxixôm và ti thể B. chất nền của ti thể, perôxixôm và nhân tế bào C. tế bào chất, lục lạp và ti thể. D. tế bào chất, perôxixôm và ti thể. BÀI 18 - 19: TUẦN HOÀN MÁU Câu 1: Hệ tuần hở có ở các động vật ? A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. B. Giun tròn, cá, da gai. C. Chân khớp, thân mềm. D. Cá, giun tròn, thân mềm. Câu 2: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. Câu 3: Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không có gì" nghĩa là gì ? A. Cơ tim co bóp suốt đời cho đến khi chết. B. Khi cơ tim co bóp sẽ đưa tất cả máu trong hai tâm thất vào hệ động mạch; khi tim nghỉ tâm thất không chứa lượng máu nào. C. Khi tim còn đập thì cơ thể tồn tại, nếu tim ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết đi. D. Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa. Câu 4: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ đâu ? A. Năng lượng co tim. B. Dòng máu chảy liên tục. C. Co bóp của mạch. D. Sự va đẩy của các tế bào máu. Câu 5: Người mắc chứng huyết áp cao, khi đo huyết áp cực đại phải lớn hơn giá trị nào? A. 150mm Hg. B. 130mm Hg. C. 120mm Hg. D. 80mm Hg. Câu 6: Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện lan truyền theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ - bó His - nút nhĩ thất - mạng Puôckin - tâm nhĩ co - tâm thất co. B. Nút xoang nhĩ - tâm nhĩ - nút nhĩ thất - bó His - mạng Puôckin - tâm nhĩ co - tâm thất co. C. Nút nhĩ thất -nút xoang nhĩ - tâm nhĩ co - tâm thất co D. Nút nhĩ thất - nút xoang nhĩ - Bó His - mạng Puôckin - tâm nhĩ co - tâm thất co. Câu 7: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do: A. tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. B. tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. C. hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin. D. được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp. Câu 8: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp? A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp. Câu 9: Huyết áp cao nhất trong và máu chảy chậm nhất trong . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -8- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC A. các tĩnh mạch các động mạch. B. các động mạch các mao mạch. C. các động mạch các tĩnh mạch. D. các tĩnh mạch cá động mạch. Câu 10. Nhóm ĐV hô hấp có hiệu suất trao đổi khí cao nhất là: A. lưỡng cư. B. bò sát. C. chim. D. thú. Câu 12. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim, thú chủ yếu nhờ: A. các cơ HH. B. cơ hoành. C. các cơ trơn. D. cơ tim. Câu 13. Khi hít vào, cơ hoành: A. dãn và nâng lên. B. dãn và hạ xuống. C. co và nâng lên. D. co và hạ xuống. Câu 14. Máu của tôm có màu: A. hồng. B. xanh nhạt. C. đỏ. D. không màu. Câu 15. Điều KHÔNG ĐÚNG về ưu điểm của HTH kín so với HTH hở là: A. áp lực cao. B. tốc độ máu chảy nhanh. C. lượng máu rất lớn. D. điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh. Câu 16. Trong VTH lớn của HTH kép , máu theo tĩnh mạch trở về tim là máu: A. giàu O 2 . B. nghèo O 2 . C. giàu CO 2 . D. nghèo dinh dưỡng. Câu 17. Trong VTH nhỏ của HTH kép , máu theo tĩnh mạch phổi trở về tim là máu: A. giàu O 2 . B. nghèo O 2 . C. giàu CO 2 . D. nghèo dinh dưỡng. Câu 18. Trong HTH của người, nồng độ O 2 trong máu giảm dần theo thứ tự: A. mô TB  TM  tim. B. không khí  máu rời phổi  các mô TB. C. máu tâm thất  ĐMC  mô TB. D. máu tâm nhĩ  ĐM phổi  phổi. Câu 19. Có những cấu trúc, những đặc điểm và quá trình liên quan đến trao đổi khí: 1. hemoglobin và các sắc tố H khác. 2. bề mặt mỏng, ẩm ướt. 3. khuếch tán. 4. hồng cầu. 5. phổi và mang. 6. không khí và nước có O 2 . Những cáu trúc, những đặc điểm và những quá trình cần thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật là: A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 6. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 6. Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói: để giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao, cơ quan HH của đa số các loài ĐV cần: A. có hệ thống ống khí phân nhánh tới các tế bào. B. bề mặt TĐK rộng ( tỉ lệ giữa diện tích bề mặt TĐK và thể tích cơ thể lớn), có nhiều mao mạch và máu có sắc tố HH. C. bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt giúp O 2 và CO 2 dề dàng khuếch tán qua. D. có sự lưu thông khí ( nước và không khí lưu thông ) tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O 2 , CO 2 để khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt TĐK. BÀI 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN Câu 1) Nhận định nào dưới đây về hoạt động của tim là không đúng? A. Tim hoạt động theo nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì”. B. Mỗi chu kì tim được bắt đầu bằng pha dãn chung. C. Tim hoạt động có tính chu kì. D. Ở đa số động vật, nhịp tim/ phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Câu 2) Trình tự dẫn truyền xung thần kinh như sau: A. Nút nhĩ thất → Nút xoang nhĩ → Mạng Puốckin → Bó His B. Bó His → Mạng Puốckin → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất C. Mạng Puốckin → Bó His → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -9- S Ở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC D. Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Puốckin Câu 3) Chu kì hoạt động của tim tuân theo trình tự sau: A. Pha co tâm nhĩ (0.1s) → pha co tâm thất (0.3s) → pha dãn chung (0.4s) B. Pha co tâm thất (0.3s) → Pha co tâm nhĩ (0.1s) → pha dãn chung (0.4s) C. Pha dãn chung (0.4s) → Pha co tâm thất (0.3s) → Pha co tâm nhĩ (0.1s) D. Pha co tâm nhĩ (0.1s) → Pha dãn chung (0.4s) → Pha co tâm thất (0.3s) Câu 4) Huyết áp là gì? A. Độ giãn của động mạch khi tim co. B. Áp lực máu tác động lên thành mạch. C. Vận tốc máu trong động mạch. D. Là tỉ lệ giữa nhịp đập tim và nhịp thở hệ hô hấp. Câu 5) Ở người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là: A. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg B. 120 – 140 mmHg và 100 – 110 mmHg C. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg D. 100 – 110 mmHg và 120 – 140 mmHg Câu 6) Sự giảm dần huyết áp trong hệ mạch là do: A. Tương ứng với chu kì hoạt động của tim. B. Sự ma sát giữa máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. C. Do sức ép của thành mạch lên lưu lượng máu. D. Do sự ma sát giữa các phân tử máu. Câu 7) Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào cơ thể: A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch. B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch. C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch. D. Tim phải cho bóp theo chu kì. Câu 8) Vận tốc máu giảm dần từ: A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. C. Mao mạch → động mạch → tĩnh mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Câu 9) Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi: A. Huyết áp giảm. B. Nồng độ CO 2 tăng. C. Huyết áp giảm và nồng độ CO 2 tăng. D. Huyết áp giảm và nồng độ CO 2 giảm. BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI Câu 1) Cân bằng nội môi là trạng thái A. môi trường bên trong cơ thể được duy trì ở trạng thái cân bằng và ổn định. B. cân bằng về nồng độ các ion bên trong tế bào và dịch ngoại bào. C. Cơ thể duy trì trạng thái cân bằng nước và muối khoáng. D. Nồng độ các chất bên trong cân bằng với các chất bên ngoài. Câu 2) Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau: . . BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -10- [...]... rễ dài ra là nhờ hoạt động của: A Mô phân sinh lóng B Mô phân sinh bên C Mô phân sinh đỉnh D.Mô phân sinh cành Câu 4 Loại mô phân sinh không có ở cây Phượng là: A Mô phân sinh lóng B Mô phân sinh bên C Mô phân sinh đỉnh rễ D Mô phân sinh đỉnh thân Câu 5 Nhân tố bên ngoài có vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây là : A Ánh sáng B... phân sinh không có ở cây hai lá mầm là: A Mô phân sinh đinh rễ B Mô phân sinh đỉnh thân C Mô phân sinh lóng D Mô phân sinh bên Câu 7 Nhận định nào sau đây là đúng? BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -15- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC A Đa số cây 1 lá mầm có hình thức sinh trưởng sơ cấp, các bó mạch trong thân xếp lộn xộn B Đa số cây 2 lá mầm có hình thức sinh. .. A hình thức sinh sản cá thể con được tạo ra từ lá