1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bạo lực học đường Thực trạng và giải pháp

13 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

Chúng ta thường có quan niệm rằng đó là một trong những biểu hiện “phá cách” trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, và đôi khi chúng ta tự an ủi nhau bằng câu nói m

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

- Tên tác giả: Tạ Đức Hùng

- Chức vụ: Hiệu trưởng

- Đơn vị: Trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Cà Mau.

- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/8/2010 đến ngày 15/02/2013

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Đã từ lâu trong các nhà trường hiện tượng học trò mâu thuẫn, gây gổ dẫn

đến đánh nhau có thể được xem là chuyện bình thường Chúng ta thường có quan

niệm rằng đó là một trong những biểu hiện “phá cách” trong giai đoạn phát triển

tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, và đôi khi chúng ta tự an ủi nhau bằng câu nói

muôn thuở: “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” để rồi bỏ qua hoặc không quan tâm

đến những thái độ lệch lạc, sai trái thường ngày của học sinh

Tuy nhiên trong những năm gần đây hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, và có những diễn biến phức tạp hơn Ngày nay bạo lực học đường không còn dừng lại ở mức độ gây gổ đánh nhau đơn thuần nữa, sự phức tạp và nguy hiểm hiện nay là học sinh đã biết sử dụng các loại hung khí để đánh nhau, thậm chí còn lôi kéo côn đồ ở ngoài vào trường đánh bạn Hiện nay việc học sinh đâm chém nhau dẫn đến tử vong không còn là chuyện hiếm, hậu quả là đã có không ít trường hợp dẫn đến thương tật vĩnh viễn, nguy hiểm hơn nữa là đã có nhiều trường hợp dẫn đến chết người

Hậu quả thì đã rõ: Nhẹ thì bị xử lý kỷ luật đình chỉ việc học, nghiêm trọng hơn thì đã có em phải ra hầu tòa và nhận án tù, cuộc đời dở dang, gia đình chịu nhiều mất mát đau khổ khi con mình bị vướng vào vòng lao lý, xã hội chịu thêm gánh nặng,… vết thương trong tâm hồn các em không thể xóa mờ, đôi khi nó còn ảnh hưởng đến cả quãng đời sau này của các em, cá biệt có em còn buông xuôi phó mặc cho số phận

Vì lẽ đó chúng ta cần phân tích rõ các nguyên nhân, nhận diện đúng mức bản chất của vấn đề một cách khoa học và đầy đủ, nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống nạn bạo lực học đường trong các trường học hiện nay

2 Phạm vi triển khai thực hiện:

Như chúng ta đã biết, đối tượng của nạn bạo lực học đường thông thường là

Mẫu 02/ĐN-XDSK

Trang 2

lứa tuổi học sinh, nhất là lứa tuổi học sinh bậc trung học Theo các nhà tâm lý giáo dục thì ở giai đoạn này nhân cách của các em đang trong giai đoạn hình thành, vì thế nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh

Chính vì thế nên phạm vi triển khai thực hiện chuyên đề sáng kiến này tôi tập trung vào đối tượng là học sinh trung học, và trong phạm vi các nhà trường phổ thông công lập

3 Mô tả sáng kiến:

a Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường:

Nguyên nhân khách quan:

Chúng ta luôn biết rằng gia đình là một tế bào của xã hội, việc hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ và rất quan trọng từ gia đình Chính vì vậy mà ngay từ thuở ấu thơ, nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cuộc sống lành mạnh, các thành viên trong gia đình luôn yêu thương nhau, tôn trọng nhau, biết chia sẻ đùm bọc nhau và không có bạo lực,… sẽ giúp học sinh hình thành một nhân cách tốt Còn ngược lại những cá nhân sống trong gia đình luôn có sự bất hòa, thiếu tính sẻ chia, thiếu tính gương mẫu từ người lớn, thường phải chịu đựng áp lực từ những mâu thuẫn, hoặc thường chứng kiến những hành vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình,… thì thường có những biểu hiện nhân cách xấu, dễ bị kích động và thường có những hành vi gây gổ bạo lực

Thực tế chứng minh rằng gia đình có sự tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học sinh, những đứa trẻ lúc nhỏ thường xuyên

bị cha mẹ đánh đòn, hoặc cha mẹ có cách cư xử không đúng mực,… đến khi trưởng thành các em thường tỏ ra là người luôn muốn gây hấn, thường có tâm trạng bất cần và sẵn sàng gây sự với bất cứ ai nếu không thỏa mãn theo ý của mình

