kết cấu xã hội- giai cấp thời kỳ đổi mới
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các giai cấp, tầng lớp trong kết cấu xã hội- giai cấp về tầng lớp doanh nhân Việt Nam
134
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhìn chung, doanh nhân (thời điểm đó là thương nhân) không được coi trọng tương xứng với vị trí cũng như vai trò của lực lượng này trong xã hội. Chế độ phong kiến, xuất phát từ ý thức hệ tư tưởng Nho giáo, coi trọng trật tự “sĩ, nông, công, thương”, coi “luân lý” và “danh phận” có vai trò tuyệt đối trong đời sống kinh tế- xã hội; mọi mặt của đời sống gần như không có chỗ cho khái niệm “tự do" và “bình đẳng”- những khái niệm vốn xuất hiện từ các cuộc cách mạng tư sản. “Nhân nghĩa” và “lợi” là những phạm trù hoàn toàn đối lập. Hơn nữa, là một nước thuần nông, chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản”- lấy nông nghiệp làm lĩnh vực sản xuất cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội- đã hầu như tồn tại xuyên suốt các triều đại ở nước ta. Với thái độ cũng như "chủ trương" “trọng nông ức thương”, cùng quan điểm “đi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối”…, thương nghiệp nước ta bị chèn ép, doanh nhân không được khuyến khích cũng như tạo điều kiện phát triển. Triều Nguyễn thi hành những chính sách kinh tế có tính chất kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp, đánh thuế thật cao vào các ngành nghề thủ công, buôn bán...
Doanh nhân Lương Văn Can từng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến công thương bị coi nhẹ trong quá khứ: “Cổ nhân thường khinh sự buôn là mạt nghệ, bởi vì người đời xưa trọng đạo đức mà khinh công- lợi, thấy người buôn tham lợi vô yếm, ít có nói thực, sợ mất cái lòng đạo đức đi, vả lại đời xưa thuỷ bộ giao thông chưa tiện lắm, tin tức chậm chạp, vận tải gian nan, buôn bán không được lợi lắm, cho nên thường khinh bỉ mà ít người chịu làm” [23, 125]. Thời điểm này, vai trò của những người làm công việc kinh doanh buôn bán không được xã hội coi trọng, xã hội phong kiến thường ca ngợi giới trí thức.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, sự nhìn nhận và đánh giá về DNVN đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, hiện nay
135
còn không ít yếu tố xã hội có nguồn gốc từ ý thức hệ Nho giáo và hệ tư tưởng phong kiến đang là tác nhân cản trở sự hình thành, phát triển của tầng lớp DNVN. Thể chế, môi trường xã hội ở trình độ nào, thường thì sẽ hình thành một đội ngũ doanh nhân có trình độ và phẩm chất tương ứng. Trong một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nằm trong khu vực các nước kém phát triển trên thế giới, khi mà môi trường kinh doanh chưa minh bạch, còn tồn tại không ít hiện tượng bất bình đẳng, cơ chế chính sách rườm rà... thì chưa thể hình thành một tầng lớp doanh nhân lớn mạnh. Để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho tầng lớp DNVN tồn tại và phát triển mạnh mẽ, không thể không khắc phục những hạn chế đó.
Từ phía tầng lớp DNVN, một bộ phận hiện vẫn làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, chụp giật, phi pháp, không chuyên nghiệp, không có chiến lược dài hạn, không thực hiện đủ nghĩa vụ cũng như vai trò của mình đối với người lao động, với Đảng, Nhà nước và xã hội... Vẫn còn hiện tượng chủ doanh nghiệp không tôn trọng cấp dưới, đối xử không công bằng với người lao động, gây tâm lý, thái độ và hành động thể hiện sự bất bình sâu sắc... Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nhìn nhận không mấy thiện cảm của một bộ phận nhân dân trong xã hội (trước hết là một bộ phận người lao động trong doanh nghiệp) với tầng lớp doanh nhân. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thời điểm nào, người lao động trong doanh nghiệp cũng có thể nhìn nhận, đánh giá cũng như có hành vi phù hợp đối với người sử dụng lao động. Thực tế cho thấy, có thể do lôi kéo, xúi giục, cố tình gây mâu thuẫn, không ít công nhân đã có những biểu hiện không công bằng đối với chủ doanh nghiệp: như cư xử thiếu văn hoá, bỏ việc tập thể vì những lý do không chính đáng, ép chủ doanh nghiệp phải thực hiện những yêu sách không công bằng... Thực trạng này có thể được hạn chế, khắc phục nếu vai trò của các tổ chức
136
chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong doanh nghiệp được phát huy ngang tầm nhiệm vụ.
