Vai trò của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 57 - 98)

cấp thời kỳ đổi mới

2.1.1 Vai trò của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong mối quan hệ với giai cấp công nhân

Hiện nay, số lượng công nhân Việt Nam là khoảng trên 9,5 triệu người (chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội). Công nhân đang tăng

55

nhanh trong một số ngành kinh tế mũi nhọn như: điện lực, dầu khí, điện tử, tin học, viễn thông... và ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, với trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên đáng kể. Đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao là lực lượng nòng cốt trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã hình thành ngày càng đông đảo. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá X của Đảng tiếp tục khẳng định sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân Việt Nam, đưa ra quan niệm và đề cập đến những yếu tố đặc trưng của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và trí óc (hình thức và tính chất lao động), làm công hưởng lương (địa vị kinh tế trong xã hội) trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp (gắn liền với công

nghiệp, kinh tế công nghiệp, xã hội công nghiệp).

Vai trò của doanh nhân với công nhân được biểu hiện ra ngoài xã hội là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Trong mối quan hệ này, còn nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vị trí, vai trò của doanh nhân cũng như những yếu tố nảy sinh từ đó. Có quan điểm cho rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân mà một phần đáng kể là tư bản tư nhân đang hoạt động sản xuất- kinh doanh có hiệu quả rõ rệt. Đối với thành phần kinh tế tư nhân đó, ngoài những đóng góp tích cực, sẽ dẫn tới việc khôi phục sự bóc lột người lao động trong xã hội ta. Cần hiểu thực chất vấn đề này như thế nào?

Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại hiện tượng lao động làm thuê (hiện tượng mua bán sức lao động). Đây là một trong những khả năng dẫn đến sự bóc lột sức lao động. Thực tế cho thấy, một

56

số chủ doanh nghiệp tìm cách để giảm chi phí trả công lao động nhằm thu lợi nhuận tối đa dẫn đến thu nhập của người lao động không tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Tình trạng này được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: dùng mức lương tối thiểu để trả cho lao động kỹ thuật, không trả lương làm thêm giờ, hoặc tính cả tiền ăn trưa, tiền lễ tết vào tiền lương để so sánh với lương tối thiểu… Bên cạnh đó, không ít chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta đã tạo lập được mối quan hệ ổn định, bền vững với người lao động, có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân... Ở những môi trường hài hòa như thế, năng suất và chất lượng lao động thường tăng cao…

Tuy vậy, tại Hội nghị Trung ương sáu khóa X, Đảng ta cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Phần lớn doanh nghiệp ngoài nhà nước còn vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất; chưa chăm lo cải thiện điều kiện lao động, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân tương xứng với kết quả lao động của họ” [8, 28].

Theo kết quả khảo sát của Ban Tư tưởng, Văn hoá Trung ương thì, 65,8% số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở tại doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng được khoảng 3% chỗ ở, còn lại, người lao động phải ở trọ xung quanh khu công nghiệp, điều kiện sống rất hạn chế. Trên thực tế, không ít công nhân đã bị bớt xén tiền công và các chế độ phúc lợi. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân sau khi bị buộc phải tăng lương theo Nghị định 03 của Chính phủ, đã tìm cách giảm các chế độ phúc lợi xã hội của người lao động như, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, với lý do, phải tăng lương nên doanh nghiệp thiếu tiền. Khó khăn về vật chất, tinh thần, cùng với các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động (điều kiện làm việc tạm bợ,

57

chủ doanh nghiệp đối xử không công bằng…) nên, theo một kết quả khảo sát, có tới hơn 50% số công nhân không muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Một trong những mục đích cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận- cơ sở tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, doanh nhân trong mọi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, ở nước ta hiện nay, doanh nhân còn là những người đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ của mình vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu lý luận về giá trị thặng dư của C.Mác cho thấy, trong quan hệ thuê mướn công nhân, không phải lúc nào cũng nảy sinh quan hệ bóc lột giá trị thặng dư. Thuê mướn công nhân là một trong những hoạt động kinh tế bình thường, trong quá trình sử dụng sức lao động của công nhân, chỉ có một trong ba khả năng nảy sinh quan hệ bóc lột mà thôi.