Hiện nay do phần nào chịu ảnh hưởng của lối sống công nghiệp, đô thị nên học sinh thường thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, một bộ phận không nhỏ các bậc cha mẹ học sinh chưa biết cách quản lý và giáo dục con em mình một cách hiệu quả, nhất là trong giai đoạn học sinh đang phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn

Mặt khác hiện nay vẫn có nhiều bậc phụ huynh học sinh còn có tâm lý

“khoán trắng” công tác giáo dục học sinh cho đội ngũ thầy cô giáo nhà trường,

chính điều này là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho hiệu quả giáo dục không cao Sự thiếu quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con cái hàng ngày của phụ huynh, cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh hư hỏng và dẫn đến tình trạng bạo lực học đường

Môi trường xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tệ nạn bạo lực học đường, hàng ngày học sinh thường được chứng kiến những hành vi bạo lực diễn ra xung quanh mình, và trên nhiều lĩnh vực cụ thể như: Trên phim ảnh

Trang 3

thường có cảnh bạo lực, trong chuyện tranh cũng có cảnh bạo lực, trên các sân cỏ thì cũng có cảnh các cầu thủ đuổi đánh nhau thậm chí đánh cả trọng tài, cổ động viên các đội bóng cũng đánh nhau, ngay tại các khu dân cư cũng có nhiều vụ án

đâm chém thanh toán nhau theo kiểu “xã hội đen”,… khi bước chân ra khỏi nhà là

học sinh có thể bắt gặp các hành vi bạo lực, từ trên phim ảnh cho đến ngoài đời, từ

đó các em thường thấy quy luật là “mạnh được, yếu thua”

Vì vậy hiện tượng học sinh đánh nhau là khó tránh khỏi, nói chung quy lại là: tình trạng bạo lực học đường, học sinh chỉ là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm, do đó các em là đối tượng đáng thương hơn là đáng trách Những tác động

từ các yếu tố văn hóa như phim ảnh, sách báo, mạng Internet,… cũng là những yếu

tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hành vi bạo lực ở học sinh, ngay từ thuở nhỏ học sinh đã bị tiêm nhiễm bởi các hình ảnh và hành vi bạo lực, chính vì thế mà dần hình thành trong các em nhận thức sai lầm, không tự chủ được bản thân dẫn đến hành vi bạo lực học đường

Bên cạnh đó môi trường bạn bè trang lứa với các em cũng có vai trò rất quan trọng, thực tế hiện nay cho thấy nhiều em có cha, mẹ là những người trí thức có địa

vị trong xã hội, cuộc sống vật chất khá đầy đủ nhưng con cái vẫn có các hành vi xấu như: nói tục, chửi thề, ăn cắp, đánh nhau, thậm chí còn có những hành vi vi phạm pháp luật,… đó là vì chúng bị lôi kéo và học theo từ những bạn bè xấu, mà gia đình thiếu sự quan tâm đúng mực

Theo các nhà tâm lý giáo dục thì học sinh bậc trung học cơ sở đang ở lứa tuổi dậy thì, với các tính cách diễn biến tâm sinh lý khá phức tạp, đang có nhu cầu khẳng định mình, muốn làm người lớn nhưng lại không được người lớn chấp nhận, chính vì vậy cho nên các em thường cố gắng chứng tỏ mình bằng các hành động tạo ấn tượng, để thu hút người khác và để tự khẳng định mình Thông qua các biểu hiện như: tập hút thuốc lá, nói tục, chửi thề, sẵn sàng tham gia đánh nhau,… vì các

em coi như vậy mới là người có bản lĩnh, có “đẳng cấp”,… và như thế thì mới

được bạn bè kính nể Đó chính là đặc thù của tâm lý lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở, do vậy cần thiết phải có sự quan tâm sâu sắc của người lớn để điều chỉnh, giáo dục các hành vi của các em ngay từ những biểu hiện lệch lạc ban đầu

Ở một khía cạnh khác là thực trạng tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh ngày nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây, với cuộc sống vật chất khá đầy đủ hơn, được cha mẹ quan tâm nuông chiều hơn,… nên các em dễ bị tổn thương, dễ rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm, tự kỷ và cũng dễ có thái độ bộc phát, nổi loạn trong khi

