BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG- NGUYÊN NHÂN- GIẢI PHÁP Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô giáo quát nạt, trách mắng gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho học sinh, hoặc đánh học sinh – Đó là bạo lực. Học sinh dùng lời lẽ thô thiển, vô văn hoá hăm dọa, xúc phạm lẫn nhau, đánh nhau – Đó là bạo lực. Tất cả đều dễ dẫn đến những tổn hại về tinh thần và thể chất cho người chịu tác động của bạo lực. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bạo lực giữa học sinh với nhau. Đó là vấn đề nan giải, đang khiến cho không chỉ những người làm công tác giáo dục mà ngay cả bản thân các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng. I. THỰC TRẠNG: Lứa tuổi đầu thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của lứa tuổi này không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực. Năm học 2010-2011, dư luận Nghệ An “phát sốt” bởi 2 vụ bạo lực học đường. Trưa ngày 8/9/2010, em Nguyễn Thị Hà Như (lớp 12A6, Trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh) bị Nguyễn Thị Hương Trà (SN 1993), Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1991), Lê Thị Vân Anh (SN 1991) kéo vào đường Tản Đà để hành hung. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là do Hà Như có xích mích đánh nhau với bạn của Trà từ năm 2009. Tình cờ gặp lại nhau, Trà đã gọi người kéo đến trường tìm Hà Như để đánh hội đồng “dằn mặt”. Ngày 15/6/2011 hai học sinh cầm dao chém nhau là Nguyễn Xuân Bách, lớp 10A8 và Phạm Đức Tâm lớp 10A6 đều là học sinh trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội). Mà chuyện chỉ là lên mạng Intenet tìm nhau, rồi hiểu lầm nhau, thế là đuổi chém nhau. Hậu quả vụ hành xử theo kiểu "xã hội đen", bốn học sinh bị thương nặng. Ngô Trường Giang bị đứt toàn bộ khối cơ đầu, ngón tay. Lê Quốc Cường vết thương "hở" cánh tay trái, đứt mỏm khuỷu. Nguyễn Công Minh bị chém vào bả vai ngực trái dài 12cm. Nguyễn Mạnh Tùng bị chém rách da vùng chẩm Chỉ riêng tại Bình Định: Ngày 20/3/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tiến hành khám nghiệm tử thi và làm việc với hai đối tượng là Huỳnh Đông Hải (SN 1996, học sinh lớp 9A1, Trường THCS Lương Thế Vinh - trú tại 310C Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn) và Hồ Xuân An (SN 1995, học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Cao Vân, trú tại 51 Nguyễn Lữ, TPQuy Nhơn) để làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Đoàn Thanh Trí (học sinh lớp 9A7 Trường THCS Ngô Mây, TP Quy Nhơn). Khoảng 12 giờ ngày 11/3/2011, tại huyện Tuy Phước, 2 đối tượng Phạm Hữu Đại (15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Tuy Phước) và Trần Lê Quốc Huy (16 tuổi, Trường THPT Xuân Diệu) vào Trường Trung học Phổ thông Tuy Phước 1 tìm đánh em Hồ Ngọc Linh (học sinh lớp 10 của trường). Khi thầy giáo Đoàn Thanh Hướng (giáo viên dạy môn Sinh vật của trường) ra can ngăn liền bị Phạm Hữu Đại rút dao thủ sẵn trong người đâm 2 nhát vào người. Chiều cùng ngày, trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, vì mâu thuẫn cá nhân, hai nhóm học sinh do Huỳnh Quốc Hoàng (20 tuổi, học sinh lớp 12 Trường THPT Vĩnh Thạnh) và Hoàng Thế Cường (16 tuổi, học sinh lớp 10 cùng trường) cầm đầu đã tổ chức đánh nhau trên đường đi học về. Hoàng đã cầm dao đâm Cường làm nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu. Mấy ngày hôm nay cư dân mạng đang xôn xao vụ nữ học sinh trường THPT Tứ Sơn huyện Lục Nam - Bắc Giang đánh nhau hội đồng quay video tung lên mạng. II. NGUYÊN NHÂN: Bạo lực học đường không phải chỉ hiện nay mới có. Vấn đề ở đây là bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng và đang trở thành một vấn nạn. Nguyên nhân này không thể đổ lỗi cho một cá nhân hay một tổ chức nào mà cần phải nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ và phuơng diện khác nhau. Dưới đây nhóm xin đề cập đến bốn khía cạnh: “Gia đình - Nhà trường - Xã hội - Bản thân học sinh”. Từ gia đình: Không ít những bậc phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu hẳn sự quan tâm đến con em, chỉ cốt lo kiếm tiền sao cho các em đủ ăn đủ mặc mà không quan tâm đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình. Ngược lại, cũng có những bậc phụ huynh quá nuông chiều cũng dễ làm cho con em hư hỏng. Chúng ta cũng không thể không nói đến tình trạng người lớn trong gia đình nêu gương xấu; can thiệp quá thô bạo vào đời sống của con em; đối xử khắc nghiệt, chỉ trách phạt con em bằng đòn roi mà thiếu đi sự phân tích đúng sai, phải trái để dẫn dắt và định hướng cho con em. Một nghiên cứu cho biết với câu hỏi: “Thái độ của cha mẹ khi biết em đánh nhau?” thì kết quả thu đuợc như sau: 24% học sinh cho biết bị cha mẹ la mắng, đánh đập; 14.3% học sinh không được cha mẹ quan tâm đến; 49.1% học sinh chỉ được nghe cha mẹ yêu cầu xin lỗi bạn và chỉ có 12.6% học sinh là được cha mẹ khuyên bảo, phân tích đúng sai. Những con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vai trò làm cha, làm mẹ của các bậc phụ huynh. Có thể nói, chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm và phương pháp giáo dục không đúng cách của một bộ phận các bậc phụ huynh là mảnh đất dung duỡng làm nảy sinh và làm tăng thêm hành vi bạo lực của một số học sinh. Từ nhà trường: Nhà trường nói chung