II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM
2. GIẢI PHÁP VỀ VỐN
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy: vốn đầu tư bình quân của các chủ trang trại nhìn chung còn thấp, bình quân là 376,46 triệu đồng/ 1 trang trại. Nguồn vốn chủ yếu của trang trại chủ yếu là vốn tự có, vốn vay, còn một phần nhỏ là vốn nhà nước thông qua chương trình dự án, vốn của thân nhân chủ trang trại, vốn vay hợp tác xã tín dụng.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế hộ và quy mô sản xuất lớn hơn, phải tiến hành khai hoang, kiến thiết đồng ruộng, mặt nước, trồng rừng, trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, làm thuỷ lợi, mua sắm công cụ máy móc... Vốn ít, các trang trại chỉ phát triển dần quy mô sản xuất theo phương châm: “ lấy ngắn nuôi dài” , nhiều cơ sở hạ tầng trong trang trại chưa được xây dựng, công cụ sản xuất còn thô sơ. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng và lợi thế phát triển. Mặc dù nhu cầu vốn lớn nhưng trang trại không muốn vay ngân hàng vì thủ tục vay phức tạp,
thời gian vay ngắn, lãi suất cao. Để giải quyết những bất cập này, cần giải quyết theo các hướng sau:
Một là: Huyện Gia Lâm cần ưu tiên xây dựng đường giao thông , tạo điều kiện cho các trang trại trong đó phát triển, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư của các hộ khác vào mô hình kinh tế trang trại.
Hai là: Củng cố và tăng cường vai trò của hợp tác xã tín dụng, khuyến khích các trang trại tham gia vào hợp tác xã tín dụng để được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Ba là: Tiếp tục thực hiện cơ chế cho chủ trang trại vay vốn theo dự án, cơ chế cho vay này một mặt đảm bảo tính khả thi trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả , mặt khác gắn nhiệm vụ của trang trại với việc tạo ra sản phẩm hàng hoá, nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và tạo ra việc làm cho người lao động. Thời hạn cho vay phải phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, tức là cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Thậm chí có thể thời hạn vay lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì chủ trang trại phải mua sắm vật tư trước, lựa chọn thời điểm cho vay vốn có thể trước chu kỳ kinh doanh chứ không phải bắt đầu chu kỳ kinh doanh và ngay sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Vốn vay theo dự án cũng cần được tăng cường cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu của trang trại.
Bốn là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , quỹ tạo việc làm huyện Gia Lâm cần thực hịên cơ chế cho các chủ trang trại vay vốn theo chương trình phát triển kinh tế trang trại. Ngân hàng không nên xác định mức vay thống nhất giữa các trang trại mà việc cung ứng vốn cần được xác định dựa vào nhu cầu sử dụng vốn. Thủ tục vay cần được
nghiên cứu để đơn giản hoá, lãi suất vay ưu đãi, tăng thời hạn cho vay... nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc kinh doanh của ngân hàng.
Năm là, tăng cường vai trò của tổ chức như Hội nông dân, Hội làm vườn, Hội phụ nữ trong việc cho chủ trang trại vay vốn.
Sáu là, chính quyền huyện cần có biện pháp khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở vùng đồi núi hoang hoá bằng các giải pháp ưu tiên giao đất, miễn giảm thuế...
Nguồn vốn từ ngân sách là nhân tố dẫn đường, nền tảng cho việc đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nói chung, trang trại nói riêng, cần tập trung đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường điện, nước, trạm, chợ. Đầu tư trực tiếp cho việc xây dựng cơ sơ hạ tầng thì kết quả một đồng vốn ngân sách sẽ thu hút hàng trăm hàng nghìn lần vốn trong dân cư ở các vùng có tiềm năng.
3.Giải pháp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức cho các chủ trang trại
Thực tế của nhiều trang trại hoạt động mang lại hiệu quả cao cho thấy, chủ trang trại phải là người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi để tiến lên. Vì vậy họ phải có trình độ khoa học kỹ thuật, có khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường và biết kết hợp sức lao động của gia đình với thuê mớn lao động để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay số đó không nhiều. Đa số các chủ trang trại trong huyện có trình độ văn hoá cấp 2 trở lên, số chủ trang trại có trình độ đại học ,cao đẳng, trung cấp, sơ cấp là rất ít. Để nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của các chủ trang trại cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về đối tợng đào tạo: Đối tượng này không chỉ là các chủ trang trại mà còn bao gồm những người có nguyện vọng thiết tha và có khả năng trở thành các chủ trang trại, những người quản lý ở cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động của trang trại. Đối với các ngành ở huyện, xã trực tiếp quản lý các hoạt động của trang trại nên cử cán bộ chuyên trách đi đào tạo để quản lý tốt hơn các hoạt động cuả trang trại.
