Xu hƣớng biến đổi của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 98 - 118)

xã hội- giai cấp thời kỳ đổi mới

2.2.1 Xu hướng phát triển về số lượng, chất lượng và biến đổi về cơ cấu của tầng lớp doanh nhân Việt Nam

Đảng ta đã chủ trương: “Thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên hình thức cổ phần. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt” [32, 84]. Chủ trương này là một cơ sở quan trọng để dự báo về tầng lớp DNVN. Tầng lớp DNVN sẽ tiếp tục phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận doanh nhân trong khu vực tư nhân sẽ ngày càng phát triển nhanh cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của bộ phận doanh nhân trong khu vực kinh tế này, các loại hình doanh nghiệp phổ biến trong thời gian tới sẽ là công ty cổ phần tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty mẹ- con, tập đoàn kinh

96

tế... Trong bối cảnh mới, nhu cầu thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh nhân… sẽ ngày càng sâu rộng.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, số lượng DNVN có thể tăng lên hay giảm đi, nhưng về cơ bản, xu hướng tăng vẫn là chủ đạo. Để đạt được mục tiêu có 500.000 doanh nghiệp thành lập và hoạt động hiệu quả vào năm 2010, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích thành lập doanh nghiệp… thì chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp là một giải pháp cấp thiết. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X đã nêu lên chủ trương: “Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân” [18, 86]. Từ nay đến năm 2010, cùng với việc hoàn thiện cơ chế chuyển đổi, xu hướng các hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ. Đến năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu đặt ra về số lượng doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động.

Tầng lớp DNVN sẽ tiếp tục phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân như một thành viên tích cực, sáng tạo trong kết cấu xã hội- giai cấp cũng như trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy vậy, có nhiều ý kiến đặt ra là: thời gian tới, tầng lớp DNVN có thể phát triển thành một giai cấp xã hội hay không? Với những tiêu chí của một giai cấp như trong định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin (đã nêu ở phần trên), có thể khẳng định rằng, tầng lớp DNVN chưa thể trở thành giai cấp. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta không có quan hệ sản xuất độc nhất, mà có nhiều quan hệ sản xuất khác nhau tồn tại đan xen nhau, ở đó, DNVN tồn tại trong hầu hết các phương thức sản xuất, họ khó có thể thống nhất với nhau để tạo thành giai cấp. Mặt khác, sự sở hữu tư liệu sản xuất xã hội, quyền lực chính trị cũng như các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong quá trình sản xuất (từ khâu sở hữu đến khâu

97

phân phối sản phẩm lao động) của khu vực kinh tế tư nhân cũng như của tầng lớp DNVN đều bị giới hạn và điều tiết bởi những quan hệ kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử cho thấy, chỉ cần có sự nới lỏng hay hạn chế về mặt cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (chẳng hạn như điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện thành lập doanh nghiệp…) là có thể dẫn tới sự tăng lên hay giảm đi một cách nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, doanh nhân trong nền kinh tế quốc dân.

Lịch sử đã và đang chỉ ra rằng, sự tác động của Đảng và Nhà nước ta vào tầng lớp DNVN bằng các cơ chế, chủ trương, chính sách thời gian qua, về cơ bản là phù hợp, không những tuân thủ quy luật khách qụan, mà còn đang góp phần hạn chế những "khuyết tật" trong quá trình phát triển tự phát của khu vực kinh tế này cũng như chủ thể của nó mà nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, nếu Đảng ta giữ vững lập trường tư tưởng, Nhà nước quản lý sáng tạo, có hiệu quả trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tầng lớp DNVN không thể phát triển thành giai cấp tư sản như giai cấp tư sản ở các nước tư bản.

Khi xem xét cách phân định quyền sở hữu tư tư liệu sản xuất của một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc, đã không đặt ra tiêu chí về kinh tế tư bản và giai cấp (tầng lớp) tư sản, mà chỉ phân định các quan hệ sở hữu theo khu vực kinh tế nhằm đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Bản thân tên gọi không quan trọng, song dùng cùng khái niệm sẽ làm cho vấn đề truyền thông hiệu quả hơn rất nhiều, và xét từ khía cạnh đó vấn đề tên gọi của khái niệm cũng rất quan trọng, nhất là trong thời hội nhập toàn cầu. Và, "cho dù kinh tế tư bản chủ nghĩa tất yếu có cơ sở cho sự hình thành hệ tư tưởng và văn

98

hoá tư sản, nhưng tư tưởng tư sản đó có tồn tại cũng không thể phát triển tự do mà phải cải tạo, phục tùng hệ tư tưởng vô sản” [107, 237]. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, có hay không có sự chuyển biến của tầng lớp DNVN thành giai cấp hoặc tầng lớp tư sản Việt Nam là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Sự bóc lột giá trị thặng dư có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp, như tăng thời gian lao động, tăng cường độ lao động… Đại bộ phận DNVN là nhân dân lao động, trong đó không ít là đảng viên, trí thức, được rèn luyện và thử thách qua các cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo, được hoạt động lao động trong môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện, thì nguy cơ chệch hướng trong tư tưởng cũng như hành động của cả một tầng lớp xã hội là khó xảy ra.

