ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KINH TẾ TRANG TRẠ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội (Trang 41 - 43)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM

4. ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KINH TẾ TRANG TRẠ

TẾ TRANG TRẠI

4.1 ƯU ĐIỂM

+ Khai thác và phát huy được tiềm năng thế mạnh về đất đai, nguồn lực, nhân lực. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút được một khối lượng lớn tiền vốn trong dân , đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra xu hướng hợp tác và phát triển trong sản xuất nông nghiệp.l

+ Giải quyết số lao động nhàn rỗi dư thừa, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho nông dân, tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp…

+ Kinh tế trang trại phát triển góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 ha canh tác, một số trang trại đã đầu tư chuyển những diện tích đất sản xuất nông nghiệp hoang hoá, sản xuất kém hiệu quả , chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, bước đầu đã có hiệu quả, có thu nhập.

4.2 MỘT SỐ TỒN TẠI:

+ Về quy mô: Đa số các trang trại trên địa bàn huyện hầu hết đều có quy mô nhỏ

+ Trình độ quản lý của các chủ trang trại còn rất nhiều hạn chế , hầu hết chưa có kiến thức quản lý, tay nghề của người lao động của các trang trại đều có trình độ thấp, chưa qua đào tạo.

+ Nguồn vốn của chủ trang trại hầu hết các trang trại đều có nhu cầu về vốn vay quy mô trang trại càng lớn, nhu cầu vay vốn càng nhiều, tuy nhiên hiện nay thủ tục vay vốn còn rườm ra phức tạp;

+ Tiêu thụ và chế biến sản phẩm: tất cả 100 trang traị đều tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tự do và không qua sơ chế hoặc chế biến , chưa có trang trại nào kết hợp đựơc với các doanh nghiệp trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

4.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI

+ Mặc dù đã có những hướng dẫn trong việc thực hiện luật đất đai sửa đổi năm 2003 nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể hơn trong việc cải tạo, xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thời gian thực hiện phương án trên từng quỹ đất còn hạn chế nên các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất.

+ Đã có các chính sách về vay vốn nhưng thủ tục vay vốn quá rườm rà, qua nhiều đầu mối trung gian nên không khuyến khích được các chủ trang trại vay vốn đầu tư cũng như việc tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi hết sức khó khăn.

+ Quyết định số 80/2002/ QĐ-TTg của thủ tướng ra đời là hành lang pháp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết với nhau trong việc cung ứng đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhưng đến nay vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn nên áp dụng quyết định này còn rất hạn chế…

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w