Khả năng thứ nhất, năng suất lao động cá biệt vượt qua thời gian lao động tất yếu (c+ m> v), tức là m> 0, công nhân đã tạo ra giá trị thặng dư. Trong điều kiện này, nếu chủ doanh nghiệp không phân phối thêm cho người lao động ngoài số tiền công (hay phân phối không thỏa đáng với sức lao động mà công nhân đã bỏ thêm ra để lao động sản xuất, làm nảy sinh và gia tăng giá trị thặng dư), thì anh ta trở thành kẻ bóc lột. Khả năng thứ hai, năng suất lao động cá biệt chỉ đạt đến mức độ thời gian lao động tất yếu (c+m= v), khi đó, m= 0, công nhân không tạo ra giá trị thặng dư, chủ doanh nghiệp hòa vốn. Trong điều kiện này, không thể có quan hệ bóc lột giá trị thặng dư. Khả năng thứ ba, năng suất lao động cá biệt của công nhân, thậm chí không đạt tới điểm hòa vốn (năng suất lao động của công nhân thấp hơn thời gian lao động tất yếu). Khi đó, doanh nghiệp bị thua lỗ, không bù đắp được các chi phí đầu vào và không thể có giá trị thặng dư.

58

Như vậy, ngoài trường hợp thứ nhất, còn hai trường hợp sau, dù có biện luận thế nào đi nữa, cũng đều không có giá trị thặng dư, do đó, không có quan hệ bóc lột giá trị thặng dư.

Thực tế cũng cho thấy, nếu không có các yếu tố ban đầu (tài sản cố định, tiền vốn cùng nguồn tri thức cao- tri thức quản lý…), thì sẽ không có nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị để tạo ra năng suất lao động tương ứng với sự gia tăng tỷ suất giá trị thặng dư. Và như thế, sau khi đã trả công cho người lao động tương xứng với sức lao động của họ theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội khác, thì số lợi nhuận còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của doanh nghiệp, doanh nhân là chính đáng. Lao động tham gia vào quá trình sản xuất giá trị là khá phong phú nên việc phân phối giá trị mới tạo ra cũng cần phải tính đến các loại lao động này. Với cách nhìn nhận như vậy, thì toàn bộ lợi nhuận mà doanh nhân thu được không chỉ có nguồn gốc từ giá trị thặng dư của công nhân làm thuê mà còn bao hàm trong đó cả lao động trí óc, lao động quản lý… Ông cha ta đã từng nói: “Một người lo bằng một kho người làm”, hiện nay, điều này vẫn đúng với các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung, DNVN nói riêng. Đảng ta cũng chủ trương: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [29, 88].

Hiện tại ở nước ta, giá trị thặng dư do công nhân sản xuất ra đã và đang được hướng tới phân phối trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước theo nguyên tắc: vừa để các doanh nhân tiếp tục phát triển doanh nghiệp, vừa trả công được cho công nhân theo mặt bằng giá cả sức lao động có thể chấp nhận được, vừa đóng góp được cho Nhà nước qua các sắc luật thuế và vào phúc lợi xã hội… Ở góc độ này, trong một thời gian và không gian nhất định, chúng ta

59

có thể chấp nhận hiện tượng doanh nhân (người sử dụng lao động) khấu trừ một phần giá trị thặng dư do người công nhân (người lao động) sản xuất ra ở một mức độ hợp lý (nếu việc khấu trừ đó nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu, lợi ích không chỉ của bản thân doanh nhân, mà còn phục vụ cho lợi ích lâu dài của người lao động cũng như của xã hội).

Như vậy, ở nước ta vẫn còn tồn tại hiện tượng bóc lột giá trị thặng dư trong cơ sở sản xuất kinh doanh ở một mức độ nhất định, song không thể phủ nhận rằng, một phần giá trị thặng dư bị “khấu trừ” đó, có thể (đã từng) được chuyển vào những hoạt động vì cộng đồng. Và có thể nói, một bộ phận DNVN là đối tượng trung gian đưa một phần hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh của công nhân vào phát triển xã hội.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta chủ trương: "Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" [30, 58- 59].

