Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp

32 1.4K 16
Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Bình Đa A. LỜI NÓI ĐẦU Từ xưa, ông bà ta đã dạy: Thương người như thể thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Đó cũng là truyền thống tốt đẹp, niềm tự hào của dân tộc ta qua bao nhiêu đời nay. Thế mà thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đã khiến dư luận trong cả nước hết sức lo ngại. Thật đáng báo động cho sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, thể hiện qua lối hành xử côn đồ, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, nhưng điều chúng tôi bận tâm hơn cả lại chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh !Có hàng chục video clip quay cảnh học sinh một số trường học ở các địa phương đánh nhau, thậm chí cắt tóc, lột áo rồi tung lên mạng. Những hành động đó làm mất đi phần nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ! Chúng tôi – những giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng đang có con theo học ở trường phổ thông, trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn từ nhỏ đến lớn của các em hàng ngày.Vấn đề hết sức khó khăn với chúng tôi, bởi bao nhiêu học sinh trong lớp là bấy nhiêu hoàn cảnh mà người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt để có phương pháp giáo dục phù hợp, góp phần ngăn chặn bạo lực xảy ra. Mục đích cuối cùng là hướng các em đến tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ với các bạn mình để xây dựng mối đoàn kết. Ngoài cái chung ra, chúng tôi cũng như bao bậc cha mẹ khác phải gần gũi, thường xuyên hỏi han con mình về việc học tập ở trường, dạy con không được vô cảm với bạo lực, biết phản ứng khi bạn gặp nạn, cuối cùng là dạy cho con kỹ năng giao tiếp và hoà đồng với bạn bè, biết nói lời xin lỗi và cám ơn trong cuộc sống. Đó chính là lý do mà chúng tôi trình bày chuyên đề này. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 1 Trường THCS Bình Đa B. NỘI DUNG Khái niệm “bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Và, nếu nhìn từ góc độ lấy HS làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của HS đối với HS, sự xâm hại của HS đối với người bên ngoài nhà trường, là sự xâm hại của GV đối với HS và ngược lại… Bạo lực xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự, tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngòai nhà trường. PHẦN I. THỰC TRẠNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG I. Tình hình bạo lực học đường trên thế giới Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã diễn ra hàng chục vụ bạo hành trong trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa. Không chỉ riêng nước ta, hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốc xảy ra trên thế giới. 1. Bạo hành tinh thần. Cô bé Ayumi Yabe, năm nay 18 tuổi, đã từng phải chịu đựng những đau đớn cực độ ngay từ khi bước vào lớp một. Một cậu bé trong lớp đã chọn cô làm đối tượng để quấy rối. Cậu ta hét vào mặt em: “Mày hãy chết đi!”, và ngay sau đó thì những đứa trẻ khác cũng hùa theo trêu chọc. Khi đã lớn, cô vẫn bị những đứa con trai khác bám đuổi trên đường về nhà với những lời chửi rủa, đe doạ. Những tên này đôi lúc còn đẩy em ngã xuống đất và bắt cô ăn thứ quả làm em phát ói. Nhưng cô nói rằng điều đau đớn nhất chính là việc các thầy cô giáo đã từ chối giúp đỡ cô. Một lần, cô bé nhận nhận được một lời đe dọa về cái chết