Chương II CẢM ỨNG Bài 23 Hướng động

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 33 - 35)

Bài 23. Hướng động Câu 1: Vận động hướng động ở thực vật có liên quan đến

A. các nhân tố hiện diện của môi trường sống của cây. B. sự tổng hợp và phân giải các chất.

C. sự đóng hay mở của khí khổng. D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

Câu 2: Một tế bào thực vật tăng kích thước là nhờ

A. hình thành nhiều tế bào chất.

B. rễ cây hướng về miền đất chứa nhiều nước, tăng sự hấp thụ nước. C. hoạt động của amip tới nơi có chất khoáng.

D. tế bào sản sinh nhiều chất tế bào.

Câu 3: Thực vật thích ứng với môi trường sống là do

A. vận động hướng động tự vươn tới các điều kiện thiết yếu. B. xúc tiến các hình thức đồng hóa và dị hóa.

C. tạo thành các chất điều hòa sinh trưởng. D. tổng hợp prôtêin mạnh mẽ.

Câu 4: Darvin và Frances đã phát hiện mầm cỏ cong về phía có ánh sáng chỉ trong

trường hợp

A. thân không dài quá 10 cm. B. bao lá mầm nghiêng về phía có ánh sáng. C. đêm dài hơn ngày. D. không khí có độ ẩm cao.

Bài 24: Ứng động

Câu 1: Sự thay đổi áp suất trương nước làm chuyển động trạng thái xòe cụp lá là do

A. thay đổi vị trí vô sắc lạp trong lá. B. thay đổi cấu trúc hệ sắc tố.

C. thay đổi nồng độ K+. D. thay đổi trạng thái nước tự do và nước liên kết.

Câu 2: Hoa mười giờ chưa nở khi nhiệt độ thấp, chỉ nở lúc nhiệt độ nâng cao, hiện tượng

đó thuộc về

A. Quang ứng động. B. Hóa ứng động. C. Nhiệt ứng động. D. Thủy ứng động.

Câu 3: Một cây non trồng trong chậu uốn cong về phía có chiếu sáng gọi là

A. Cảm ứng ánh sáng. B. Chuyển động theo ánh sáng. C. Quang chu kì. D. Quang hướng động.

Câu 4: Chồi ngủ quan sát thấy ở một số cây như bàng, khoai tây, cây xứ lạnh là do

C. Chất làm rụng lá. D. Nhiệt độ thấp.

Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật Câu 1: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể

A. trả lời các kích thích của môi trường.

B. phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp. C. phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. D. cảm nhận các kích thích của môi trường.

Câu 2: Bộ phận có vai trò chủ yếu quyết định hình thức và mức độ phản ứng là

A. hệ thần kinh. B. thụ quan. C. cơ hoặc tuyến. D. dây thần kinh.

Câu 3: Cấu tạo của hệ thần kinh hình ống gồm có

A. tủy sống và dây thần kinh tủy. B. não bộ và dây thần kinh não. C. trung ương thần kinh và bộ phận ngoại biên. D. não bộ và tủy sống.

Câu 4: Khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể giun đất thì

A. phần đầu phản ứng. B. toàn thân phản ứng. C. phần đuôi phản ứng. D. điểm đó phản ứng.

Câu 5: Khi bị kích thích cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân thuộc động vật

A. có hệ thần kinh dạng lưới. B. có hệ thần kinh dạng ống. C. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. chưa có hệ thần kinh.

Bài 28, 29: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Câu 1: Tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi là do

A. màng của nơron bị kích thích với cường độ đạt tới ngưỡng. B. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

C. kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở ra. D. xuất hiện điện thế màng.

Câu 2: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi

A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm. B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương. C. cả trong và ngoài màng tích điện dương.

D. cả trong và ngoài tích điện âm.

Câu 3: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K có vai trò chuyển

A. Na+ từ ngoài vào trong màng. B. Na+ từ trong ra ngoài màng. C. K+ từ ngoài vào trong màng. D. K+ từ trong ra ngoài màng.

Câu 4: Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi, cổng

A. K+ và Na+ cùng đóng. B. K+ đóng và Na+ mở. C. K+ và Na+ cùng mở. D. K+ mở, Na+ đóng.

Câu 5: trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tài phân cực cổng

A. K+ mở, Na+ đóng. B. K+ và Na+ cùng mở. C. K+ và Na+ cùng đóng. D. K+ đóng, Na+ mở.

Câu 6: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực và đảo cực

ion

A. Na+ từ bên trong tế bào qua màng để ra ngoài tế bào. B. Na+ từ bên ngoài tế bào qua màng để vào trong tế bào. C. K+ từ bên ngoài tế bào qua màng để vào trong tế bào. D. K+ từ bên trong tế bào qua màng để ra ngoài tế bào.

Câu 7: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực ion

A. K+ từ bên trong tế bào đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào. B. Na từ bên trong tế bào đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào. C. K từ bên trong tế bào đi qua màng tế bào vào trong tế bào. D. Na từ bên ngoài tế bào đi qua màng tế bào vào trong tế bào.

Câu 8: Sự phân bố điện tích (ion) ở hai bên màng tế bào khi điện thế hoạt động ở giai

đoạn đảo cực là

A. trong và ngoài màng cùng tích điện dương. B. trong và ngoài màng cùng tích điện âm.

C. bên trong màng tích điện dương, bên ngoài màng tích điện âm. D. bên trong màng tích điện âm, bên ngoài màng tích điện dương.

Bài 30: Truyền tin qua xinap Câu 1: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về xinap?

A. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. B. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh. C. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. D. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.

Câu 2: Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua xinap có sự tham gia của ion

A. Ca2+. B. Na+. C. K+. D. Mg2+.

Câu 3: Trong xinap hóa học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xinap. B. màng sau xinap. C. khe xinap. D. chùy xinap.

Câu 4: Trong xinap, túi chứa chất trung gian hóa học nằm ở

A. chuỳ xinap. B. trên màng trước xinap. C. trên màng sau xinap. D. khe xinap.

Câu 5: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp ở màng sau xinap, axêtilcôlin phân

hủy thành

A. axit axêtat và côlin. B. mêtyl và côlin. C. axêtat và côlin. D. estera và côlin.

Bài 31, 32: Tập tính của động vật Câu 1: Tập tính động vật là

A. tất cả các hoạt động giúp chúng thích nghi với môi trường sống. B. những hoạt động của động vật khi sinh ra đã có.

C. sự tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường. D. sự phản ứng lại các kích thích của môi trường.

Câu 2: Hình thức học tập nào chỉ có ở bộ linh trưởng và người?

A. học ngầm. B. học khôn. C. in vết. D. quen nhờn.

Câu 3: Sáo, vẹt nói được tiếng người đây là loại tập tính

A. bẩm sinh. B. bản năng. C. học được. D. vừa là bản năng vừa là học được.

Câu 4: Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính

A. bản năng. B. bẩm sinh. C. học được. D. vừa là bản năng vừa là học được.

Câu 5: Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính

A. thứ bậc. B. vị tha. C. ve vãn. D. lãnh thổ.

Một phần của tài liệu ontap sinh 11 hk ii (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w