Sự nhìn nhận sai lệch về tầng lớp DNVN cũng được thể hiện ở một bộ phận nông dân ở nước ta, theo đó, doanh nhân, thực chất là những thương lái, con buôn, những kẻ làm ăn theo lối chụp giật, nhỏ lẻ, thường xuyên chèn ép nông dân trong quá trình mua bán hàng hoá nông sản nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao nhất có thể cho bản thân.
Đối với phần lớn trí thức, đặc biệt là trí thức trẻ hiện nay, trở thành một doanh nhân thành đạt là một khát vọng, một động lực không nhỏ để họ phấn đấu, rèn luyện trong học tập, nghiên cứu... Thế nhưng, một số trí thức khác lại vẫn còn quan niệm, doanh nhân là đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi như buôn gian, bán lận, trốn thuế, làm giả hồ sơ, chứng từ, báo cáo, sổ sách, để hưởng các chế độ ưu đãi...
Như vậy, một bộ phận các tầng lớp nhân dân ở nước ta đã và đang nhìn nhận không thiện cảm cũng như hiểu chưa hoàn toàn chính xác về khu vực kinh tế tư nhân và chủ thể của nó. Việc làm ăn chưa có chiến lược, chụp giật, lừa đảo, phi pháp, thiếu chữ tín… là những hiện tượng có thật ở một số doanh nghiệp tư nhân nhưng không phải là đa số, càng không phải là tất cả. Thực ra thì, mọi khu vực kinh tế, ở bất kỳ quốc gia nào, từ xưa đến nay cũng luôn tồn tại những bất cập nhất định. Cũng vì lẽ đó, chúng ta không nên chỉ căn cứ một số hạn chế của một bộ phận nhỏ doanh nhân mà đưa ra những khái quát, nhận định một cách chủ quan về cả một tầng lớp xã hội.
Sự kỳ thị, cái nhìn không mấy thiện cảm về doanh nhân của một bộ phận nhân dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong điều kiện hiện nay còn chủ yếu do sự yếu kém, sai phạm cũng như cung cách làm ăn của một bộ phận doanh nhân. Với quan điểm của A.Smith thì: “Động cơ duy nhất thúc đẩy người có tư bản đem dùng tư bản vào nông nghiệp, vào công nghiệp
137
hoặc vào một ngành nào đó của thương nghiệp bán buôn hoặc bán lẻ, là việc chạy theo lợi nhuận của bản thân anh ta. Anh ta không bao giờ có ý nghĩ tính xem mỗi một phương thức sử dụng tư bản đó sẽ đưa bao nhiêu lao động sản xuất vào hoạt động hoặc sẽ tăng giá trị sản phẩm hàng năm của đất đai và của sản phẩm trong nước mình đến mức nào” [71, 160]. Tuy nhiên, khi đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, khi mà phần lớn DNVN đã có những đóng góp nhất định cho xã hội, và cho dù, về cơ bản, động cơ lớn nhất thúc đẩy họ đầu tư sản xuất kinh doanh vẫn là yếu tố lợi nhuận, thì sự kỳ thị cũng như cái nhìn không thiện cảm về doanh nhân cũng cần phải được cải biến tương ứng. Nắm giữ và sử dụng quan điểm, cách nhìn nhận cũ trong điều kiện mới không chỉ thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, mà còn tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của tầng lớp DNVN.
Chính sách đổi mới của Đảng đã và đang góp phần xoá bỏ về cơ bản những sự nhìn nhận định kiến, khắt khe của một bộ phận xã hội dân cư về tầng lớp DNVN, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân với chủ thể là những doanh nhân có năng lực, có quyết tâm và ý chí thành đạt. Sự đổi mới này, trước hết được ghi nhận trong văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Mặc dù hiện nay, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước đều chỉ rõ việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng trên thực tế vẫn còn có những quan điểm trái ngược nhau đối với sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân. Những ưu thế của khu vực kinh tế tư nhân đã được thừa nhận, nhưng việc triển khai các chính sách đó vẫn còn nhiều bất cập.
Đến nay, xã hội ta, về cơ bản, đã không còn quan niệm “giàu có là tội lỗi”, không còn coi doanh nhân là những kẻ xấu xa. Tuy vậy, trong cách nhìn nhận của một bộ phận nhân dân, doanh nhân vẫn là những kẻ bóc lột sức lao động, thậm chí bóc lột nặng nề. Đây là một trong những nguyên
138
nhân cơ bản nhất khiến vị trí của tầng lớp DNVN vẫn chưa được thừa nhận tương xứng với vai trò của họ trong xã hội.