từ một người bạn cùng lớp học lớp 5, cô bé mang cho cô giáo và cô này sau đó đã đọc to lá thư đe doạ đó trước toàn thể lớp. “Họ thật là vô tâm!” Ayumi đã nghĩ như vậy và cô bé đã bắt đầu nghĩ đến cách để thoát khỏi những chuyện này. Cô bé nói: “Tôi ước gì tôi có thể chết đi. Nhưng tôi không có đủ can đảm”. Thật may mắn cho Yabe là mẹ cô đã xoay xở để tìm cho cô một ngôi trường mới. 2. Ở Nhật Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng Nhật liên tục đăng tải những câu chuyện kinh hoàng về những vụ tự tử ở lứa tuổi học đường. Nguyên nhân những vụ tự tử này rõ ràng là do bị bạo hành. Trong con mắt của rất nhiều người dân Nhật thì những vụ scandal này chỉ đơn thuần là hậu quả còn rơi rớt lại của cuộc khủng hoảng giáo dục. Các nhà phê bình cũng cho rằng kỷ cương và kỷ luật trong lớp học không còn được chú trọng như xưa. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 2 Trường THCS Bình Đa Tình trạng bắt nạt trong trường học đã tồn tại từ lâu giờ lại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Bà Midori Komori, người tham gia các hoạt động chống lại nạn bạo hành trường học ở Nhật nói: “Tôi nghĩ số vụ bạo hành trong trường học đang tăng đột biến, tuy nhiên, càng ngày càng khó để kiểm soát vấn đề này, nhiều vụ không hề đơn giản chút nào. Những tên ác ôn có thể dùng điện thoại di động hoặc Internet để gửi những lời nguyền rủa của chúng tới các em mà các bậc phụ huynh chúng ta không hề hay biết”. Tháng 5 vừa rồi, tại đất nước này cũng diễn ra một vụ việc kinh hoàng, gây náo động các phụ huynh và học sinh nhật. Đó là việc một nam sinh thuộc trường trung học ở Hikari, khu Yamaguchi phía nam Nhật bất ngờ ném một chai thuốc súng vào lớp học làm 58 người bị thương. 3. Ở Hàn Quốc Theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam và 5,8% HS nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. Chung Se-young - một giáo viên 52 tuổi ở Seoul cho biết khắp nước có hơn 400.000 HS THCS và THPT là thành viên của các nhóm “đầu gấu”. Để ngăn ngừa nạn bạo lực trường học, cùng với việc thi hành luật, người dân nước này cũng đã đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân là HS. Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với nạn bạo lực trường học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trường học, tư vấn cho HS, phụ huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân. Hơn 70 trường học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xoá sổ bạo lực học đường. 4. Ở Trung Quốc. Ngày 15/5, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ một học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác ngay sau giờ học. Trung Quốc cũng là quốc gia mà bạo lực học đường chiếm tỉ lệ ngày càng tăng cao so với các nước trong khu vực. 5. Ở Mỹ Ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui - 23 tuổi người Hàn Quốc - tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người đã chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4 năm nay thì chỉ 2 ngày sau, một học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg, Huntersville, bang North Carolina đã chĩa súng doạ hai bạn học cùng trường tại bãi đỗ xe. Và cùng ngày hôm đó, bảy tòa nhà ở trường Đại học Minnesota cũng phải sơ tán khẩn cấp khi một giáo sư của trường phát hiện ra một tờ thông báo đe dọa đánh bom một số tòa nhà của trường đại học này. Tất cả các lớp học và các cuộc họp trong các tòa nhà