QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 118)

TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM

TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM kết cấu xã hội- giai cấp thời kỳ đổi mới

3.1.1 Phát huy vai trò của tầng lớp doanh nhân Việt Nam gắn với phát huy sức mạnh của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế này phù hợp với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và có đặc trưng quan trọng là nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nên cũng dần tạo nên trong thực tế nhiều giai tầng khác nhau. Các giai tầng có mối quan hệ đa dạng, phong phú vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kết cấu xã hội- giai cấp ở Việt Nam, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng cơ bản, đông đảo. Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối liên minh công- nông- trí thức, coi đây là nhiệm vụ chiến lược để tạo nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới trong điều kiện khoa học công nghệ thế giới phát triển hết sức nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi phát triển mạnh mẽ kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, mở rộng

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 118)