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho tầng lớp DNVN những nhiệm vụ to lớn, đặc biệt là việc nâng cao trình độ kiến thức cũng như năng lực quản trị. Trong thời gian tới, cơ cấu của tầng lớp DNVN sẽ có sự biến động rõ rệt, số lượng trí thức- doanh nhân sẽ tăng lên. DNVN sẽ ngày càng được đào tạo bài bản để trở thành những nhà quản trị chuyên nghiệp, tự tin trong hợp tác và cạnh tranh với cộng đồng doanh nhân ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với chính sách phù hợp của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, bộ phận doanh nhân trong khu vực nông nghiệp sẽ tăng lên về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trước tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, để giúp các doanh nghiệp, doanh nhân thay đổi chiến lược kinh doanh, tạo động lực to lớn gắn kết chặt chẽ hơn hai lực lượng xã hội: nông dân và doanh nhân, các cơ quan chức năng đã xây dựng chương trình “Hướng về nông thôn”, trong đó, gói kích cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã và đang phát huy tác dụng tích cực. Đồng thời, bổ sung

99

các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn (ưu đãi thuế, vay vốn kích cầu, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính…)

Với nhiều chủ trương và chính sách thiết thực khuyến khích sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, các chủ hộ kinh doanh cá thể ở nước ta đang và sẽ có thêm nhiều điều kiện để chuyển hoá thành các doanh nghiệp, và bản thân họ sẽ trở thành những doanh nhân.

Trong thời gian tới, cơ cấu tầng lớp DNVN ngày càng phù hợp, thể hiện tính chuyên nghiệp, tiếp cận dần với trình độ của cộng đồng doanh nhân ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Song song với chủ trương của Đảng ta về việc tăng cường lãnh đạo cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị của tầng lớp DNVN sẽ ngày càng được thống nhất. Tầng lớp doanh nhân ngày càng tham gia tích cực và thiết thực hơn vào các hoạt động chính trị, xã hội. Trách nhiệm xã hội của DNVN ngày càng được nâng cao.

Phát biểu tại lễ tôn vinh sự học của doanh nhân, bà Gaynor Lewis, Giám đốc điều hành Học viện Lãnh đạo và Quản lý Anh Quốc (ILM), một tổ chức giáo dục có lịch sử lâu đời và uy tín toàn cầu trong lĩnh vực đào tạo và phát triển đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp đã tin tưởng rằng, với tri thức thế giới và giá trị thực học, sẽ có một ngày DNVN sẽ vươn lên ngang tầm doanh nhân thế giới.

2.2.2 Xu hướng liên kết của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội- giai cấp

Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu là tham gia vào môi trường cạnh tranh và đào thải ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, tầng lớp DNVN phải nhanh chóng hoàn thiện nhân cách, đoàn kết, đồng lòng thì mới có thể chủ động và thành

100

công trước thách thức mới. Để vượt qua tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, cạnh tranh nội bộ thiếu lành mạnh, hướng đến nền kinh tế tri thức, DNVN phải liên kết để tạo thành sức mạnh hợp tác. Đây là yêu cầu tất yếu và đang là đòi hỏi cấp thiết trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đạo lý kinh doanh buôn bán thể hiện tinh thần tập thể, tính cấu kết cộng đồng ở nước ta đã được thể hiện bằng những câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, hay “Đi buôn nhớ phường, đi đường nhớ lối”. Phường là một đơn vị kinh tế- xã hội xuất hiện ở Việt Nam từ thời Trần và tồn tại đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở phía Nam, kiểu tổ chức xã hội- nghề nghiệp này còn tồn tại đến giữa năm 1975. Phường buôn ra đời trên cơ sở hợp tác tự nguyện, bình đẳng về lợi ích nghề nghiệp, có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Ngày nay, các phường buôn được thay thế bằng các câu lạc bộ, các hội hay lớn hơn là các hiệp hội… Kiểu tổ chức này đang thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, doanh nhân và ngày càng khẳng định vai trò, lợi ích của nó trong đời sống hiện đại.