đó phương pháp giáo dục của chúng ta chưa đổi mới kịp thời, để có thể theo kịp với sự phát triển chung của mặt bằng xã hội, và chúng ta cũng chưa chú trọng để giải quyết một cách triệt để những mặt tiêu cực phát sinh trong nhà trường

Nguyên nhân chủ quan:

Có thể nói đến đầu tiên đó là nguyên nhân từ các nhà trường, đó chính là sự nhận thức chưa đầy đủ về nạn bạo lực học đường Có một thực tế là trong nhiều năm qua chúng ta chưa chú trọng về công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường một cách nghiêm túc và bài bản Hầu như các nhà trường chỉ tập trung vào

Trang 4

công tác “dạy chữ” là chủ yếu, chỉ tiêu học sinh giỏi các cấp đôi lúc đã làm cho chúng ta lơ là việc “dạy người” cho học sinh, tiêu chí xét các danh hiệu thi đua

cuối năm chúng ta cũng thường dùng tỉ lệ học sinh giỏi ở các môn văn hóa làm trọng, mà ít chú ý đến tỉ lệ hạnh kiểm của học sinh

Đó còn là hệ quả của thái độ “vô cảm” của người lớn trong việc giáo dục

học sinh, chúng ta đôi lúc còn quá nặng về giáo dục lý thuyết, mà thiếu sự giáo dục

về kỹ năng, đạo đức, nhân cách làm người Trong xã hội cũng còn nhiều người lớn chưa làm gương cho các em, còn để xảy ra nhiều cảnh bạo lực diễn ra ngay trước mắt các em, để rồi lâu dần chúng trở thành một hình ảnh quen thuộc trong mắt các

em, từ đó các em dễ dàng bắt chước theo

Mặt khác chương trình học của học sinh hiện nay còn nặng về yếu tố tiếp thu kiến thức khoa học, chúng ta chưa đầu tư đúng mức cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Nếu học sinh được trang bị kỹ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói, hay cử chỉ gây mất lòng bạn, rèn cho các em có được kỹ năng ứng xử để các em có những hành động ôn hòa Rèn luyện cho các em biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, biết kìm nén trong những lúc bị kích động, biết sống chan hòa,

có thái độ bao dung và độ lượng với bạn bè,… thì sẽ hạn chế được nhiều tình trạng bạo lực học đường Chính vì vậy để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, nhất thiết phải đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các nhà trường một cách nghiêm túc và hiệu quả

Bạo lực học đường còn là hệ quả của một quá trình cô đơn và bế tắc kéo dài của học sinh, thực tế cuộc sống trong xã hội hiện nay tỉ lệ các gia đình có cha mẹ

ly hôn ngày càng tăng, hậu quả là các em thường bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc cha mẹ bận công việc ít quan tâm đến con cái Vì thiếu tình thương của cha mẹ nên các em thường tự ti, dễ bị tổn thương về tâm lý, hay bị bạn bè chế giễu, ức hiếp,… cho đến lúc bị dồn nén thì các em sẽ phản kháng lại bằng bạo lực đó cũng là điều dễ hiểu

Một nguyên nhân lớn nữa là học sinh không chỉ phải chịu cô đơn ở ngay tại gia đình mình, mà còn khá nhiều học sinh phải hứng chịu nỗi cô đơn, thái độ xa lánh, cô lập,… ở ngay trong nhà trường Vì bị thầy cô và bạn bè chỉ trích, dằn vặt khi phạm lỗi, thiếu sự quan tâm an ủi kịp thời của người lớn mỗi khi phạm lỗi, và

sự cô đơn ngay tại trong nhà trường ấy đã càng khiến cho các em thêm xa lánh thầy cô, bạn bè, người thân từ đó khi xảy ra việc gì các em cũng thường tự xử lý với nhau, chứ ít khi tâm sự và nhờ cậy sự chia sẻ từ thầy cô