này đều đã phải hủy bỏ. Nhưng có một điều đáng buồn là, theo một cuộc điều tra ở Mỹ, số lượng các vụ bạo hành trường học đến từ các học sinh châu Á chiếm một số lượng lớn (số lượng sinh viên châu Á trong các trường ĐH danh tiếng Mỹ chiếm đến Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 3 Trường THCS Bình Đa 20-30%) với nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm lý, kết quả học tập, vấn đề sắc tộc… II. Tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam * Hai học sinh lớp 7 đánh nhau, một người chết. Khoảng 12 giờ 30 ngày 25.9, em Nguyễn Cảnh Sang (13 tuổi), học sinh lớp 7/8, trường THCS Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã dùng cây inox đánh vào người em Nguyễn Xuân Hiệp (14 tuổi), học sinh lớp 7/6. Do bực tức vì bị đánh đau, Hiệp đã chạy ra ngoài cổng trường, vào một tiệm tạp hóa lấy một con dao rồi vào trường đâm một nhát vào người của Sang. Ngay sau đó, Sang được đưa đi Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu cấp cứu nhưng đã chết vào lúc 17 giờ cùng ngày. Vụ việc đang được điều tra xử lý. * Giết bạn vì không cho mượn điện thoại TAND TP Cần Thơ vừa đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Phạm Hoài Phong (22 tuổi, ngụ KV 5, đường Mậu Thân, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) 9 năm tù về tội giết người; buộc bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho gia đình nạn nhân với số tiền 39 triệu đồng. Theo cáo trạng, trước đó, Phong và một số bạn, trong đó có anh Võ Ngọc Ân (28 tuổi) ngồi nhậu trong quán trên đường Mậu Thân. Đến 23 giờ thì giữa Phong và anh Ân xảy ra cự cãi về việc anh Ân không cho mượn điện thoại di động để Phong gọi cho bạn, sau đó hai bên xảy ra xô xát. Phong dùng chân đá vào người làm anh Ân té xuống nền nhà, sau đó tiếp tục dùng chân giẫm lên ngực. Hậu quả: anh Ân bị dập tim, chấn thương vùng ngực kín, dẫn đến tử vong tại bệnh viện. (Mai Trâm) * Xin tiền không cho đâm chết người Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Cần Thơ vừa hoàn tất bản kết luận điều tra chuyển sang Viện KSND đề nghị truy tố Trần Thanh Tòng (22 tuổi), Võ Tấn Lợi (19 tuổi), Lâm Tiến Đông (19 tuổi), Võ Minh Trí (17 tuổi, cùng ngụ KV1, P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ) về tội danh giết người. Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 17.6, Tòng, Lợi, Đông, Trí tụ tập chơi ở trước nhà số 61A/13 đường Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy thì gặp Võ Văn Thừa (21 tuổi) cùng với 2 người bạn là Nguyễn Hoàng Vinh (22 tuổi) Nguyễn Văn Lượm (22 tuổi, cùng ngụ tại ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, H.Thới Lai, TP Cần Thơ) đi làm thuê tại TP.HCM đang đón xe về nhà. Thấy nhóm của Thừa đi tới, Tòng bàn với Lợi, Đông, Trí ra chặn đường xin tiền để đi nhậu. "Xin" không được, Tòng đã dùng dao bấm đâm 2 nhát vào bụng Thừa. Tuy được đưa đi cấp cứu, nhưng Thừa đã chết tại bệnh viện vào lúc 8 giờ cùng ngày. (Mai Trâm) * Đánh nhau vì đua xe chưa đã TAND TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tuyên phạt Lê Thị Diễm Thu (19 tuổi, ở P.Ghềnh Ráng) 3 năm tù giam và Trần Quang Nghĩa (19 tuổi, ở P.Trần Hưng Đạo) 4 năm tù giam. Do mâu thuẫn với nhau trong việc đua xe trên đường phố, Thu và Nghĩa đã rủ rê, tụ tập bạn bè, dùng hung khí tổ chức đánh Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 4 Trường THCS Bình Đa nhau. Cùng với mức án cho 2 kẻ cầm đầu, tòa còn phạt 16 thanh thiếu niên liên quan từ 18 tháng tù treo đến 2 năm tù giam. Theo thống kê sơ bộ của Công an Bình Định, trong vòng 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra hơn 4.