của cây B hình thức sinh sản cá thể con được tạo ra từ một phần của thân cây C hình thức sinh sản cá thể con được tạo ra từ rễ của cây D hình thức sinh sản cá thể con được tạo ra từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ Câu 4: Có thể phân chia sự sinh sản của thực vật thành các hình thức: A Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính B Sinh sản bằng... thực vật thành các hình thức: A Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính B Sinh sản bằng bào tử và sinh sản hữu tính C Sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính D Sinh sản vô tính, sinh sản bằng bào tử Câu 5: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc hình thức sinh sản vô tính? A Sự phân đôi B Sự nảy chồi C Sự tiếp hợp D Sinh sản bằng bào tử Câu 6: Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành? A Vì dễ trồng,... trình sinh trưởng của cơ thể B kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể C kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực D kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái Câu 4 Tiroxin được sản sinh ra ở: A tuyến giáp B tuyến yên C tinh hoàn D buồng trứng BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11. .. sự thay đổi: A đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra B từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra C đột ngột về hình thái,cấu tạo và sinh lí của động vật trước khi sinh ra D từ từ về hình thái cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành Câu 4 Sinh trưởng và phát triển ở động vật qua biến thái... có hình thức sinh trưởng thứ cấp, các bó mạch trong thân xếp lộn xộn D Đa số cây 2 lá mầm có hình thức sinh trưởng thứ cấp, các bó mạch trong thân xếp lộn xộn Câu 8 Tại sao sinh trưởng thứ cấp làm cây to và lớn lên? A Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ B Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ C Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ D Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh Câu 9 Yếu... năng sinh dục BÀI 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT Câu 1 Lá mới hình thành từ: A mô phân sinh chóp ngọn của thân B tầng sinh mạch C chồi bên D vỏ trụ Câu 2 Cành bên và hoa xuất phát từ: A lớp sinh bần B tầng sinh mạch C chồi bên D nội bì Câu 3 Mô phân sinh chóp ngọn cắt từ một cây đem nuôi trong môi trường dinh dưỡng sẽ phát triển thành: A thân cây B tất cả mô của cây C chỉ thân và lá D mô phân sinh. .. B Hai C Ba D Tám BÀI 44 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BỘ TRẮC NGHIỆM CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG SINH HỌC 11 NC -22- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG BỘ MÔN SINH HỌC Câu 1 Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà: A một cá thể tạo ra một hay nhiều cá thể giống hệt mình và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng B một cá thể sinh ra nhiều cá thể mới gần giống mình C một cá thể sinh ra một hay nhiều cá... hiện ở các cơ quan sau: A cơ quan sinh dưỡng của rễ, thân, lá đang sinh trưởng mạnh B cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt khi còn non C cơ quan sinh dưỡng khi còn non và trưởng thành D cơ quan đang hóa già Câu 7 Xitokinin có vai trò trong sinh trưởng ở thực vật chủ yếu là: A kích thích nguyên phân ở mô phân sinh làm chậm sinh trưởng chồi bên B kích thích nguyên phân ở mô phân sinh, phát triển chồi bên, làm . tính B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính D. Sinh sản vô tính, sinh sản bằng bào tử Câu 5: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc hình thức sinh sản. phân sinh lóng. B. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh đỉnh. D.Mô phân sinh cành. Câu 4. Loại mô phân sinh không có ở cây Phượng là: A. Mô phân sinh lóng. B. Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh. Tại sao sinh trưởng thứ cấp làm cây to và lớn lên? A. Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ. B. Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ. C. Do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. D.

Ngày đăng: 21/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w