tuy có quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh nhưng thực tế không đạt được kết quả như mong muốn. Một phần vì nhà trường nói chung, bản thân mỗi giáo viên nói riêng, lo tất bật với việc dạy chữ, truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh sao cho giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, mà ít có thời gian đầu tư cho công tác định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ quan tâm đến việc “giảng-dạy” của mình mà quên đi những tâm tư - nguyện vọng - suy nghĩ - tình cảm và hoàn cảnh của các em, một số giáo viên còn la mắng, xúc phạm thậm chí có những hành vi bạo lực đối với các em. Nhiều trường công tác quản lí, xử lí kỉ luật học sinh còn mang tính hình thức, chưa dứt khoát, triệt để. Ít phối hợp, liên hệ với gia đình, xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh. Từ xã hội: Các trò chơi trực tuyến trên Internet mang tính bạo lực có lẽ là nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực học đường. Theo điều tra tổng hợp thông tin về trò chơi trực tuyến của Phòng GD-ĐT Tp.Phan Rang – Tháp Chàm cuối năm 2010 với 9.500 học sinh thì có 3.101 em đến các đại lý Internet từ 1 đến 3 lần/tuần, 894 em chơi các trò chơi trực tuyến như: Đột kích, Boom, Kiếm thế, Thiên long bát bộ…Và 762 em thường bắt chước khi giao tiếp với bạn bè Hầu hết các trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực cao đã ảnh hưởng không ít đến suy nghĩ, tính cách và nhận thức của các em. Mâu thuẫn của các em thường khởi phát từ những chuyện đơn giản. Nhưng vì ở lứa tuổi đang phát triển, tâm lý các em chưa ổn định, cộng thêm sự tiêm nhiễm từ luồng phim ảnh không lành mạnh, những trò chơi đầy tính bạo lực trên internet và do các đối tượng xấu bên ngoài xúi giục, rủ rê nên các em thích hành xử theo kiểu đàn anh, đàn chị…để chứng tỏ bản thân. Bạo lực xã hội ngày càng nhiều và tràn lan khắp nơi từ quán nhậu đến kinh doanh đến sân cỏ, giao thông…. đâu đâu cũng thấy bạo lực. Môi trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các em học sinh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành động bộc phát, không có định hướng. Các cơ quan chức năng chưa thật sự đứt khoát trong việc xử lí học sinh vi phạm, còn ưu ái, cho rằng chưa thật sự nghiêm trọng. Công tác tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể đề ra các chương trình hành động, biểu dương, khen thưởng, kỉ luật có thực hiện nhưng nhiều đơn vị còn mang tính hình thức, không thường xuyên. Từ chính bản thân các em. Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, ở bản thân các em học sinh, thái độ thờ ơ, tâm lý sợ bị trả thù của các em đáng để người lớn chúng ta quan tâm. Chính đó sẽ là mảnh đất dung dưỡng làm cho hành vi bạo lực phát triển trong học sinh. Khi được hỏi “Thái độ, hành động của em khi chứng kiến học sinh đánh nhau?” thì kết quả thu đuợc là: trong số học sinh được hỏi chỉ có 7.7% học sinh cho biết sẽ can ngăn và 14.8% học sinh trả lời báo cho người lớn biết để can thiệp, còn lại đến 77.5% học sinh thì không can ngăn, để mặc đánh nhau. Các em cũng đã trả lời nguyên nhân vì sao mình không can ngăn khi chứng kiến các bạn đánh nhau như sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”; 70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai, người đó tự giải quyết; 1.8% học sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích xem đánh nhau. III. GIẢI PHP: Về phía gia đình: Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình san sŽ tình cảm với nhau. Giành thời gian quan tâm đến hoạt động học tập, vui chơi của con cái một cách đúng mực. Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng, chủ động hợp tác với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục con em mình. Về phía nhà truờng: Nhà trường cần phát huy trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, “dạy chữ đi đôi với dạy nguời”, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải có sự phối hợp đồng bộ, cùng tham gia và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em.Vì vậy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Hơn nữa, cần bảo đảm cho môi trường giáo dục được lành mạnh, dứt khóat tuyên chiến với bạo lực và tội ác, đó là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục cũng như mỗi nhà trường trong xã hội chúng ta. Về phía xã hội: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Trong công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, mỗi môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội cần phải có sự phối hợp đồng bộ. Cần hành động bằng tình thương, trách nhiệm của mình đó là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 1: Trần Thị Tuyết Nhung 2: Phan Duy Duẩn 3: Dương Thị Hiền 4: Lê Trọng Đại. . học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của lứa tuổi này không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là. Lê Quốc Cường vết thương "hở" cánh tay trái, đứt mỏm khuỷu. Nguyễn Công Minh bị chém vào bả vai ngực trái dài 12cm. Nguyễn Mạnh Tùng bị chém rách da vùng chẩm Chỉ riêng tại Bình Định: Ngày. được cha mẹ khuyên bảo, phân tích đúng sai. Những con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vai trò làm cha, làm mẹ của các bậc phụ huynh. Có thể nói, chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm và phương