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ do các đối tượng còn trong độ tuổi vị thành niên gây ra chiếm gần 40%. * Tung video clip đánh nhau lên mạng Chỉ trong hơn một tháng trở lại đây, đã xảy ra ít nhất ba đoạn clip quay cảnh các nữ sinh tụ tập đánh nhau được đưa lên mạng. Nguyên nhân đánh nhau của cả ba đoạn clip đều xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân như chuyện tình cảm, va chạm nhỏ trong lớp, hoặc hiểu nhầm qua lời nói. Đoạn clip nữ sinh đánh nhau của nhóm nữ sinh Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đưa lên mạng vào chiều tối 23/10 khiến người xem phẫn nộ. Gần 4 phút clip toát lên lối hành xử vô nhân và dã man của một bộ phận giới trẻ. Không chỉ ở clip này mà nhiều đoạn clip nữ sinh đánh nhau khác đều có sự xuất hiện của các nam sinh. Nhưng họ chỉ đứng xem và còn buông ra vô số lời tục tĩu, thậm chí kích động để hoàn thành clip. Trước đó, các phụ huynh, HS Hà Nội xôn xao với clip một nữ sinh Trường THPT Trần Nhân Tông bị các bạn đánh hội đồng tại vườn hoa. Đứng, ngồi xem nhóm bạn đánh hội đồng một nữ sinh có cả các bạn nam. Họ ngồi như đang xem "phim chưởng"! Những lý do dẫn đến đánh nhau cũng lãng xẹc, khi một nhóm HS lớp 8, lớp 9 ở Hà Nội xử nhau chỉ vì nghĩ "bạn mình gọi điện vào máy di động chửi bậy" nên đánh. Nạn nhân là Nguyễn Ngọc A 13 tuổi (HS lớp 8 Trường THCS Vân Hồ). Đau lòng và đáng lên án hơn là việc HS Nguyễn Thị Hương T. lớp 12B Trường THPT dân lập Hữu Nghị (TP.Vinh, Nghệ An) đoạt được một huy chường (HC) vàng, hai HC bạc giải quốc gia và giải trẻ quốc gia về karatedo cũng tham gia đánh bạn dã man vào giữa tháng 9 vừa rồi. Đánh nhau từ miền núi… Nhiều người đã từng xem clip nữ sinh được cho là ở Lào Cai bị 4 bạn nữ cấp III vây quanh đánh hội đồng cách đây hai năm. Vụ việc khiến nhiều người bàng hoàng bởi nạn nhân không chỉ bị đấm, đạp, giật tóc, tát, mà còn bị lột trần rồi quay video tung lên mạng. Nguyên nhân là nạn nhân trong một lần đi chơi với bạn trai đã “nói xấu nhóm nữ sinh kia” và một buổi hẹn gặp nói chuyện cho ra nhẽ đã biến thành cuộc đánh hội đồng. Theo những gì video clip này thể hiện thì nạn nhân bị đánh vì đã nói xấu bạn bè trước mặt "mấy anh" có vẻ như là bạn trai của cả đám. Sự vụ này Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 5 Nữ sinh Nghệ An bị đánh hội đồng Trường THCS Bình Đa đến tai đám nữ sinh giang hồ kia và tất nhiên chuyện phải rõ ràng trắng đen. Nạn nhân bị hẹn gặp và trận đánh hội đồng diễn ra. Những chuyện như ăn chơi, đi nhà nghỉ, đi Hạ Long của các nữ sinh này xem ra là chuyện “cơm bữa”. Nạn nhân bị chửi vì đi taxi đi học nhưng ngay sau đó, một trong đám nữ sinh giang hồ cũng thổ lộ: "Tao cũng đi taxi đi học nhưng tiền là tiền của bố mẹ tao". Tiếp nữa là mấy clip ghi lại cảnh đôi bạn nữ (chắc mới chỉ cấp II) ở Điện Biên xử nhau đến tuột cả cúc áo ngoài. Cô bạn kia sau đó lấy khăn quàng đỏ buộc vào cổ, thắt áo lại che phần hở ra. Đến đánh nhau ở đồng bằng Xuôi xuống Hà Nội, ngoài các clip đã được biết đến, cư dân mạng cũng không lạ lẫm gì với clip hai nữ 9X được cho là ở Gia Lâm xử nhau. Với độ dài gần 7 phút, được chia làm 2 phần với hai khung cảnh “xử người” khác nhau, clip khiến nhiều người phẫn nộ bởi những lời lẽ tục tĩu của các học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường dành cho “đối tượng bị xử”. “Đây là vết thương của chị, tôi sẽ quay cận cảnh. Ôi giời ơi, thương quá!”