II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM
1. Giải pháp về đất đai:
Do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là với việc phát triển kinh tế trang trại. Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng nguồn lực đất đai một cách có hiệu quả nhất, khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng hay nói cách khác là cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho tối đa hoá giá trị thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích đất ở từng vùng, từng trang trại
- Thứ nhất: Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai : huyện cần tiến hành kiểm tra , nắm vững quỹ đất hiện có, nhất là đất hoang hoá để xem xét vùng đất nào có khả năng xây dựng phát triển thành các mô hình KTTT, tập trung nghiên cứu phát triển trang trại.
Huyện cần có quy hoạch về đất đai theo từng vùng chuyên canh lớn như: trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất rau an toàn....
- Thứ hai: Huyện chỉ đạo các xã xây dựng các phương án dồn điền đổi thửa theo tinh thần “ dân chủ, tự nguyện và thoả thuận” đồng thời tạo điều kiện cho những người có nguyện vọng nhận những phần đất để đầu tư phát triển KTTT với mức thuế thấp. Để trở thành trang trại, các nông hộ phải tập trung lượng đất đến quy mô nhất định, việc khuyến khích các hộ nông dân dồn điền đổi thửa có tác dụng khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện cho các hộ đi sâu vào sản xuất. Tuy nhiên muốn dồn điền đổi thửa thành công phải đảm bảo sự dân chủ, công khai, nhưng không thiếu vắng vai trò của chính quyền cấp xã.
- Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi và có các chính sách ưu tiên mặt bằng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn để
đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động sản xuất khác nông nghiệp.
- Thứ tư: Hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại, quy định hướng dẫn cụ thể để chủ trang trại thực hiện 7 quyền: chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, cho thuê lại và góp vốn kinh doanh.