Ở ngoài xã hội các em cũng cảm thấy mình bị lạc lõng, cô đơn trong đám đông, một khi các em bỏ học đi lang thang ngoài đường cũng chẳng có ai quan tâm đến, một thực trạng đáng trách nữa hiện nay là khi thấy một đám học sinh đánh nhau, đôi lúc người lớn cũng chỉ đứng nhìn mà thôi Chính sự vô cảm của người lớn đôi khi đã gián tiếp tạo cho các em thành những đứa trẻ chỉ thích sử dụng bạo lực để giải tỏa ức chế, để tự khẳng định mình Do đó việc giải tỏa các ức chế, sự cô đơn cũng như việc củng cố niềm tin cho học sinh là biện pháp hiệu quả, trong việc hạn chế tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Trang 5

Chúng ta biết rằng trong một lớp học thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh, hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm lớp luôn để lại dấu ấn lớn trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh Để làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh, thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp tốt với các giáo viên bộ môn khác để nắm được tâm sinh lý của học sinh, thường xuyên gần gũi chia sẻ với học sinh, để kịp thời động viên học sinh trong những lúc học sinh gặp khó khăn Thực tế cho thấy rằng những học sinh thường hay gây gổ, đánh nhau nếu giáo viên biết gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh,

từ đó có sự chia sẻ, động viên, khích lệ kịp thời thì học sinh sẽ bớt mặc cảm, sẽ có suy nghĩ và thái độ tích cực hơn rất nhiều

Đối với những học sinh cá biệt, chúng ta càng không nên có thái độ buông xuôi hay tỏ ra bất lực, mà cần phải kiên nhẫn dùng tình thương để từng bước cảm hóa các em Chúng ta cần biết rằng để giáo dục nên một nhân cách tốt đó là cả một quá trình, với những phương pháp phù hợp nhất và được áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể thích hợp

Một thực tế nữa là trong các nhà trường hiện nay hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội đôi khi còn mang tính mệnh lệnh và hình thức, các hoạt động của Đoàn – Đội còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn nên chưa thu hút được Đoàn viên, Đội viên tham gia Do vậy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cũng chưa đạt kết quả cao

b Các biện pháp để hạn chế tình trạng bạo lực học đường:

Có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, tuy nhiên tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta có cách xử lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất Sau đây là một số biện pháp mà cá nhân tôi đã đúc kết được:

Một là: Các nhà trường cần tăng cường công tác giáo dục hạnh kiểm cho

học sinh Làm tốt việc đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường, thông qua chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp và cần xem đây là việc làm quan trọng thường xuyên, phải xem đây là giải pháp cơ bản và bền vững trong việc hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Hai là: Như đã nêu ở trên tình trạng bạo lực học đường chính là một phần

hậu quả của sự cô đơn, thiếu niềm tin, ức chế tâm lý kéo dài do vậy biện pháp

phòng chống hiệu quả nạn bạo lực học đường là phải giải tỏa tâm lý ức chế và xây dựng niềm tin cho học sinh Để làm được điều này mỗi nhà trường nên có nhân

viên làm công tác “Tư vấn học đường”, để có thể xử lý kịp thời các tình huống mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ học sinh

Ba là: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, thông qua chương trình giảng

dạy kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng ứng xử, cách kiềm chế cơn nóng giận, biết sống bao dung độ lượng,

… để nhằm hạn chế bạo lực học đường

Bốn là: Có thể nói chương trình học của chúng ta vẫn còn tạo áp lực căng

thẳng cho học sinh, cả ở nhà trường và ngoài xã hội đều thiếu các sân chơi lành

Trang 6

mạnh cho học sinh Vì thế nên các em thường lui tới các dịch vụ trò chơi điện tử, tiệm Internet,… để vui chơi, để giảm căng thẳng nhưng vô hình chung các em lại vướng vào một thói xấu khác đó là cuộc sống ảo trên mạng Internet, trò chơi bạo lực trên mạng sẽ tiêm nhiễm vào các em, và tạo thành một vòng lẩn quẩn không lối thoát Do đó các nhà trường cần tạo thêm nhiều sân chơi lành mạnh cho các em, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để từng bước làm giảm tình trạng bạo lực học đường

Năm là: Những người làm công tác giáo dục không được có thái độ buông

xuôi, bất lực trước những thói hư tật xấu của các em, nhất là những học sinh cá biệt Chúng ta cần phải dùng tình thương để từng bước cảm hóa các em, một cách kiên nhẫn, phải khen nhiều hơn chê, không nên có thành kiến với các em, không nên dùng các biện pháp kỷ luật quá nghiêm khắc đối với học sinh Bên cạnh đó nhà trường cũng cần xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường

Sáu là: Phải xây dựng tốt mối quan hệ giữa ba lực lượng cùng tham gia công

tác giáo dục học sinh đó là “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”, phải xác định rằng việc giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, và mọi người đều phải

có trách nhiệm tham gia

Bảy là: Cần phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường, và

Đoàn viên thanh niên phải là lực lượng nòng cốt trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường Thực tế cho thấy rằng không gì hiệu quả bằng việc tự học sinh tham gia ngăn chặn nạn bạo lực học đường, vì chỉ có học sinh mới thực sự gần gũi được với học sinh, từ đó mới nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bạn mình, và

có thể làm tham mưu cho thầy cô giáo trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường một cách hiệu quả nhất

4 Kết quả, hiệu quả mang lại:

Thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, lãnh đạo nhà trường cùng các ban đoàn thể đã lồng ghép các nội dung về công tác phòng chống bạo lực học đường vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm ngăn chặn và từng bước tiến tới đẩy lùi nạn bạo lực học đường trong nhà trường

Sau thời gian áp dụng thực hiện các biện pháp phòng chống nạn bạo lực học đường như đã nêu ở trên, hiện tượng học sinh gây gổ dẫn đến đánh nhau trong nhà trường đã giảm rõ rệt Cụ thể trong năm học 2010 – 2011 toàn trường có 35 vụ gây

gổ giữa các học sinh với nhau, trong số đó có 17 vụ đã dẫn đến đánh nhau ở các mức độ khác nhau và phải đưa ra mức kỷ luật là hạ bậc hạnh kiểm (17 vụ); đình chỉ học 3 ngày (5 vụ); còn lại là hình thức nhắc nhở phê bình dưới cờ

Nhưng trong năm học 2011 – 2012 tính từ ngày 15 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 15 tháng 10 năm 2012, toàn trường chỉ xảy ra 25 vụ xích mích, gây gổ giữa các học sinh với nhau, trong số đó chỉ có 15 trường hợp phải cần đến sự can

Trang 7

thiệp của lãnh đạo nhà trường, và có 5 trường hợp phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường để xử lý bằng hình thức đình chỉ học 3 ngày; hạ hạnh kiểm (7 vụ); còn lại là hình thức phê bình, cảnh cáo dưới cờ

Năm học 2012 – 2013 tính từ ngày 15 tháng 8 năm 2012 đến nay (15/02/2013), toàn trường đã xảy ra 12 vụ học sinh gây gổ dẫn đến đánh nhau trong đó có 3 em bị đình chỉ học 3 ngày; 5 em bị hạ bậc hạnh kiểm; còn lại là hình thức phê bình, cảnh cáo dưới cờ Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước số vụ học sinh gây gổ đánh nhau có chiều hướng giảm rõ rệt cả về số vụ và mức độ vi phạm Đây là hiệu quả của việc nhà trường đã áp dụng biện pháp theo dõi sát sao, và can thiệp kịp thời khi phát hiện học sinh có những biểu hiện tụ tập lôi kéo đánh nhau Phát huy tốt vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và bộ phận Đoàn – Đội trong việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh, xử lý nhanh và dứt điểm những mâu thuẫn tiềm tàng trong nội bộ học sinh, góp phần làm giảm tình trạng bạo lực học đường

5 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả nhất khi áp dụng đối với những đối tượng là học sinh bậc trung học cơ sở hệ công lập

Ban giám hiệu nhà trường, những thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp,

và giáo viên tổng phụ trách Đội, là lực lượng trực tiếp trong nhà trường tham gia công tác này

Các lực lượng khác như Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương và các đoàn thể khác ngoài xã hội cùng tham gia các hoạt động này

6 Kiến nghị, đề xuất:

1 Trước thực trạng bạo lực học đường có chiều hướng diễn biến khá phức tạp như hiện nay, mỗi nhà trường rất cần thêm một nhân viên phụ trách công tác

“Giám thị” hoặc“Tư vấn học đường”, để kịp thời giải tỏa tâm lý cho học sinh mỗi

khi bị ức chế

2 Công tác phòng chống nạn bạo lực học đường do các nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhưng đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, do đó cần có sự phối

kết hợp kịp thời từ nhiều phía, nhất là ba lực lượng chủ yếu “Nhà trường – Gia

đình – Chính quyền địa phương”.