- Cô bạn quay clip vừa cười đùa, vừa xuýt xoa, cùng với tiếng cười đùa của những người ngoài cuộc. Có cô miệng còn ngậm kẹo mút. “Nhẹ thế, nhẹ thế. Đánh mạnh vào” – Đám đông tiếp tục hô. Một cô khác lại lao vào túm tóc, thúc chân vào mặt, đá vào bụng. Mãi tới khi có người lớn vào can ngăn, đám mới tạm tan. Clip khác với ghi chú girl 9X Ứng Hòa- Hà Nội đánh nhau ghi lại cảnh nhóm bạn cả trai lẫn gái xử một cô bạn trong khi lớp đã đóng kín cửa. Đến khắp cả ba miền Trong clip với chú thích ở Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) có độ dài gần 1 phút đã ghi lại rõ nét cảnh hai cô bạn nữ xử nhau giữa đường, giữa ban ngày. Có lẽ trời mùa đông nên cả hai đều mặc áo khoác. Cô bạn bị đánh đau hơn thậm chí có lúc đã bị kéo lộ cả áo ngực. Với đội dài 4 phút 28 giây, một clip khác với chú tích Teen 9X Q.N đánh nhau khiến người xem sửng sốt khi chứng kiến cảnh hai bên có cả nam nữ lao vào loạn ẩu với nhau. Clip mang cái tên đầy "võ thuật" là t boxing quay cảnh một cô bạn bị người kia đánh đổ xe và tiếp tục lao vào đánh. Nhờ có sự can ngăn kịp thời của người lớn nên mới dừng lại. Phần nhiều clip được tìm thấy trên mạng Internet cũng chỉ là phần nổi của nhiều “clip chưa được phát tán lên mạng” mà teen đã xử “kín” hay xử “hở” (giữa ban ngày) nhưng chưa được biết đến. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 6 Trường THCS Bình Đa Một lần nữa hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội ở đâu? Và phải chăng nhiều người ngày càng quen dần với sự vô cảm, thờ ơ trước bạo lực ?, III. Bạo lực học đường ở Đồng Nai: 1. Biên Hòa: Trưa 14-10, Trương Văn Thanh, sinh năm 1995, ngụ số 322/5, khu phố 9, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã vào lớp học trường nghề 26-3 (phường Hố Nai, thành phố Biên Hoà), rút dao mang sẵn trong người đâm Vũ Phạm Cao Cường, 15 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa.Vết dao đâm của Thanh đã làm Cường chết sau đó. Qua điều tra của cơ quan công an, từ trước, trong sinh hoạt tại trường, Thanh đã có mâu thuẫn với Cường. 2. Xuân Lộc Lúc 14g45 ngày 27-3, L.Đ.Hiến, học sinh lớp 10C8 Trường THPT dân lập Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Vụ án mạng xảy ra trong giờ ra chơi trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh. Tú được thầy cô, bạn bè đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xuân Lộc nhưng do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện. Nguyên nhân do mâu thuẫn cá nhân. 3. Trường THCS Bình Đa: Đặc điểm của trường THCS Bình Đa là nằm trên địa bàn tiếp giáp với nhiều khu công nghiệp, phần đông là dân nhập cư, học sinh dễ ảnh hưởng với những thói hư tật xấu xung quanh. Trường chúng tôi cũng như bao trường khác, vấn đề bạo lực học đường có xảy ra, với nhiều nguyên nhân. Bè phái, không cho nhìn bài, “nhìn thấy ghét”, nghi bạn mách thầy cô về tội lỗi của mình, nhiều khi chỉ là tranh luận một bộ phim… Tất cả đều dẫn đến xô xát, đánh nhau. Trong các nguyên nhân trên đáng sợ nhất là kết bè phái dẫn đến đánh hội đồng mà có cả học sinh nam và học sinh nữ. Gặp phải những vụ việc trên giáo viên chủ nhiệm chúng tôi phải kết hợp với nhau tách các em ra mỗi nơi để tường trình sự việc. Sau đó mời gia đình