Về nôi dung đào tạo: Đó là những vấn đề chung của kinh tế trang trại như: vị trí, xu hướng phát triển, các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại được ban hành. Đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như: xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... các kiến thức về khoa học kỹ thuật , về hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung đào tạo phải đợc thiết kế đơn giản, dễ hiểu để các chủ trang trại có thể tiếp thu và vận dụng vào hoạt động của trang trại. Cụ thể: nội dung đào tạo phải vừa đảm bảo kiến thức kỹ thuật , kinh tế, vừa phải có kiến thức luật pháp và những kiến thức cần thiết cho hội nhập. Hình thức đào tạo: các đối tượng đào tạo là đa dạng nên hình thức đào tạo phải phong phú. đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với sự gặp mặt của các chuyên gia, các giảng viên từ các trờng đại học khối nông nghiệp, các tổ chức quần chúng và các tổ chức khuyến nông, lâm....
Trạm khuyến nông huyện cùng các tổ chức đoàn, hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội làm vườn, hội cựu chíên binh.. đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dỡng kiến thức cho chủ trang trại. Do vậy, huyện cần khai thác triệt để những ưu điểm của các tổ chức này. Nội
dung bồi dưỡng có thể được thực hiện thông qua mở lớp, có thể qua hướng dẫn và trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của các trang trại làm ăn giỏi .
16Về kinh phí cho đào tạo: vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến cho chủ trang trại là vấn đề lớn. Vì vậy, đòi hỏi phải được đầu ngân sách thoả đáng có chính sách tài trợ một phần kinh phí cho các chủ trang trại.
4.Giải pháp về lao động
Lực lượng lao động của trang trại gồm 2 loại lao động của hộ chủ trang trại và lao động thuê ngoài.
- Đối với lao động của chủ hộ trang trại:
Kết quả điều tra và tính toán cho thấy: bình quân một trang trại có 0,063 người, trong đó chủ yếu là các chủ trang trại vừa là người quản lý, vừa là người lao động. Như vậy, những thành viên trong độ tuổi của trang trại hầu như chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn, chất lượng lao động thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, việc nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động là rất cần thiết.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động cần phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng ( Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... ) và trạn khuyến nông huyện, cần phát huy vai trò của những người có bằng cấp trong từng trang trại để nâng cao trình độ người lao động dưới hình thức truyền nghề.
Lao động thuê thường xuyên của các trang trại cũng khá lớn, bình quân một trang trại thuê 3,68 ngời. Nguồn gốc của lao động làm thuê có nhiều dạng. Một số nông dân có ít đất sản xuất, không đủ việc làm nên tự nguyện đi làm thuê, một số hộ nông dân có ít đất cho người khác thuê, rồi tự nguyện làm thuê cho chính người thuê đất của mình để có thu nhập cao hơn, một số hộ mất hẳn điều kiện làm ăn, phải đi làm thuê để kiếm sống... Trong bối cảnh này, cần giải quyết một số vấn đế sau:
+ Đối với lao động thuê thời vụ ở các trang trại có thể thoả thuận miệng giữa người sử dụng và người lao động. Còn đối với lao động thường xuyên, nhất thiết phải ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, đồng thời người lao động cũng yên tâm làm việc và phát huy mọi khả năng của mình thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại phát triển.
+ Chính quyền huyện cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiên, ngăn ngừa và giải quyết những hành vi không lành mạnh, vị phạm pháp luật trong việc sử dụng lao động của trang trại và những vi phạm của người lao động.
+ Hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện đều sử dụng lao động làm thuê. Lao động ở Gia Lâm nhiều, giá thuê lao động lại rẻ. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động cha cao, trình độ lao động cha tương xứng với yêu cầu của trang trại. Vì vậy, huyện cần có biện pháp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động để họ có khả năng đáp ứng yêu cầu về lao động trong các trang trại.
