SinhTrưởng Và Phát Triển

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 39 - 43)

Câu 1: Thế nào là phát triển ở thực vật?

A. Là quá trình tăng trưởng về số lượng tế bào. B. Là quá trình tăng trưởng về khối lượng của tế bào. C. Là quá trình cây phân chia lớn lên.

D. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

Câu 2: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm?

A. Nảy mầm→sinh trưởng mạnh→ra hoa→tạo quả→quả chín. B. Nảy mầm→mọc lá→ra hoa→tạo quả→quả chín.

C. Mọc lá→sinh trưởng mạnh→ra hoa→tạo quả→quả chín.

D. Nảy mầm→mọc lá→sinh trưởng mạnh→ra hoa→tạo quả→quả chín.

Câu 3: Hình thức sinh trưởng ở cây một lá mầm?

A. Sinh trưởng sơ cấp. B. Sinh trưởng thứ cấp.

Câu 4: Hình thức sinh trưởng ở cây 2 lá mầm

A. Sinh trưởng sơ cấp. B. Sinh trưởng thứ cấp.

C. Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sin trưởng thứ cấp ở phần thân trưởng thành D. Sinh trưởng sơ cấp ở thân trưởng thành và sinh trưởng thứ cấp ở thân non.

Câu 5: Chất nào là chất kìm hãm sin trưởng?

A. Êtilen. B. Axit abxixic. C. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ. D. Cả A, B, C đúng.

Câu 6: Êtilen có tác dụng kích thích

A. làm chậm quá trình già của tế bào. B. sự nảy mầm của hạt.

C. sự rụng lá, khi hoa già, quả đang chín. D. sinh trưởng chiều cao của cây.

Câu 7: Chất nào không phải là chất kích thích sinh trưởng?

A. GA. B. Auxin. C. Xitôkinin. D. ABA, ATIB, MH.

Câu 8: Chất diệt cỏ có tác dụng gì?

A. Kìm hãm quang hợp, ngừng trệ quá trình phân bào. B. Phá hại màng tế bào và màng sinh chất.

C. Xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp của cỏ. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Các nguyên tắc khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng

A. Nồng độ sử dụng tối thích. B. thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu. C. Chú ý tính đối kháng, hỗ trợ giữa các phitôhoocmôn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Sự ra hoa ở thực vật cần điều kiện thiết yếu nào?

A. Chất điều hòa sinh trưởng.

B. Điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng CO2). C. Con người. D. Cả A, B đều đúng.

Câu 11: Cây tạo nhiều hoa cái trong điều kiện nào sau đây là không đúng?

A. Hàm lượng CO2 cao, nhiều nitơ. B. Ngày ngắn, ánh sáng xanh. C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. D. Nhiều gibêrilin, nhiều lá, ít rễ.

Câu 12: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

A. Gồm các chất kích thích: Gibêrilin, auxin,…

B. Các chất kìm hãm sự sinh trưởng: axit abxixic, chất phenol. C. Tác động của enzim.

D. Gồm các chất kích thích và các chất kìm hãm sinh trưởng.

Câu 13: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

A. Các điều kiện tự nhiên: Nước, nhiệt độ, ánh sáng… B. Các biện pháp canh tác.

C. Phân bón.

D. Các điều kiện tự nhiên (nước, nhiệt độ, ánh sáng…) và biện pháp canh tác.

Câu 14: Tác dụng kích thích của auxin?

1. Làm trương dãn tế bào, tế bào lớn lên. 2. Kìm hãm sinh trưởng chồi bên.

3. Làm chồi ngọn, rễ chính kém phát triển. 4. Làm chồi ngọn rễ chính sinh trưởng mạnh. 5. Kích thích ra hoa và tạo quả không hạt. 6. Tăng sự rụng lá, hoa, quả.

7. Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả.

8. Thúc đẩy sự chuyển động của chất nguyên sinh. 9. Kìm hãm sự chuyển động của chất nguyên sinh.

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 4, 5, 7, 9. C. 3. 4. 5. 7. 8. 9. D. 5, 6, 7, 8, 9.

Câu 15: Tác dụng kích thích của gibêrilin (GA)?

1. Kích thích thân mọc cao, lóng vươn dài. 2. Kích thích ra hoa sớm.

3. Kìm hãm sự ra hoa.

4. Tạo quả sớm và quả không hạt.

5. Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, thân ngầm.

6. Tác dụng tới quá trình quang hợp, hô hấp, axit nuclêic… 7. Kìm hãm sự nảy mầm của hạt, củ, thân ngầm.

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 3, 4, 5, 6, 7.

Câu 16: Không phải là tác dụng kích thích của xitôkinin?

A. Ngăn chặn sự hóa già của tế bào. B. Tác động đến quá trình phân chia tế bào. C. Giúp hình thành cơ quan mới. D. Kích thích sự ra hoa.

Câu 17: Cây không tạo ra nhiều hoa đực trong điều kiện nào?

A. Nhiệt độ cao. B. Ngày dài, ánh sáng đỏ. C. Hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali. D. Cây có nhiều xitôkinin.

Câu 18: Quang chu kì là gì?

A. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng đêm. B. Là thời gian kích thích cây ra nhiều rể và lá.

C. Là thời gian cây hấp thụ ánh sáng giúp cho sự ra hoa.

D. Là thời gian cây tiếp nhận ánh sáng và sinh ra chất hoocmôn kích thích sự ra hoa.

Câu 19: Theo quang chu kì thì không có loại cây nào sau đây?

A. Cây ngày ngắn. B. Cây ngày dài. C. Cây trung tính. D. Cây ưa chịu bóng.

Câu 20: Cây ngắn ngày ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nào?

