LAO ĐỘNG CỦA TRANG TRẠ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội (Trang 32 - 34)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM

2.4/LAO ĐỘNG CỦA TRANG TRẠ

16 Tạ Ngọc Dân Trung Mầu 48 Sơ cấp TT+CN

2.4/LAO ĐỘNG CỦA TRANG TRẠ

Lao động của trang trại chủ yếu là tận dụng lao động của gia đình và lao động thuê ngoài, số lao động thường xuyên của một trang trại trung bình 2,8 người, một số trang trại có số lao động thường xuyên lên tới 15-20 người như trang trại của ông Nguyên Văn Khánh- thị trấn Châu Quỳ, trang trại của ông Vũ Lương Đình Xuyến. Tiền công bình quân 1 tháng của 1 lao động thường xuyên dao động ở mức 500-700 nghìn đồng

Số ngày công lao động thuê ngoài của các trang trại điều tra bình quân đạt được 110 ngày/năm với mức tiền công bình quân 1 ngày 18000-22000đ/ngày..

Các chủ trang trại thành phần chủ yếu là nông dân chiếm tới 63% số còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ đã nghỉ hưu. hầu hết các chủ trang trại đều chưa qua đào tạo qua công tác quản lý, số chủ trang trại được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp( trong tổng số 37 chủ trang trại có 5 người có trình độ đại học( 13,5%), 5 người trình độ trung cấp (13,5%) còn lại là những người chưa được đào tạo hoặc mới chỉ qua các lớp tập huấn.

Bảng 6 : Lao động của trang trại huyện Gia Lâm năm 2005 Lao động của trang

trại Đơn vị Tổng số Chia ra TT hàng năm TT lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thuỷ sản TT tổng hợp 1. Lao động của hộ chủ trang trại Người 117 4 25 45 0 33 10 2. Lao động thuê ngoài thường xuyên

Người 108 5 24 15 0 26 38

3.Lao động thuê ngoài thời vụ

Người 53 10 13 0 0 25 5

Nguồn số liệu điều tra

Nhìn chung lao động của trang trại ở huyện Gia Lâm là rất lớn. Các trang trại sử dụng khá nhiều lao động làm thêm. Điều này xuất phát từ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của trang trại. Mặt khác nó cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm. Số lao động thuê ngoài thường xuyên và thời vụ tập trung nhiều ở một số trang trại quy mô sản xuất lớn, lao động thuê ngoài hầu hết là thủ công. Quan hệ chủ trang trại với lao động thuê hầu hết là người họ hàng và người quen, rất ít trang trại thuê lao động có văn bản hợp đồng, chủ yếu là thoả thuận bằng miệng. Phương thức tính trả công lao động của các mô hình rất đa dạng, tuy nhiên có thể quy về 2 dạng:

- Trả công theo thời gian là hình thức trả công chủ yếu cho lao động thuê thường xuyên làm công việc chăm sóc và phục vụ dịch vụ. Lao động hưởng tiền công theo tháng ở các trang trại ở mức dao động từ 400-650 nghìn đồng/ tháng

- Trả công theo khối lượng công việc giao khoán là hình thức áp dụng phổ biến ở các trang trại để trả công cho lao động thuê theo thời vụ.

3./ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÁC TRANG TRẠI Ở HUYỆN GIA L ÂM

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội (Trang 32 - 34)