II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM
Chương 3: phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Gia Lâm
kinh tế trang trại huyện Gia Lâm
I./ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA HUYỆN GIA LÂM CỦA HUYỆN GIA LÂM
Căn cứ thông tư liên tịch số 62/ TTLB-BNN-TCTK ngày 20/5/2003 của bộ NN & PTNT và tổng cục thống kê hướng dẫn tiêu chí xác định KTTT. Thực hiện quyết định số 39/2006/ QĐUB ngày 04/4/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành ( quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT trên địa bàn thành phố Hà Nội ) Hướng dẫn số 01/ HDLS-NN-CTK ngày 24/4/2006 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội- cục thống kê:
1./ Trong thời gian tới để khuyến khích phát triển các trang trại mới, mặt khác đẩy mạnh hoạt động của các trang trại đã có cần rà soát, đánh giá và cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các chủ trang trại nếu có đủ điều kiện theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Qua đó có thể đảm bảo quyền lợi của các trang trại trên địa bàn cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của các trang trại đối với nhà nước.
2./ Mục tiêu : Trong thời gian tới có thể khuyến khích phát triển KTTT trên địa bàn huyện Gia Lâm phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn, tăng về quy mô và số lượng cũng như loại hình KTTT của thành phố thì HĐND- UBND huyện cũng cần tiếp tục có những quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, trong điểm theo vùng ( Nam Đuống, Bắc Đuống, cụm sông Hồng hoặc cụm trung tâm) phù
sản xuất nông nghiệp, tạo vùng phát triển kinh tế trang trại điển hình, tiêu biểu cho toàn huyện, bên cạnh đó phát triển đa dạng các loại hình trang trại trong đó ưu tiên trang trại chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Cụ thể:
+ Trong năm 2006-2007 rà soát, đánh giá lại các trang trại trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ gia đình, cá nhân nếu có đủ điều kiện theo hướng dẫn của thành phố.
+ Phấn đấu từ 2000 đến năm 2008 toàn huyện có khoảng 90 trang trại, đạt khoảng 150 trang trại vào năm 2010, trong đó trang trại chăn nuôi (chăn nuôi bò thịt, lợn nạc) và nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu, với trang trại trồng trọt chủ yếu là trang trại trồng cây ăn quả.
+ Tập trung phát triển trang trại theo vùng như:
Trang trại nuôi trồng thủy sản và kết hợp VAC: vùng nam Đuống: xã Phú Thị, Kim Sơn, Dương Quang, Lệ Chi. Vùng Bắc Đuống: xã Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu. Cụm trung tâm và các xã vùng sông Hồng như : Đông Dư
Trang trại chăn nuôi: chăn nuôi lợn nạc tại các xã Văn Đức. Đông Dư và thị trấn Trâu Quỳ, chăn nuôi bò thịt tại các xã Lệ Chi và Văn Đức, chăn nuôi bò sữa tại các xã Trung Màu và Phù Đổng.
Trang trại trồng trọt:
Chủ yếu là trang trại trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, trong đó trang trại trồng cây ăn quả , hoa cây cảnh ở thị trấn Trâu Quỳ…
II./ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA HUYỆN GIA LÂM KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA HUYỆN GIA LÂM