Gần đây, việc trao các giải thưởng Sao đỏ, Sao vàng đất Việt, Doanh nhân tiêu biểu, Doanh nhân đất Việt, Bông hồng vàng, Thắp sáng tài năng kinh doanh, Doanh nhân Tâm- Tài, Doanh nhân văn hóa tiêu biểu, Doanh nhân Asian, Doanh nhân trẻ khởi nghiệp, Cúp Thánh Gióng... cho những doanh nhân tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với doanh nhân. Những động thái khích lệ và biểu dương này là cần thiết đối với tầng lớp DNVN- lực lượng xã hội đang phát triển và thể hiện vai trò không nhỏ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nói đến doanh nhân là nói đến đối tượng luôn có khát vọng làm giàu. Nhưng trước khi là doanh nhân, nếu họ là một công dân yêu nước, biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng thì việc làm giàu của họ, về cơ bản, sẽ diễn ra theo xu hướng tích cực, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh thuần tuý, tầng lớp DNVN, với tư cách là những người có tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh, đã thể hiện trách nhiệm xã hội, có những đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng… Những việc làm đó, ở một góc độ nhìn nhận, còn được coi là sự đầu tư dài hạn của doanh nhân, bởi lẽ, một xã hội phát triển ổn định và phồn vinh, có trình độ tổ chức và văn hoá cao, sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhân.
So với nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI chỉ có 22 đại biểu là doanh nhân thì nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, số lượng doanh nhân là đại biểu đã tăng lên 26 người. Thực tế này chứng tỏ rằng, doanh nhân ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Xã hội không những đã bắt đầu coi trọng doanh nhân mà còn đang
139
đòi hỏi họ có những đóng góp trong hoạt động lập pháp và hoạch định chính sách kinh tế.
Trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tầng lớp DNVN dường như là một biểu hiện chệnh khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong một điều kiện cụ thể, "tận dụng" chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn là một trong những con đường khắc phục những bất cập trong quản lý kinh tế của nước ta nhằm phát huy tiềm năng kinh tế trong đời sống nhân dân, giải phóng sức sản xuất để đẩy nhanh và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nhân đã, đang và sẽ là lực lượng có một vị trí, vai trò nhất định trong đời sống kinh tế- xã hội. Môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mở rộng, quan hệ giao tiếp đa chiều trong một con người với những vai trò và vị thế khác nhau, nhiều khi còn xung đột, mâu thuẫn nhau ngay từ định hướng giá trị khiến cho sự hình thành nhân cách doanh nhân nói chung diễn ra khá phức tạp, đòi hỏi DNVN phải tự vượt lên để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xã hội cũng như trên thương trường. Môi trường pháp lý hoàn thiện, tâm lý xã hội lành mạnh... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của tầng lớp doanh nhân vững mạnh, làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội trong sự thống nhất giữa ích nước với lợi nhà.
Các giá trị cũng như các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc đang phần nào biến đổi theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh đó, DNVN- với tư cách là công dân, không thể không chịu sự tác động. Tầng lớp DNVN vẫn đang không ngừng góp phần sản xuất ra của cải vật chất, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người từ
140
mọi giai tầng trong xã hội, đóng góp công sức, trí tuệ vào quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân trong suốt hơn hai thập kỷ qua.
Ngày 13-10-2004, lần đầu tiên trong lịch sử, tầng lớp DNVN có ngày truyền thống. Tháng 4-2009, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20-4 hàng năm là "Ngày Thương hiệu Việt Nam"… Thực tế này chính là biểu hiện rõ nét nhất về sự tôn trọng và thừa nhận của xã hội đối với doanh nhân. Cùng với niềm vinh dự là trách nhiệm to lớn đặt ra cho tầng lớp DNVN: “Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của tầng lớp doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân”. Đó cũng chính là ý nghĩa của Ngày Doanh nhân Việt Nam mà trong Quyết định số 990/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng cũng đã chủ trương: “Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm” [32, 86-87], và “Xoá bỏ mọi phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành…” [32, 84].
Để hiện thực hóa chỉ thị của Đảng, thái độ cũng như hành động cần phải có của các tổ chức chính trị và các giai tầng xã hội đối với DNVN nên là thái độ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự tồn tại và phát triển của tầng lớp xã hội này thông qua hệ thống chính sách cụ thể, thiết thực và khoa học. Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế nhiều thành phần cũng như để tầng lớp DNVN thực sự trở thành một thành tố hữu cơ trong kết cấu xã hội- giai cấp, cần loại bỏ tư tưởng cùng chính sách phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế một cách chủ
141
quan duy ý chí. Phải có chính sách tác động vào các thành phần kinh tế tương xứng với những đóng góp của nó vào nền kinh tế quốc dân. Chỉ với thái độ và hành động như vậy, tầng lớp DNVN mới tin tưởng và tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Khi đang tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa yêu cầu phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với thực trạng lạc hậu về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, thì chúng ta cần có