A. 12 giờ. B. Ít hơn 12 giờ. C. Nhiều hơn 12 giờ. D. 15 giờ.

Câu 21: Cây nào thuộc cây ngắn ngày?

A. Cây cà chua, cây lạc, cây ngô.

B. Cây cà rốt, rau diếp. lúa mì, sen cạn, củ cải đường. C. Thuộc dược, đậu tương, cúc vú, cúc sao.

D. Cây cà chua, cây cà rốt, cây lúa mì, đậu tương.

Câu 22: Vai trò của phitôcrôm?

A. Tác động đến sự phân chia tế bào. B. Kích thích sự ra hoa của cây dài ngày. C. Kích thích sự ra hoa của cây ngắn ngày.

D. Tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng.

Câu 23: Sự sinh trưởng của động vật là gì?

A. Là sự gia tăng về kích thước cơ thể. B. là sự gia tăng về khối lượng cơ thể. C. Là sự biến đổi hình thái theo thời gian.

D. Là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

Câu 24: Sự phát triển ở động vật là gì?

A. Là sự gia tăng về khối lượng cơ thể. B. Là sự biến đổi về hình thái của tế bào. C. Sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lí của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử thành cơ thể trưởng thành (có khả năng sinh sản).

D. Là sự gia tăng về kích thước cơ thể.

Câu 25: Các giai đoạn phát triển phôi?

A. Giai đoạn phôi vị→giai đoạn phân cắt trứng→giai đoạn phôi nang→giai đoạn phôi vị. B. Giai đoạn mầm cơ quan→giai đoạn phân cắt trứng→giai đoạn phôi nang→giai đoạn phôi vị.

C. Giai đoạn phân cắt trứng→giai đoạn phôi nang→giai đoạn phôi vị→giai đoạn mầm cơ quan.

D. Giai đoạn phân cắt trứng→giai đoạn phôi vị→giai đoạn phôi nang→giai đoạn mầm cơ quan.

Câu 26: Thế nào là biến thái hoàn toàn?

A. Biến thái có giai đoạn sống trong nước. B. Biến thái phải có các hoocmôn tác động.

C. Là biến thái trải qua giai đoạn con non giống con trưởng thành.

D. Là biến thái trải qua giai đoạn con non hoàn toàn khác con trưởng thành.

Câu 27: Thế nào là biến thái không hoàn toàn?

A. Là biến thái trải qua giai đoạn còn non.

B. Là biến thái mà giai đoạn con non khác con trưởng thành. C. Là biến thái mà giai đoạn con non giống con trưởng thành. D. Sự biến đổi về hình thái và sinh lí.

Câu 28: Vai trò của hoocmôn sinh trưởng?

A. Tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản. B. Quá trình tổng hợp prôtêin giảm. C. Tăng cường tổng hợp prôtêin, tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể. D. Quá trình sinh trưởng giảm, giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản.

Câu 29: Sản sinh tirôxin bị rối loạn thường dẫn đến hậu quả gì ở người lớn?

A. Thiếu tirôxin chuyển hóa cơ bản thấp làm nhịp tim chậm, huyết áp cao, kèm theo phù viêm.

B. Chuyển hóa cơ bản tăng huyết áp thấp. C. Mắt lồi, bướu tuyến giáp.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 30: Các hoocmôn điều hòa sự biến thái?

A. Hoocmôn điều hòa sinh trưởng HGH. B. Hoocmôn tirôxin. C. Ecđixơn và juvenin. D. Ơstrôgen và testostêron.

Câu 31: Các hoocmôn điều hòa tính trạng sinh dục thứ sinh?

A. Hoocmôn FSH, LH. B. Hoocmôn HCG.

C. Hoocmôn HGH. D. Hoocmôn ơstrôgen, testostêron.

Câu 32: Các hoocmôn điều hòa chu kì kinh nguyệt

A. Hoocmôn FSH, HCG. B. Hoocmôn HCG, HGH, LH. C. Hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen, prôgestêron. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 33: Tác động của ơstrôgen và prôgestêron là

A. làm niêm mạc dạ con bị bong ra. B. hình thành nhau thai. C. duy trì thể vàng để trứng không chín và rụng tiếp.

D. niêm mạc dạ con dày, phồng lên tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.

Câu 34: Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Giới tính. B. Tính di truyền. C. Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển. D. A, B, C đều đúng.

Câu 35: Đặc điểm sinhtrưởng và phát triển nào sau đây do tính di truyền quyết định?

A. Điều hòa sự sinh sản. B. Năng suất vật nuôi.

C. Các bệnh về nhiễm sắc thể. D. Điều hòa tốc độ lớn và giới hạn lớn.

Câu 36: Sự sinh trưởng và phát triển ở các giới trong cùng loài có gì khác nhau?

A. Con cái có tốc độ lớn nhanh và sống lâu hơn. B. Con đực có tốc độ lớn chậm, sống lâu hơn. C. Con cái có tốc độ lớn chậm và sống lâu hơn.

D. Con đực có tốc độ lớn nhanh và sống ngắn hơn.

Câu 37: Các hoocmôn điều hòa sự phát triển phôi và hậu phôi?

A. Hoocmôn biến thái (ecđixơn, juvenin, tirôxin)…

B. Hoocmôn kích dục điều hòa sự chín trứng và rụng trứng (FSH, LH).

C. Hoocmôn sinh dục điều hòa sự dậy thì, sự động dục, sự mang thai (testostêron, ơstrogen, prôgestêron)…

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 38: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động

vật.

A. Yếu tố thức ăn, yếu tố môi trường (nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ)… B. Điều kiện chăm sóc.

C. Các hoocmôn. D. Đặc tính di truyền.

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w