Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng Bài 16 Tiêu hóa ở động vật (tt)

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 31 - 33)

Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tt)

Câu 1: Thành phần chủ yếu trong thức ăn của các động vật ăn thực vật là

A. prôtêin. B. tinh bột. C. lipip. D. xenlulôzơ.

Câu 2: Ở trâu, bò thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở

A. dạ cỏ. B. dạ tổ ong. C. dạ múi khế. D. dạ lá sách.

Câu 3: Ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở

A. dạ dày. B. ở ruột non. C. manh tràng. D. ruột già.

Câu 4: Ở người, chất bị biến đổi hóa học ngay từ khoang miệng là

A. prôtêin. B. tinh bột. C. lipip. D. xenlulôzơ.

Câu 5: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn chịu sự biến đổi

A. cơ học và hóa học. B. hóa học và sinh học.

C. cơ học và sinh học. D. cơ học, hóa học và sinh học.

Câu 1: Hô hấp ở động vật là

A. quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.

B. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2, để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đủ Ôxi và CO2 để thực hiện quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào.

D. tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra môi trường.

Câu 2: Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí là hình thức hô hấp của

A. ếch nhái. B. châu chấu. C. chim. D. giun đất.

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói để giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao,

cơ quan hô hấp đa số các loài động vật cần

A. phải có hệ thống ống khí phân nhánh tới các tế bào.

B. bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn), có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuêch tán qua.

D. có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuêch tán qua bề mặt trao đổi khí.

Câu 4: Những động vật đa bào có kích thước lớn khong tiến hành trao đổi khí qua bề mặt

cơ thể, sự tra đổi khí nhờ các cơ quan hô hấp như mang, phổi vì

A. tỉ lệ S/V nhỏ. B. đã có cơ quan chuyên trách hô hấp. C. cơ thể hoạt động luôn cần lượng khí lớn. D. bề mặt trao đổi khí mỏng.

Câu 5: Hệ hô hấp ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có

A. phế quản. B. khí quản. C. phế namg. D. mạng mao mạch.

Bài 18: Tuần hoàn máu

Câu 1: Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ và dẹp

A. không có hệ tuần hoàn. B. có hệ tuần hoàn kép. C. có hệ tuần hoàn đơn. D. có hệ tuần hoàn hở.

Câu 2: Máu của tôm có đặc điểm:

A. Màu hồng. B. Màu xanh nhạt. C. Màu đỏ. D. Không màu.

Câu 3: Chân khớp và thân mềm có hệ tuần hoàn

A. hở. B. đơn. C. kín. D. kép.

Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở

A. tim → động mạch → tế bào → tĩnh mạch → khoang máu → tim. B. tim → khoang máu → tế bào → động mạch → tĩnh mạch → tim. C. tim → động mạch → tĩnh mạch → khoang máu → tế bào → tim. D. tim → động mạch → khoang máu → tế bào → tĩnh mạch → tim.

Câu 5: Hệ tuần hoàn hở áp lực máu trong động mạch

A. nhỏ. B. lớn. C. trung bình. D. bằng trong tĩnh mạch.

Bài 19. Tuần hoàn máu Câu 1: Ở người huyết áp giảm dần theo trình tự

A. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. B. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. C. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. D. Mao mạch → động mạch → tĩnh mạch.

Câu 2: Ở người, huyết áp cao nhất ở

A. tĩnh mạch chủ. B. động mạch phổi. C. động mạch chủ. D. tĩnh mạch phổi.

Câu 3: Vận tốc trong mạch máu phụ thuộc vào

1. Tổng diện tích thiết diện của mạch. 2. Độ đàn hồi của mạch.

3. Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đoạn mạch. 4. Tổng diện tích thiết diện của hệ mạch. Tập hợp các khẳng định đúng là

A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 1 và 3.

Câu 4: Huyết áp được sinh ra là do

A. tim co bóp tống máu vào mạch. B. sự đàn hồi của mạch.

C. áp lực của máu tác động vào lòng mạch. D. áp lực của máu tác động vào thành mạch.

Câu 5: Huyết áp là

A. tim co bóp tống máu vào mạch. B. sự đàn hồi của mạch.

C. áp lực của máu tác động vào lòng mạch. D. áp lực của máu tác động vào thành mạch.

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w