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường… thì những hiện tượng bóc lột sức lao động chỉ bị lên án và nghiêm cấm khi nó đã lỗi thời về mặt lịch sử. Ở nước ta, giữa hành vi bóc lột và sự chia sẻ lợi ích trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, ở một góc độ nhất định, là tất yếu, thậm chí còn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Về cơ bản, mối quan hệ giữa doanh nhân và công nhân ở nước ta đã được thiết lập và đang biến đổi ngày càng phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, vì cả nguyên nhân khách

60

quan và chủ quan, vẫn còn một bộ phận DNVN còn chưa tạo lập được sự hài hòa cần thiết về mặt lợi ích trong mối quan hệ với công nhân.

Vai trò của doanh nhân với công nhân được thể hiện thông qua mối quan hệ chủ- thợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ chủ- thợ là quan hệ giữa hai đối tượng, trong đó "chủ" là đối tượng sở hữu tư liệu sản xuất hay có năng lực quản lý và (hoặc) tham gia quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ; "thợ" là đối tượng thường không (hoặc ít) sở hữu tư liệu sản xuất, không tham gia quản lý, chỉ sở hữu sức lao động của mình là chính.

Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm nhà tư bản với khái niệm nhà quản lý. Nhà tư bản với tư cách là kẻ bóc lột sức lao động, là những người mà

trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hóa, không có (hoặc ít có) sự tham gia lao động quản lý trực tiếp, mà sống và làm giàu chủ yếu nhờ đầu tư tư bản và chiếm đoạt giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra. Hoặc có tham gia vào quá trình lao động sản xuất ở một mức độ nhất định, nhưng được phân phối (hay tự trả thù lao cho mình) hơn nhiều giá trị thực tế từ hiệu quả lao động của họ. Nhà quản lý là người mà trong quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, có tham gia lao động quản lý, vì thế, trong thu nhập của họ là thù lao quản lý. Với cách nhìn nhận này, ở Việt Nam hiện nay không có nhiều những nhà doanh nghiệp sống và làm giàu chỉ thuần túy nhờ chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Về cơ bản, như đã nói ở phần trên, DNVN đã bỏ vốn, mua tư liệu sản xuất, thuê công nhân, bỏ công sức lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, (vừa đầu tư vốn, vừa lao động nhằm mục đích làm gia tăng nguồn vốn đó để thu lợi nhuận); xét cho cùng, nhiều DNVN vẫn là những người trực tiếp lao động (trực tiếp quản lý doanh nghiệp hay trực tiếp tham gia vào một khâu của quá trình tạo ra sản phẩm…).

61

Ở nước ta hiện nay, lao động tham gia vào việc tạo ra giá trị thặng dư trong các doanh nghiệp tư nhân bao gồm lao động trực tiếp của công nhân và lao động quản lý của chủ doanh nghiệp. Nếu sử dụng công thức c+v+m, ta thấy lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp thu được không phải tất cả đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư của công nhân làm ra, mà trong đó có hai phần, một phần liên quan đến lao động quản lý, một phần liên quan đến vai trò chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Phần thu nhập thứ nhất là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là, phần thu nhập thứ hai có chính đáng không? Trước hết cần khẳng định rằng, việc hưởng thụ giá trị thặng dư là một phạm trù kinh tế- xã hội, tính chất của nó không hoàn toàn như nhau dưới các chế độ xã hội khác nhau. Điều đó là do quan hệ sản xuất thống trị và thượng tầng kiến trúc của chế độ nơi nó sinh ra quy định. Nếu giá trị thặng dư được sản xuất ra trong điều kiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư nhân hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối. Trong trường hợp này, phần thu nhập dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là sự chiếm đoạt thành quả lao động của công nhân làm thuê. Các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam thì khác, được hình thành và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa- chi phối bởi kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa, do đó, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân không hoàn toàn giống như tư bản tư nhân ở xã hội tư bản. Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta vận động và phát triển theo những đặc trưng định hướng xã hội chủ nghĩa. Có bóc lột hay không? Bóc lột ở mức độ nào… còn tuỳ thuộc vào khả năng điều tiết của Nhà nước và việc chấp hành của các chủ thể kinh tế. Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn toàn có thể xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế phù hợp, từng bước hoàn thiện cơ chế phân

62

phối, để vừa đảm bảo nguyên tắc của kinh tế thị trường vừa góp phần điều hoà thu nhập, hạn chế tối đa sự chênh lệch phân phối giá trị thặng dư [3, 232].

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã có những chủ trương và hành động cụ thể, thiết thực tác động vào quá trình phân phối sản phẩm của

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 57 - 98)