5.Giải pháp về thị trờng
+ Các chủ trang trại ở huyện nên tăng cường liên kết, thành lập một hiệp hội trang trại đảm nhận việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho các trang trại, tránh sự nâng giá, ép giá làm hại đến lợi ích của trang trại.
+ Tăng cường vai trò của đội quản lý thị trường Gia Lâm. Thị trường hiện nay đang được thực hiện bởi nhiều thành phần kinh tế với ư- u thế về tính năng động, nhạy bén có thể lợi dụng những kẽ hở trong quan lý Nhà nước để cung ứng các loại vật tư và dịch vụ không đạt chất lượng cho các trang trại ( giống cây trồng kém, phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả... ).
- Đối với thị trường đầu ra:
kết quả phỏng vấn chủ trang trại ở Gia Lâm cho thấy: Các trang trại bán sản phẩm nhiều nhất là thông qua chợ, tư thơng. Doanh nghiệp thu mua Nhà nước, tư nhân đóng vai trò rất mờ nhạt, hầu như chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định cho các chủ trang trại. Do vậy, để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, đề tài xin đa ra một số giải pháp sau:
+ Phát triển hệ thống thông tin thị trường để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiêu thụ nông sản đẻ cung cấp thông tin cho các chủ trang trại. Thông tin thị trường nông sản là nhu cầu rất thiết thực và thường xuyên của các trang trại, trong khi đó các trang trại ở Gia Lâm lại rất thiếu thông tin. Do vậy, nhiều chủ trang trại quyết định lựa chọn phương hướng sản xuất thiếu cơ sở dẫn đến sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá rẻ. Vì vậy, trạm khuyến nông huyện cần thông tin kịp thời để khuyến cáo cho các trang trại định hướng phát triến quy mô trang trại từ đầu vụ sản xuất.
+ Tăng cường đầu tư cho các hoạt động triển lãm, quảng cáo, tiếp thị để mở mang thị phần tiêu thụ nông sản phẩm của huyện.
+ Xây dựng thương hiệu hàng hoá, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm và tăng cường công tác xúc tiến thương mại.
+ Xây dựng hệ thống kiểm tra, đăng ký chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ( ISO, HACCP ), thường xuyên kiểm tra một cách nghiêm ngặt về quản lý chất lượng nông sản và dịch vụ.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại như: đường giao thông, kho tàng, chợ, tụ điểm giao lưu hàng hoá.
+ Đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ nông sản cho trang trại, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.
+ Khuyến khích tạo điều kiện và phát triển các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.
+ Gắn sản xuất với chế biến tạo thị trường tiêu thụ nông sản tại chỗ, xây dựng mối liên kết 4 nhà và thực hiện tốt QĐ 80/ TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ và khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa theo hợp đồng.
+ Giải quyết tốt vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất để trang trại có thể bán các sản phẩm vào thời điểm thuận lợi.
6.Khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng, đợc coi là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Theo chủ trương và lộ trình của Việt Nam, ngành nông nghiệp
đang cùng bộ, ngành liên quan tổ chức rà soát các chính sách hiện hành, kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh các chính sách theo hướng phù hợp hỗ trợ nông nghiệp thông qua nhóm chính sách hộp xanh ( đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, giống, khoa học công nghệ, đào tạo, khuyến nông...). như vậy, việc nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất phù hợp với quy định của WTO. Trong bối cảnh này, các giải pháp khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế trang trại huyện Gia Lâm cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Đầu tư nguồn vốn ngân sách cho phát triển công nghệ sinh học để đào tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có sản phẩm tốt, có chất lượng sản phẩm cao, tìm và áp dụng công nghệ mới trong canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, trước hết là các loại rau quả sản xuất trên các vùng chuyên canh.
- Khuyến nông cho các trang trại có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh của huyện. điều đó giúp các chủ trang trại lựa chọn đúng phương hướng sản xuất kinh doanh ngay từ đầu.
- Phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác, các hiệp hội trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp. đây là con đường ngắn nhất để nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ mới mà không cần có sự đầu tư lớn của Nhà nước.
- Huyện cử cán bộ có trình độ về quy hoạch giúp các trang trại quy hoạch xây dựng các mô hình kinh tế, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt
chẽ giữa các chủ trang trại với các cán bộ Phòng Kinh tế Kế hoạch và Phát triển nông thôn, trạm thú y, khuyến nông huyện, đảm bảo xử lý kịp