các em cùng ban quản sinh phân tích từng mâu thuẫn để các em thấy được hậu quả của vụ việc. Có trường hợp, thời gian đầu giờ học lợi dụng sự sơ hở của bảo vệ, người lạ mặt mặc đồng phục học sinh vào trường đi đến các lớp học, với biểu hiện không bình thường. Chúng tôi báo ngay với bảo vệ hoặc giám thị để xử lí. Do có sự kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội một số vụ bạo lực học đường đã ngăn chặn kịp thời, nhiều vụ bạo lực học đường đã giải quyết những mâu thuẫn một cách có hiệu quả. IV. Bạo lực học đường - Từ phía giáo viên 1. Bạo hành tinh thần nơi học đường Từ quan niệm đánh sẽ để lại dấu vết nhưng mắng nhiếc thì không, nhiều giáo viên đã dùng cách la mắng, chửi bới, xúc phạm, trấn áp học sinh. “Mẹ ơi, hôm nay đi học con vui lắm!” - bé N.T.N., học sinh lớp 3 Trường tiểu học ĐĐ (Q.4, TP.HCM) vui vẻ khoe với mẹ. Chị T., mẹ bé, ôm con và hỏi: Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 7 Trường THCS Bình Đa “Có chuyện gì vui hả con?”. “Vì hôm nay con không bị cô đánh”. Nghe con nói mà chị T. như xé lòng. “Cô lạy sống em luôn” Mấy ngày sau, chị T. phát hiện con thường xuyên ăn cắp tiền của mình. Không có tiền, bé la khóc và không chịu đi học. Lo sợ, chị đưa bé đi khám bác sĩ tâm lý. Trong buổi nói chuyện, bé kể ở trường có HS lớp 5 ngày nào cũng bắt bé cống nộp 20.000 đồng, nếu không nộp sẽ bị đánh. Bé còn kể chuyện ở lớp học thêm của cô giáo chủ nhiệm: “Con làm sai bài tập, cô giáo lấy roi đánh vào đầu. Rồi cô thắp ba cây nhang, lạy ba lạy xong cắm vào túi áo con, con ngồi viết bài một hồi, cây nhang rớt xuống đất”. Ban giám hiệu Trường ĐĐ đã chuyển bé N. sang lớp khác, đồng thời phê bình cô V “Cái lớp này rất gian” Một HS lớp 9 ở Q.1 bày tỏ nỗi bức xúc về một giáo viên dạy vật lý ở trường: “Cháu mong đừng đến tiết đó, đó là nỗi kinh hoàng, ám ảnh, mỗi tuần mong nó qua đi thật nhanh. Những lúc bực dọc cô chỉ ghi tựa bài lên bảng rồi ngồi im không dạy và còn nói: “Muốn khó tôi cho khó luôn”. Mỗi lúc đến tiết của cô cả lớp phải ngồi im không động đậy. Ai cũng sợ cô”. Trong khi đó, một số HS Trường THCS NTT (Hà Nội) tâm sự: “Thầy dạy toán của chúng em là giáo viên giỏi có tiếng. Nhưng cách cư xử của thầy khiến chúng em rất sợ. Khi giảng bài, chúng em chưa hiểu thầy thường nói: “Cái lớp này ngu lắm, chả biết gì cả”. Hoặc gọi ai lên bảng không thuộc bài, làm sai, thầy hay có câu cửa miệng là “ngu quá” hoặc “ngu thế lần sau đến giờ tôi không cần vào học nữa”. Việc đó khiến chúng em rất ức chế. Môn toán cuối cấp rất khó, lại thêm ức chế nên chúng em đầu óc mụ mẫm, cứ xem thời khóa biểu có môn toán là đêm đó ngủ không ngon giấc”. Một HS khác ở Trường THCS BĐ, Hà Nội kể: “Em được cô giao nhiệm vụ cất micro cho cô sau mỗi buổi dạy. Nhưng có hôm không hiểu bạn nào nghịch ngợm đã giấu micro của cô. Thế là cô đã nói em trước lớp rất lâu về tội để mất micro và kết luận: “Cái lớp này rất gian. Tôi vừa vào lớp đã biết ngay, tôi chưa thấy ở đâu như HS ở đây”. Có thể cô tức giận nên nói cho đỡ tức, nhưng em thấy nặng nề và bị xúc phạm. Em không còn muốn học giờ của cô nữa”. Khủng hoảng Không chịu nổi việc bị giáo viên la mắng, đánh đòn, một HS lớp 5 ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã sinh hoảng loạn, không chịu đi học. Em viết trong máy tính: “Suốt cuộc đời học trò, tôi sẽ không bao giờ quên năm học lớp 4. Tôi rất yêu mái trường HD nhưng không biết từ bao giờ tôi lại sợ bước vào sân trường đến thế. Sợ sự la mắng chửi rủa của cô, sợ những đòn roi, sợ ánh mắt nhìn hằn học không thân thiện của cô, sợ những lời lẽ miệt thị của cô trước lớp. Tôi không hiểu mình đã làm gì nên tội”. HS này sau một thời gian khủng hoảng tâm lý đã được phụ huynh chuyển sang học ở một trường khác. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 8 Trường THCS Bình Đa Trường hợp như HS này, đáng tiếc, không phải là cá biệt. Thời gian qua, phòng khám tâm thần nhi Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi là học sinh mà nguyên nhân thường do một cú sốc tâm lý hoặc sợ hãi khi bị uy hiếp, đe dọa ở trường. 2. Giáo viên và bạo lực học đường a. Thành phố Mỹ Tho Khoảng 13 giờ ngày 12/5, thầy giáo dạy toán Đoàn Hoài Thanh, Trường THCS Xuân Diệu (TP Mỹ Tho) đã đánh 3 học sinh ngay tại lớp 8/11. Trong đó, có một học sinh đã bị đánh đến gãy xương tay. Theo tường trình của em Nguyễn Thanh Duy, học sinh lớp 8/11, vào cuối tiết học thứ nhất buổi chiều 12/5, thầy Đoàn Hoài Thanh có yêu cầu kiểm tra bài tập đã cho trước đó. Đầu tiên, do em La Thanh Hậu không làm bài nên thầy Thanh dùng thước cây dùng để vẽ hình học đánh vào phía sau bả vai phải của em. Đến lượt mình, Duy cũng bị thầy Thanh dùng thước đánh do không làm bài. Thầy Đoàn Hoài Thanh đã đánh Duy mạnh đến nỗi cây thước bị gãy đôi. Không dừng ở đó thầy Thanh đã tiếp tục dùng phần cây thước bị gãy còn lại có mũi nhọn “chọt” rách da ở cổ tay trái của một học sinh khác là em Nguyễn Hoàng Tôn. Như chưa đã, thầy Thanh còn tiếp tục gí cây thước vào người em học sinh này lần thứ hai. Tôn đưa bàn tay trái ra đỡ thì bị trầy xước, chảy máu ở lòng bàn tay. Ngay sau đó, cả lớp 8/11 đồng loạt đứng dây phản ứng hành động của thầy Thanh. Lúc này thầy Thanh mới rời khỏi lớp. Duy kể: “Sau khi bị thầy đánh, tay của em bị tê cứng, mất cảm giác và không nhấc lên được. Tối về nhà, em thấy tay đau quá nên mới nói mẹ đưa đi bệnh viện chụp X-quang”. Theo chẩn đoán của BS Võ Thanh Phong (Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang), em Duy bị “gãy đầu trên xương cánh tay trái”. Do vị trí gãy không thể bó bột được, nên bác sĩ chỉ cố định tạm thời và cho uống thuốc. b. Long Thành – Đồng Nai Ngày 14/12, trong giờ thực hành tin học tại phòng máy của lớp 7/4 Trường THCS An Phước (Long Thành - Đồng Nai). Theo lời kể của nhiều học sinh lớp 7/4, bắt đầu học khoảng 10 phút thì cả lớp phát hiện có mùi khét của diêm quẹt Tra hỏi nhưng không học sinh nào nhận, cô Nguyễn Thị Thanh Xuân cho cả lớp ra sân quỳ và báo ban giám hiệu. Khi cô Xuân quay lại có thêm thầy Lê Hoàng Điệp là giáo viên dạy nhạc đi cùng. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 9 Từ trái qua phải: Nguyễn Hoàng Tôn và Nguyễn Thanh Duy, hai học sinh lớp 8/11 đã bị thầy giáo đánh đến thương tích. (Ảnh: A. Thuyên) Vết bầm tím ở mông em Phạm Minh Hoàng Trường THCS Bình Đa Thần Điệp hỏi: “Ai đã đốt diêm tự giác đứng lên! Thầy đếm 1, 2, 3 không em nào nhận là thấy đánh hết cả lớp, đánh từ các bạn hàng đầu đến hàng cuối”. Sau đó vẫn không học sinh nào nhận lỗi, thầy Điệp đã dùng com-pa và tre tầm vông đánh 6 học sinh, gồm 2 nữ và 4 nam. Trong đó, 2 em Phạm Minh Hoàng và Tô Hoàng Long bị nghi ngờ đốt diêm đã bị thầy Điệp đánh nhiều nhất. Hoàng bị đánh 8 roi, Long bị đánh 5 roi. Sau đó các em bị đứng ngoài sân không được vào học. Nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở, nghiêm cấm giáo viên