Đạo lý buôn bán của người xưa còn được thể hiện qua những triết lý về của cải và sự giàu có. Dân gian khẳng định lợi ích nhãn tiền của công việc buôn bán trong đời sống: “Phi thương bất phú”. Nhưng để có phú quý bền lâu ông cha ta không quan niệm “thương” với nghĩa là buôn bán dưới mọi hình thức để kiếm lợi nhuận. Sự giàu có do gian dối, lọc lừa là không bền: “Của phù vân không chân hay chạy”, “Của phù vân sớm họp tối tan”, hay “Của phù vân vần xuống bể”. Từ đó, ca dao người Việt đã đúc kết nên một bài học sâu sắc về đạo lý buôn bán mà ý nghĩa của nó vẫn còn rất thiết thực ở hiện tại:

“Tin nhau buôn bán cùng nhau

Thiệt hơn hơn thiệt trước sau như lời Hay gì lừa đảo kiếm lời

101 Theo chi những thói gian tham

Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sau mới bền”.

Một phương diện khác trong quan niệm về đạo lý buôn bán của người xưa là sự kịch liệt phê phán mặt trái của nghề buôn, bao gồm: thói hám lợi, sự vô tình vô nghĩa: “Càng quen càng lèn cho đau”, “Được mối hàng mẹ chẳng nhường cho con”, “Được mối hàng chị chẳng nhường cho em”; sự coi đồng tiền là trên hết, quan hệ trao đổi lạnh lùng trên cơ sở tiền bạc: “Tiền trao cháo múc”, “Tiền trao ra, gà bắt lấy”, “Trâu trao chạc, bạc trao tay”; hay sự gian giảo, lọc lừa táng tận lương tâm: “Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu”, “Hàng có lá mặt, lá trái”…Tuy nhiên, đây không phải là thái độ phê để diệt mà là sự phê phán trên tinh thần xây dựng, góp ý để sửa đổi.

Những năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cho thấy, các quan niệm của người xưa về đạo lý buôn bán của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị. Không ít nhà doanh nghiệp lấy những đạo lý này làm tôn chỉ cho hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế đã minh chứng cho họ bằng những thành công, trở thành các doanh nghiệp tầm cỡ như: Việt Á, Nam Cường, Trung Nguyên... Không ít doanh nhân đang từng ngày, từng giờ vượt mọi khó khăn, âm thầm kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa tích cực mà các thế hệ trước đã để lại, góp phần tạo dựng một văn hóa riêng- Văn hóa doanh nhân. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chụp giật, lừa đảo nhằm thu lợi nhuận nhanh và nhiều nhất có thể. Song, một phần lớn trong số những doanh nhân này đã và đang phải trả giá bằng việc bị loại khỏi thương trường... Hiện nay, DNVN đang “buôn bán” trong một “phường lớn” có hơn 150 quốc gia- đối tác cũng như hàng triệu doanh nhân khắp năm châu, trong đó có những doanh nghiệp, doanh nhân tầm cỡ quốc tế với thương hiệu- văn hóa

102

doanh nghiệp nổi tiếng. Trong bối cảnh hội nhập đó, việc trông mong vào sự độc lập, tự chủ, thắng lợi của mỗi doanh nghiệp, DNVN trên thương trường ngày càng trở nên khó khăn. Hình thức tồn tại và phát triển hợp lý nhất hiện nay của DNVN là đoàn kết lại thành một khối thống nhất. Thương trường cũng như “chiến trường”, cần biết tổng hợp và phát huy sức mạnh tập thể. Chỉ khi nghệ thuật "chiến tranh nhân dân" của nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm được cải biến thành chiến lược "kinh doanh nhân dân" thì tầng lớp doanh nhân của chúng ta mới có thể tự tin cạnh tranh và giành thắng lợi trên thương trường cũng như đưa ra chính kiến của mình trong các diễn đàn hợp tác quốc tế.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp, DNVN vẫn chú ý đến việc cạnh tranh với nhau hơn là hợp tác lại để bảo vệ nhau, cùng phát triển vững vàng trước các đối tác lớn trên thế giới. Khi đánh giá sự thành công của các nước Đông á như Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc... Chúng ta đều có thể thấy rõ nét sự đoàn kết, thống nhất và luôn biết hun đúc tinh thần kinh doanh của đội ngũ doanh nhân. Tại Mĩ, các doanh nghiệp có quy mô lớn và nhỏ không phải là những mảng khu vực riêng biệt trong nền kinh tế, trái lại, họ mua sản phẩm của nhau và tranh thủ sự đổi mới từ mỗi bên để tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tại đây, sự duy trì, tồn tại và phát triển mạnh mẽ của doanh nhân Mĩ đòi hỏi mỗi doanh nhân không chỉ đơn thuần tránh cạm bẫy của đồng tiền mà còn phải có sức mạnh vươn tới và có được vị thế như của các tập đoàn kinh tế lớn... Sự đoàn kết và thống nhất của tầng lớp DNVN hiện nay

Một phần của tài liệu So sánh việc thể hiện xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du[145248] (Trang 98 - 118)