3 Chúng ta cần phải có giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề các điểm kinh doanh Internet, Game online, các loại sách báo có tính bạo lực,… ảnh hưởng đến nhà trường

4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường học, việc biên chế sĩ số các lớp học chỉ nên dừng ở 35 đến 40 học sinh/lớp, xây dựng tốt mối quan hệ thầy – trò phải là mối quan hệ mang tính nhân văn, không phải là mối quan hệ bằng những mệnh lệnh hành chính vô cảm

5 Chính quyền địa phương cần xây dựng thêm các khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em Các tổ chức đoàn thể địa phương cần thường xuyên quan tâm đến các em sau thời gian học ở trường

Trang 8

6 Chúng ta cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục những giá trị sống tốt

đẹp, lên án lối sống “vô cảm” của một bộ phận người dân Khuyến khích truyền

thống tốt đẹp của các gia đình Việt Nam, khơi dậy tính nhân văn trong mỗi con người học sinh, nhằm mục đích duy nhất là hạn chế tình trạng bạo lực học đường, xây dựng một môi trường học tập an toàn, thân thiện, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục./

Cà Mau, ngày 15 tháng 02 năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

Tạ Đức Hùng

Trang 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 15 tháng 02 năm 2013

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến thành phố Cà Mau

- Tên tác giả: Tạ Đức Hùng

- Chức vụ: Hiệu trưởng

- Đơn vị: Trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Cà Mau

- Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau:

1 Tên sáng kiến:

“BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

2 Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):

Trong những năm gần đây hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, và có những diễn biến phức tạp Ngày nay bạo lực học đường không còn dừng lại ở mức độ gây gổ đánh nhau đơn thuần nữa, sự phức tạp và nguy hiểm hiện nay là học sinh đã biết sử dụng các loại hung khí để đánh nhau, thậm chí còn lôi kéo côn đồ ở ngoài vào trường đánh bạn Hiện nay việc học sinh đâm chém nhau dẫn đến tử vong không còn là chuyện hiếm, hậu quả là đã có không ít trường hợp dẫn đến thương tật vĩnh viễn, nguy hiểm hơn nữa là đã có nhiều trường hợp dẫn đến chết người

Hậu quả thì đã rõ: Nhẹ thì bị xử lý kỷ luật đình chỉ việc học, nghiêm trọng hơn thì đã có em phải ra hầu tòa và nhận án tù, cuộc đời dở dang, gia đình chịu nhiều đau khổ khi con mình bị vướng vào vòng lao lý, xã hội chịu thêm gánh nặng,

… vết thương trong tâm hồn các em không thể xóa mờ, đôi khi nó còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của các em, cá biệt có em còn buông xuôi phó mặc cho số phận

Vì lẽ đó chúng ta cần phân tích nguyên nhân, nhận diện đúng mức bản chất của tình trạng bạo lực học đường một cách khoa học và đầy đủ, nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống nạn bạo lực học đường trong các trường học hiện nay

3 Nội dung cơ bản của sáng kiến:

- Toàn cảnh và thực trạng của hiện tượng bạo lực học đường ngày nay

- Những nguyên nhân cơ bản gây ra nạn bạo lực học đường

Mẫu 01/ĐN-XDSK

Trang 10

- Các giải pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nạn bạo lực học đường.

4 Phạm vi áp dụng:

Trong các trường phổ thông cấp trung học cơ sở, phần lớn đối tượng của nạn bạo lực học đường thường là lứa tuổi học sinh, nhất là lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở

Vì theo các nhà tâm lý giáo dục thì ở giai đoạn này nhân cách của các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, vì thế nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, nhất là trong giai đoạn quan trọng này

5 Hiệu quả đạt được:

Những kết quả đạt được trong khoảng thời gian gần 3 năm học (Từ ngày

15/8/2010 đến ngày 15/02/2013) cụ thể là: số vụ việc học sinh gây gổ dẫn đến

đánh nhau giảm rõ rệt, không có học sinh bị đưa ra hội đồng kỷ luật vì lỗi đánh nhau bằng hung khí, những vụ việc mâu thuẫn nhỏ được hòa giải kịp thời và không

để lại hậu quả đáng tiếc nào

Người đăng ký

Tạ Đức Hùng

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w