đánh học sinh. c. TP Hồ Chí Minh * THCS Nguyễn Văn Bé (Q. Bình Thạnh) cô giáo tát học sinh diễn ra vào cuối năm 2009. Riêng em học sinh chụp những bức ảnh này đã phải nghỉ học và cho biết, đây không phải là lần đầu tiên, cô Châu Thị Hồng Đào đánh học sinh lớp 9.4 Qua tường trình của cô Đào và học sinh lớp 9.4 thì cô Đào đã xử phạt học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ngày 28/12/2009 dưới hình thức tát vào má và véo tai học sinh, do nhiều học sinh của lớp không thuộc bài môn Anh văn và bị các lỗi khác nên giáo viên bộ môn ghi vào sổ đầu bài. * Mẫu giáo: Trường mầm non Hoa Lan Thấy Vinh khóc không chịu ăn, cô Nữ bỏ bé vào thang máy dùng để vận chuyển thức ăn rồi nhấn nút cho chạy từ tầng 1 xuống. Khi mở cửa thang máy để bế bé Vinh ra thì phát hiện Vinh đã ngất xỉu, trên người bê bết máu có nhiều vết thương nặng. Ngay lập tức Vinh được đưa vào bệnh viện đã khoa Phú Thọ (quận Tân Phú) để cấp cứu. Sau đó, bé Vinh được chuyển ngay đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Tại đây các bác sĩ xác định Vinh bị bị chấn thương đầu, sưng bầm thái dương trái, xuất huyết vùng cổ mặt, hai mắt bị xuất huyết kết mạc, nề mi. Đặc biệt trên đầu có vết thương gây lóc da thái dương trái 15 cm, lộ sọ. Chấn thương sọ não thấy tụ khí mô mềm, xây xát rộng trước ngực, bụng. Chụp chấn thương ngực, bụng thấy tổn thương dạng phế nang thùy dưới hai phổi, theo dõi dập phổi. X-quang phổi thấy gãy 1/3 giữa xương đòn trái… Trước những vết thương quá nặng của bé Vinh, gia đình nạn nhân đã gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của cô giáo Nữ và nhóm trẻ trường mần non Hoa Lan. Kết quả khám nghiệm tại hiện trường cho thấy, hệ thống thang máy vận chuyển thức ăn được kết cấu thô sơ. Mặt trước của thang có cửa để lấy thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với bức tường gồ ghề, có các mẩu sắt chìa ra ngoài. Đây Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 10 . cương và kỷ luật trong lớp học không còn được chú trọng như xưa. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 2 Trường THCS Bình Đa Tình trạng bắt nạt trong trường học đã. tôi trình bày chuyên đề này. Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 1 Trường THCS Bình Đa B. NỘI DUNG Khái niệm bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm. lắm!” - bé N.T.N., học sinh lớp 3 Trường tiểu học ĐĐ (Q.4, TP.HCM) vui vẻ khoe với mẹ. Chị T., mẹ bé, ôm con và hỏi: Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 7 Trường

Ngày đăng: 21/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. Bạo lực học đường ở Đồng Nai:

  • 1. Biên Hòa:

  • Trưa 14-10, Trương Văn Thanh, sinh năm 1995, ngụ số 322/5, khu phố 9, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã vào lớp học trường nghề 26-3 (phường Hố Nai, thành phố Biên Hoà), rút dao mang sẵn trong người đâm Vũ Phạm Cao Cường, 15 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa.Vết dao đâm của Thanh đã làm Cường chết sau đó.

  • 3. Học sinh đánh thầy trên bục giảng nhận án treo

  • PHẦN II. NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

  • III. Bạo lực học đường ở Đồng Nai: ...................................................Trang 7

  • 1. Biên Hòa:

  • 3. Học sinh đánh thầy trên bục giảng nhận án treo

  • PHẦN II. NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG...Trang 11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan